Có thể quan sát trực tiếp ngoài trời hoặc chuẩn bị mẫu vật khi thời tiết xấu
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: SS 6B: 6C:
2. Kiểm tra:3. Bài mới: 3. Bài mới:
Hoạt động I. Quan sát các nhóm thực vật.1. TẢO. Quan sát tảo 1. TẢO. Quan sát tảo
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
Yêu cầu HS quan sát:
Màu sắc, hình dạng của tảo nước ngọt? Môi trường sống ?
Rút ra kết luận ?
Quan sát tảo xoắn (Tảo nước ngọt) - Có màu lục
- Cơ thể (Tảo xoắn) là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật
Sống trong nước ngọt.
* Kết luận: - Tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo đơn giản, có diệp lục chưa có rễ, thân, lá
2. RÊU . Quan sát cây rêu
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
Yêu cầu HS quan sát:
Màu sắc, hình dạng, cấu tạo của cây rêu ? Quan sát túi bào tử ?
Môi trường sống ? Rút ra kết luận ?
Quan sát cây rêu * Kết luận:
- Có màu xanh lục
- Thân ngắn, không phân cành - Lá nhỏ, mỏng
- Rễ giả có khả năng hút nước - Túi bào tử nằm ở ngọn cây
3.QUYẾT – Quan sát cây dương xỉ
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
Yêu cầu HS quan sát:
Màu sắc, hình dạng, cấu tạo của cây dương xỉ ? Quan sát túi bào tử ?
Môi trường sống ?
Quan sát một số loài khác? Rút ra kết luận ?
Quan sát cây dương xỉ ?( Một số cây khác: Rau bợ, lông cu li…)
* Kết luận:
- Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn - Thân ngầm, hình trụ
- Rễ thật
- Túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá - Sống ở trên đồi, trong rừng
4. HẠT TRẦN – Quan sát cây thông
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
Yêu cầu HS quan sát:
- Màu sắc, hình dạng, cấu tạo của
cây thông ?
- Môi trường sống ?
- Quan sát nón ?
Quan sát cây thông ? * Kết luận:
- Thân cành màu nâu xù xì (Cành có vết sẹo khi lá rụng để lại)
- Lá: Nhỏ hình kim mọc từ 2 chiếc trên một cành con rất ngắn
- Rễ to, khoẻ, đâm sâu
->Rút ra kết luận ? a/ Nón đực: nhỏ, mọc thành cụm. Cấu tạo gồm: Trục nón, vảy (nhị) mang túi phấn chứa các hạt phấn
b/ Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ.
Cấu tạo gồm: Trục nón, vảy (lá noãn), noãn
5. HẠT KÍN - Quan sát 1 số cây có hoa
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
Yêu cầu HS quan sát:
- Màu sắc, hình dạng, cấu tạo của
cây cải, cây ké gai… ?
- Môi trường sống ?
- Quan sát hoa, quả ?
->Rút ra kết luận ?
Quan sát cây cải, cây ké gai…? * Kết luận:
a/ Cơ quan sinh dưỡng: Thân : Thân gỗ hoặc thân cỏ
Lá: Lá đơn, lá kép (Hình mạng, song song, hình cung)
Rễ: Rễ cọc, rễ chùm b/ Cơ quan sinh sản:
Hoa: Mọc đơn độc hoặc thành cụm Đài: Màu xanh
Tràng: Màu sắc sặc sỡ, cánh rời hoặc cánh dính
Nhị: Có chỉ nhị
Nhuỵ: Có bầu chứa noãn
- Có hoa, quả, hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt. Hoa, quả có nhiều dạng khác nhau
- Môi trường sống đa dang
Hoạt động 2. Viết báo cáo thu hoạch.
Hướng dẫn HS viết thu hoạch – chấm lấy điểm thực hành 15’
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
- Nhận xét giờ thực hành. - Thu bài thu hoạch.
