II. Đồ dùng dạy học:
2. Kiểm tra : Trình bày cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non? So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ?
- So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tầng phát sinh
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV treo tranh 15.1, 16.1,
- GV tóm tắt: ….thân non còn có 2 bộ phận là: Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. - GV cho HS nêu dự đoán bộ phận nào làm thân cây to ra?
- GV tiếp tục cho HS thảo luận phần lệnh
SGK.
- Cho HS lấy phần mẫu vật đã chuẩn bị đặt lên bàn, hướng dẫn các em dùng dao
- HS quan sát tranh chỉ ra điểm khác nhau về cấu tạo trong của thân non và thân trưởng thành.
- HS nêu dự đoán
- Đọc nội dung SGK, các nhóm thảo luận phần
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung rút ra ra kết luận
khẽ cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh ( đó là tầng sinh vỏ ). Dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ, tách khẽ lớp vỏ này ra, lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt ( đó là tầng sinh trụ ) - GV: Khi bóc vỏ cây, mạch rây đã bị bóc theo vỏ
- Cho HS xem phim sự to ra của thân. - GV nhận xét, tổng kết.
- Tự thực hiện tách các phần tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (làm theo nhóm). HS lên chỉ trên mẫu vật 2 tầng phát sinh. - HS lĩnh hội kiến thức.
- HS xem phim sự to ra của thân. - HS kiểm tra lại dự đoán nào là đúng.
Tiểu kết:Tầng phát sinh gồm:tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ.
- Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
- Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Hoạt động 2: Vòng gỗ hàng năm
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV yêu cầu HS quan sát tranh H 16.2 và H16.3 SGK.Hỏi:
+ Vì sao lại có vòng gỗ hằng năm như vậy
+ Việc xác định vòng gỗ hằng năm đối với cây lâu năm có ý nghĩa gì?
+ Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào? (lưu ý vòng xẫm và sáng)
- HS quan sát tranh và đọc phần SGK, trả lời.
- HS đếm số vòng gỗ hằng năm
- HS nêu ra ý kiến và giải thích cách xác định vòng gỗ hàng năm
Tiểu kết: - Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây
Hoạt động 3: Dác và ròng
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV treo tranh hình 16.2, yêu cầu HS quan sát và đọc phần SGK. (slay 15) - Yêu cầu HS chú thích các số 1, 2, 3 trên hình vẽ và chỉ trên mẫu vật.
- GV hỏi:
+ Tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng?
+ Những lợi ích của thân gỗ lâu năm? + Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
- Liên hệ thực tế về việc sử dụng gỗ trong xây dựng, làm trụ cầu, tà vẹt, giáo dục ý thức bảo vệ rừng, cây rừng.
- HS quan sát tranh vẽ, mẫu vật; đọc nội dung SGK
- HS lên chú thích vào hình vẽ
- Xác định Dác và Ròng trên mẫu vật - HS trả lời:
+ Sự khác nhau cơ bản giữa Dác và Ròng
- HS liên hệ thực tế trả lời.
Tiểu kết: Các cây gỗ lâu năm thường có dác và ròng - Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài
- Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc, nằm phía trong.
- Cho HS đọc phần kết luận SGK - Trả lời các câu hỏi ở SGK
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi ở SGK - Chuẩn bị thí nghiệm cho bài sau, mỗi nhóm:
+ Hai lọ thuỷ tinh, 1 lọ chứa nước có pha một ít mực xanh, 1 lọ đựng nước trắng
+ Hai cành huệ trắng mỗi cành cắm vào mỗi lọ trước khi đi học 3 giờ
- Quan sát thân những cây bị bóc một phần, một khoanh vỏ, những cây bị dây thép buộc ngang --- Ký duyệt Ngày soạn : 10/ 10/ 2015 Ngày giảng: 6B: 6C: Tuần 9
Tiết 17 .VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN I. Mục tiêu:
KT: - HS biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
KN: - HS biết làm thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng của thân.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK. giải quyết vấn đề, giải thích các hiện tượng thực tế.
