Và thang điểm:

Một phần của tài liệu Bai 1 Dac diem cua co the song (Trang 39 - 43)

A/ Phần trắc nghiệm: (4đ) Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng

1/ Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?

a. Ở phần ngọn của cây. b. Ở các phần non có màu xanh của cây. c. Ở mô phân sinh d. Ở tất cả các bộ phận của cây

2/ Trong những nhóm cây sau, nhóm cây nào gồm toàn những cây có rễ cọc:

a.. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây lúa. b. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng. c. Cây táo, cây cà chua, cây hành, cây cải. d. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô.

3/ Miền nào của rễ có chức năng làm cho rễ dài ra là:

a. Miền trưởng thành b. Miền sinh trưởng c. Miền hút d. Miền chóp rễ

4/ Ở thân cây mạch gỗ làm nhiệm vụ:

a. Vận chuyển nước và muối khoáng b. Vận chuyển chất hữu cơ.

c. Giúp thân cây to ra d. Giúp cây dài ra.

5/ Sự sắp xếp bó mạch ở cấu tạo trong của thân non:

a. Mạch rây chồng lên mạch gỗ b. Mạch rây xen kẽ mạch gỗ.

c. Mạch rây ở trong, mạch gỗ ở ngoài. d. Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong.

6/ Trong quá trình phân bào thành phần của tế bào phân chia đầu tiên là:

a. Nhân b. Màng c. Chất tế bào d. Màng sinh chất

7/ Tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ phân chia làm:

a. Rễ dài ra b. Rễ to ra c. Thân dài ra d. Thân to ra.

8/ Nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năngriêng gọi là: riêng gọi là:

a. Cơ thể b. Mô c. Bộ phận d. Cơ quan.

B/ Phần tự luận: (6đ)

Câu 1: Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây? (2đ)

Câu 2: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ? (2,5đ)

Câu 3: Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, trụ cầu ...? Tại sao? (1,5đ)

Câu Nội dung trả lời Điểm P1

C1

C2

C3

A/ Phần trắc nghiệm:( 4đ). Mỗi câu đúng 0,5 đ.1.a ; 2.b ; 3.b ; 4.a ; 5.d ; 6.c ; 7.d ; 8.b. 1.a ; 2.b ; 3.b ; 4.a ; 5.d ; 6.c ; 7.d ; 8.b.

B/ Phần tự luận: (6đ)

- Miền hút của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

- Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua thịt vỏ tới mạch gỗ của rễ đi lên các bộ phận của cây

Lập Bảng so sánh

a. Giống nhau: Đều cấu tạo gồm 2 phần; Vỏ và trụ giữa...b. Khác nhau: b. Khác nhau:

Cấu tạo miền hút của rễ Cấu tạo trong của thân non

Biểu bì, có lông hút Vỏ

Thịt vỏ, không chứa diệp lục MR Bó mạch xếp x kẽ Trụ giữa MG Ruột Biểu bì Vỏ Thịt vỏ, có chứa diệp lục Bó mạch Trụ giữa Ruột MR(ở ngoài) Bó mạch MG(ở trong)

Người ta thường chọn phần Ròng của gỗ để làm nhà, trụ cầu… Vì: Phần gỗ này tế bào rắn chắc, ít bị mối mọt

4,0 0,5 1,5 1,0 1,5 0,5 1,0 V. Tổ chức kiểm tra: 1.Tổ chức: Sĩ số 6B: 6C:

2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS

3. Tiến hành:

- Phát đề

- HS làm bài trên giấy - Giám sát HS làm bài - Thu bài

4. Nhận xét giờ kiểm tra: - 6B : - 6C : - 6C :

5. Hướng dẫn: Làm lại bài

Chuẩn bị một số mẫu lá cho giờ sau

---

Ngày soạn : 15/ 10/ 2015

Ngày giảng: 6B: 6C:

Tuần 11 . Chương IV: LÁ

Tiết 21. ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ I. Mục tiêu bài học:

*KT: -Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống và phiến lá.

- Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.

* KN: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát. Thu thập về các dạng và kiểu phân bố lá.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi thảo luận nhóm. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến.

* TĐ: GD ý thức bảo vệ thực vật.