5. Dặn dò: Chuẩn bị giờ học sau
---
Ngày soạn : 15 / 3/ 2016
Ngày giảng: 6B: 6C:
CHƯƠNG IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Tiết 56. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU I. Mục tiêu:
* KT: Giải thích được vì sao thực vật, nhất là thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
* KN: - Kĩ năng đề xuất và giải quyết vấn đề. - Tìm kiếm và xử lí thông tin
* TĐ: - Xác định ý thức bảo vệ thực vật thể hiện bằng các hành động cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh sơ đồ trao đổi khí (Hình 46.1 SGK phóng to) - Sưu tầm một số tin+ ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: SS 6B: 6C:
1. Kiểm tra:2. Bài mới: 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí được ổn định
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV cho HS quan sát tranh vẽ (46.1) chú ý mũi tên chỉ khí CO2 và O2
+ H: Việc điều hoà lượng khí CO2 và O2 đã được thực hiện như thế nào?
+ H: Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra?
+ H: Nhờ đâu mà hàm lượng khí CO2
và O2 trong không khí được ổn định?
- HS quan sát tranh vẽ và trả lời 2 câu hỏi
+ Lượng O2 sinh ra trong quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp của thực vật, động vật. Ngược lại khí CO2 thải ra trong quá trình hô hấp và đốt cháy được thực vật sử dụng trong quang hợp.
+ Lượng CO2 tăng, lượng O2 giảm, sinh vật không tồn tại được.
- HS thảo luận và rút ra kết luận
Tiểu kết: - Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí CO2 và nhả ra khí O2
nên đã góp phần cân bằng các khí này trong không khí
Hoạt động 2:Thực vật giúp điều hoà khí hậu
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
+ H: Tại sao trong rừng rậm mát còn ở bãi trống nóng và nắng gắt? (Trong rừng tán lá rậm râm mát còn bãi trống không có điểm này)
+ H: Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng ẩm, gió yếu? (Trong rừng cây thoát hơi nước và cản giórừng ẩm và gió yếu, còn bãi trống thì ngược lại)
+ H: Nguyên nhân nào khiến khí hậu giữa 2 nơi A và B khác nhau? (Sự có mặt của thực vật đã ảnh hưởng đến khí hậu khác nhau 2 nơi A và B, mặc dù 2 nơi này ở trong cùng 1 vùng địa lý) + H: Rút ra được kết luận gì?
- HS đọc thông tin và bảng so sánh => thảo luận
- Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung
- HS: Tự làm bài tập rút ra kết luận thấy được:
+ Lượng mưa cao hơn nơi có rừng
Tiểu kết: Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu tăng lượng mưa của khu vực
Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
+ H: Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu?
(là do hoạt động sống của con người: nung vôi, đốt than, đốt là gạch, khói
- HS lấy VD về hiện tượng ô nhiễm môi trường
nhà máy xi măng)
- GV từ đó HS suy nghĩ xem có thể dùng biện pháp sinh học nào làm giảm bớt ô nhiễm môi trường?
- GV: TV góp phần điều hòa khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần bảo vệ TV, trồng cây ở vườn nhà, vườn trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, tham gia tích cực vào SXNN để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm nông nghiệp, góp phần làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí, giữ ổn định hàm lượng khí cacboonic và ôxi trong không khí.
- HS đọc thông tin thấy được cần trồng nhiều cây xanh
* Liên hệ bản thân: Trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường sống của sinh vật, đặc biệt là TV.
Tiểu kết: Lá cây ngăn bụi và khí độc, cản gió, một số cây tiết chất diệt vi khuẩn làm giảm ô nhiễm môi trường.
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
- Cho HS đọc phần kết luận đóng khung trong bài và khuyến khích các em đọc "Em có biết"
- Trả lời các câu hỏi ở SGK
5. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt, hạn hán ---
Ký duyệt
Ngày soạn : 15 / 3/ 2016
Ngày giảng: 6B: 6C:
Tiết 57. Bài 47: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC I. Mục tiêu :
* KT: Giải thích được nguyên nhân gây ra của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (Như xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ nguồn nước.