TĐ: - Ý thức bảo vệ TV qua sự chăm sóc cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Làm trước TN cắm hoa vào nước có màu (Hoa hồng trắng, hoa huệ trắng) - Tranh phóng to 17.1, 17.2
- Kính lúp, kéo, giấy thấm
- Chuẩn bị 1 số cành dâm bụt, dâu tằm HS: - Làm trước thí nghiệm hình 17.1
- Quan sát những thân cây bị bóc một phần hoặc một khoanh vỏ, những thân cây có dây thép buột ngang.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Sĩ số 6B 6C
2. Kiểm tra:
- Cây gỗ to ra do đâu? Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào? - Cấu tạo và chức năng của mạch rây, mạch gỗ của thân non?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, yêu cầu các nhóm báo cáo tình hình chuẩn bị thí nghiệm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan
- GV cho các nhóm mang thí nghiệm đã làm sẵn để lên bàn. Treo tranh hình 17.1
- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm đã tiến hành trên cành mang hoa và lá
=> Hai t/n trên đều chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân: Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ qua thân lên .
- GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành, dùng kính lúp quan sát sự nhuộm màu
- Qua kết quả thí nghiệm, nhận xét nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?
a/ Thí nghiệm: (SGK )
- HS cử đại diện nhóm lên trình bày các bước tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm
-
- HS tiến hành cắt và quan sát dưới kính lúp những bó mạch bị nhuộm màu, rút ra kết luận.
- Cử đại diện nhóm trả lời (mạch gỗ)
b/ Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
Hoạt động 2: Vận chuyển chất hữu cơ
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV treo hình 17.2, hướng dẫn HS quan sát - GV bổ sung thêm: Khi bóc vỏ là bóc luôn cả mạch rây. Vì vậy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại mép trên lâu ngày làm mép này phình to.
- Trong thực tế có những thân cây bị bóc 1 phần hoặc 1 khoanh vỏ, những thân cây bị dây thép buộc ngang thì phía trên đều phình to => giáo dục bảo vệ cây cối, không bóc vỏ cây
- Nhận xét chức năng của mạch rây?
- GV: Để nhân giống nhanh cây ăn quả: Cam, bưởi, nhãn, vải, hồng xiêm ... người ta thường làm gì?
- Hướng dẫn thêm HS kĩ thuật chiết cành.
a/ Thí nghiệm: ( SGK )
- HS đọc SGK và xem hình 17.2, trả lời các câu hỏi phần thảo luận SGK vào vở bài tập.
- Vài HS trả lời các câu hỏi HS: liên hệ thực tế ?
- Rút ra kết luận: Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.
- HS đọc phần kết luận SGK
b/ Kết luận: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
- Trình bày thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan? Rút ra kết luận?
- Mạch rây có chức năng gì? - Làm bài tập trang 56- SGK - GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm
5. Dặn dò:
- Mỗi nhóm chuẩn bị vật mẫu: Củ su hào, khoai tây, củ riềng, củ dong, cây xương rồng
- Kẻ bảng trang 59 vào vở bài tập.
---
Ngày soạn : 10/ 10/ 2015
Tiết 18 . BIẾN DẠNG CỦA THÂN I. Mục tiêu:
* KT: - HS nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng
* KN: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, quan sát, so sánh, đối chiếu, trình bày * GD: HS hiểu được giá trị của chất dự trữ của thân rất cần thiết cho đời sống con người: (Làm thức ăn, chăn nuôi, chữa bệnh...)
II. Phương tiện dạy học:
* GV: - Tranh phóng to hình 18.1, 18.2 SGK - Vật mẫu: Một số loại thân biến dạng - Bảng phụ ghi bảng SGK trang 59
* HS: - Các nhóm chuẩn bị vật mẫu như: Củ su hào có đủ lá rễ, củ riềng, củ dong, củ nghệ, củ gừng, củ khoai tây có mọc chồi, cây xương rồng.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Sĩ số 6B 6C
2. Kiểm tra:
- Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và MK hoà tan? - Mạch rây có chức năng gì? Thí nghiệm chứng minh?