II. Đồ dùng dạy học:

* GV: - Sưu tầm cành của 1 hoặc 2 cây có lá mọc vòng - Sưu tầm 1 cành có lá đơn và 1 cành có lá kép

* HS: - Từng nhóm HS sưu tầm một số cành và lá khác nhau - Kẻ trước vào vở bài tập bảng có trong SGK

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định: Sĩ số 6B: 6C:

2. Kiểm tra:3. Bài mới: 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Đặc điểm bên ngoài của lá

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV kiểm tra mẫu vật của HS

- GV cho một số HS nêu các bộ phận của lá ?

- Giới thiệu một số thực vật có bẹ lá: cau, chuối

- Yêu cầu HS quan sát phần phiến lá của tất cả các loại lá, nhận xét về hình dáng, kích thước, màu sắc, diện tích bề mặt của phần phiến lá so với phần cuống ?

- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở mục I SGK ?

- Để quan sát gân lá, yêu cầu HS lật mặt dưới của lá sẽ thấy rõ gân lá. Đối chiếu với hình 19.3 để phân biệt được đủ 3 kiểu gân lá

- GV bổ sung, C/m cho HS rõ các kiểu

- 2 HS lên bảng chỉ các bộ phận của lá trên 1 lá thật, kết hợp với hình 19.1 và phân biệt các bộ phận chính của lá

- Lá gồm có cuống và phiến lá, trên phiến có nhiều gân

a) Phiến lá:

- HS theo nhóm nhỏ 4 em / nhóm. Đặt hết mẫu vật lên bàn, quan sát rút ra nhận xét.

Yêu cầu nêu được:

Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng.

b) Gân lá:

- HS lật mặt dưới của lá quan sát, đối chiếu với hình 19.3, phân biệt 3 kiểu gân lá.

- HS tìm 3 loại lá có kiểu gân khác nhau.

gân lá: Xé 1 số lá điển hình….

- GV cho HS quan sát hình 19.4 và vật thật

- Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn, lá hoa hồng thuộc loại lá kép?

- Yêu cầu HS đưa ra những lá đã chọn của mỗi nhóm để nhận xét lẫn nhau - GV chỉnh sửa nếu phân loại sai.

Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song, gân hình cung.

c) Lá đơn và lá kép:

- HS đọc thông tin  để nhận biết và phân biệt lá đơn, lá kép

- Dấu hiệu phân biệt:

+ Sự phân nhánh của cuống chính. + Thời điểm rụng của cuống và phiến lá

* TL: Có hai nhóm lá chính:

- Lá đơn: Mỗi cuống chỉ mang 1 phiến. VD: Mồng tơi, na, mít...

- Lá kép: Có cuống chính phân ra nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến (lá chét).

VD: Lá hoa hồng, phượng, nhãn....

Hoạt động 2: Các kiểu xếp lá trên thân và cành.

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV yêu cầu HS thực hiện lệnh . Quan sát 3 loại cành có kiểu xếp lá khác nhau, tìm thông tin để tự ghi vào bảng trong vở đã kẻ sẵn.

- Nhận xét cách bố trí của các lá ở mấu thân trên so với các lá ở mấu thân dưới?

- GV sửa chữa và chốt kiến thức.

- HS quan sát hình 19.5 và vật mẫu về các kiểu xếp lá trên thân, cành điền vào bảng trang 63 đã kẻ sẵn ở vở bài tập. - HS sửa cho nhau kết quả điền bảng - HS cầm mẫu vật lên quan sát, nhận xét.

- Thảo luận toàn lớp trao đổi 2 câu hỏi SGK

Tiểu kết:- Có ba kiểu xếp lá trên cây:

+ Mọc cách: Lá đậu, bưởi, mít… + Mọc đối: Lá ổi, chó đẻ…

+ Mọc vòng: lá trúc đào, lá sữa…

- Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng

4. Củng cố - Kiểm tra đánh giá:

- Cho HS đọc phần kết luận SGK - Học sinh trả lời câu hỏi SGK.

5. Dặn dò:

- Làm bài tập SGK, ép mẫu lá khô

Ngày soạn : 15/ 10/ 2015Ngày giảng: 6B: 6C: Ngày giảng: 6B: 6C:

Một phần của tài liệu Bai 1 Dac diem cua co the song (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w