* KN: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, trình bày ý kiến
* TĐ: - HS có ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Liên lệ bản thân về việc bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Tranh vẽ theo hình 47.1 SGK
- Một số ảnh chụp về nạn xói mòn trên các đồi trọc , xói lở bờ sông, bờ biển, nạn ngập lụt.
III. Tiến trình dạy học:
2. Kiểm tra:
- Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà lượng khí O2 và khí CO2 trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì?
- Tại sao người ta lại nói: "Rừng cây như một lá phổi xanh của con người" * Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Thực vật giúp giữ đất chống xói mòn
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV cho HS quan sát tranh (47.1) (Chú ý vận tốc nước mưa)=>Suy nghĩ trả lời câu hỏi
+ H: Vì sao khi mưa lượng chảy ở 2 nơi khác nhau?
+ H: Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa? Giải thích tại sao?
- GV bổ sung hoàn chỉnh kiến thức
- GV cung cấp thêm thông tin về hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển
+ H: Không có cây ở ven bờ sông, bờ biển thì hiện tượng gì sẽ xảy ra sau cơn mưa lớn?
- HS: Làm việc độc lập: quan sát tranh đọc thông tin đầu mụctrả lời câu hỏi + Lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng yếu hơn vì có tán lá giữ nước lại một phần.
+ Đồi trọc khi mưa: Đất bị xói mòn vì không có cây cản bớt tốc độ nước chảy và giữ đất.
- HS tự bổ sung kiến thức và rút ra kết luận về vai trò của thực vật
Tiểu kết: - Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất
Hoạt động 2: Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
+ H: Nếu đất bị xói mòn ở vùng đồi trọc thì điều gì sẽ xảy ra tiếp đó? (Nạn lụt ở vùng thấp, hạn hán tại chỗ)
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 vấn đề + H: Kể một số địa phương bị ngập úng và hạn hán ở Việt Nam?
+ H: Tại sao có hiện tượng ngập úng và hạn hán ở nhiều nơi?
- HS nghiên cứu trả lời câu hỏi
- HS thảo luận nguyên nhân hiện tượng ngập úng và hạn hán
Tiểu kết: - Nhờ có TV mà hạn chế được dòng chảy từ rừng núi xuống sông, suối do đó lượng nước đầu nguồn được giữ lại, đồng thời tránh gây lũ lụt vì thế thực vật đã góp phần hạn chế lũ lụt hạn hán
Hoạt động 3: Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tự rút ra vai trò bảo vệ nguồn nước của thực vật?
+ H: Rừng có vai trò quan trọng như thế nào đối với nguồn nước ngầm?
- GV: TV giúp giữ đất, chống xói mòn, hạn chế ngập lụt, hạn hán, giữ và điều hòa nước vì có tầng thảm mục cần có ý thức bảo vệ TV, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
* Liên hệ bản thân: Trồng và bảo về cây xanh.
Tiểu kết: - Nhờ có TV mà nước mưa được giữ lại trong đất và góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm, tránh hạn hán
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
- Cho HS phát biểu thu nhận được gì qua tiết học (Về vai trò của thực vật và trách nhiệm của con người phải làm gì để hạn chế những thiên tai xảy ra)
- Cho HS đọc phần kết luận ở SGK - Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời các câu hỏi ở SGK - Đọc: "Em có biết"
- Sưu tầm tranh ảnh về nội dung thực vật là: + Thức ăn động vật
+ Nơi sống của động vật
Ngày soạn : 20/3/ 2016
Ngày giảng: 6B: 6C:
Tiết 58. Bài 48.
VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬTVÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI I. Mục tiêu :
-Nêu được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
- Từ đó thấy được vai trò gián tiếp của TV trong việc cung cấp thức ăn cho con người thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn: TV t/ă ĐV t/ă Con người
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, tìm kiếm thông tin trong thảo luận nhóm. - Kĩ năng phân tích, kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến.
- Có ý thức bảo vệ cây trồng, tham gia tích cực vào SXNN để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm trong nông nghiệp.