Bài mới: Giới thiệu bài:

Một phần của tài liệu Bai 1 Dac diem cua co the song (Trang 26 - 27)

II. Đồ dùng dạy học:

3. Bài mới: Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thân

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- Xác định vị trí thân cây so với mặt đất?

- Hình dạng thân? - GV treo tranh H 13.1

- Yêu cầu HS đặt 1 cây hoặc 1 cành có đủ chồi ngọn, lá, cành lên bàn

- Hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới. Để trả lời câu hỏi: Những điểm giống nhau giữa thân và cành, GV cho HS quan sát cành trên cây và dựa vào: + Vị trí

+ Đặc điểm + Chức năng .

- GV dùng tranh tiểu kết phần: Các bộ phận của thân.

- GV treo tranh H 13.2, yêu cầu HS quan sát vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ, thảo luận nhóm, nội dung:

+ Sự giống và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá?

+ Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành các bộ phận nào của cây?

- Phát kính lúp, kim mũi mác cho HS. Hướng dẫn HS tách chồi nách dùng kính lúp quan sát

- GV giáo dục HS không bẻ cành, ngắt ngọn.

- Vị trí thân: thường trên mặt đất - Hình dạng: thường có hình trụ. - HS trả lời các câu hỏi ở  SGK.

Yêu cầu nêu được: Thân chính có hình trụ. Trên thân có các thân phụ là các cành. Đỉnh thân chính và cành có chồi ngọn. Dọc thân và cành có lá, ở kẽ lá là chồi nách.

Thân và cành đều gồm những bộ phận giống nhau nên cành còn gọi là thân phụ. Thân mọc đứng, do chồi ngọn phát triển thành. Cành mọc xiên, do chồi nách phát triển thành.

- Vài HS cầm vật mẫu chỉ các bộ phận của thân cây, các bạn khác bổ sung.

* HS hoạt động nhóm:

- HS mang 1 cây có cành mang lá và cành mang hoa ra quan sát đối chiếu với tranh H 13.2, thảo luận 2 câu hỏi SGK

- Đại diện nhóm trình bày, yêu cầu nêu được:

+ Giống: đều có mầm lá bao bọc

+ Khác: Trong chồi lá là mô phân sinh sẽ phát triển thành cành mang lá; còn chồi hoa là mầm hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa

- Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. - HS lên chỉ trên tranh chồi lá, chồi hoa. Tiểu kết: Thân cây gồm: - Thân chính: hình trụ

- Cành (thân phụ)

- Chồi ngọn: ở đỉnh thân và cành - Chồi nách: ở nách lá, gồm:

+ Chồi hoa: phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa

+ Chồi lá: phát triển thành cành mang lá

Hoạt động 2:Các loại thân

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật mang theo xem thân của chúng như thế nào? - Treo bảng phụ theo mẫu  ở SGK - GV: Gợi mở để HS phân biệt các loại thân dựa vào các đặc điểm: Vị trí, độ cứng, mềm, sự phân cành của thân, thân đứng độc lập hay bám.

- Nhận xét, đánh giá, ghi điểm

=>Giáo dục HS biết cách chăm sóc cây

đối chiếu với tranh

- Đọc thông tin  ở mục 2 SGK

- HS làm bài tập (bảng) vào vở bài tập dựa theo mẫu vật mang theo

- HS lên bảng hoàn thiện bảng phụ - Nhận xét, bổ sung rút ra kết luận

Tiểu kết: Thân có 3 loại:

- Thân đứng: + Thân gỗ: cứng, cao, có cành (bạch đàn) + Thân cột: cứng, cao, không cành (cau, dừa) + Thân cỏ: mềm, yếu, thấp (lúa, ngô)

- Thân leo: + Leo bằng thân quấn (mồng tơi, đậu tây) + Leo bằng tua cuốn (đậu hà lan)

- Thân bò: Mềm yếu, bò lan sát đất (rau má)

Một phần của tài liệu Bai 1 Dac diem cua co the song (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w