Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong bài)

Một phần của tài liệu Bai 1 Dac diem cua co the song (Trang 65 - 66)

V. Kết thúc bài học 1 Củng cố.

2. Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong bài)

3. Bài mới:

Hoạt động 1 :Thảo luận điền bảng ôn tập.

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

GV chia lớp thành 5 nhóm, đại diện nhóm lên bốc thăm, trình bày bảng ôn tập của nhóm mình. Cụ thể :

- Thăm 1: Bảng 1 – Chương tế bào thực vật

- Thăm 2: Bảng 2 – Chương rễ - Thăm 3: Bảng 3 – Chương thân - Thăm 4: Bảng 4 – Chương lá - Thăm 5: Bảng 5 – Chương hoa

Các nhóm phải trình bày kết quả trên bảng lớp.

GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.

- HS các nhóm tiến hành  Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả  nhóm khác bổ sung . Bảng 1: Tế bào thực vật Cấp độ tổ chức Đặc điểm đặc trưng Cấu tạo Tính chất

Tế bào - Gồm: vách tế bào, màng sinh chất,chất tế bào, nhân, không bào - Sự lớn lên - Sự phân chia của tế bào

- Là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau; cùng thực hiện một chức năng riêng .

- Tham gia cấu tạo nên các cơ quan

Bảng 2: Rễ

Chương Đặc điểm cấu tạo Chức năng SL Liên hệ thực tế

RỄ

a/ Các loại rễ: rễ cọc, rễ chùm, rễ biến dạng (rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút)

b/ Các miền của rễ: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ

* Cấu tạo miền hút: gồm

- Vỏ: biểu bì có lông hút và thịt vỏ - Trụ giữa: gồm bó mạch (mạch rây xen kẽ mạch gỗ) và ruột - Miền hút quan trọng nhất, lông hút hút nước và muối khoáng hoà tan - Cây xoài - Cây lúa - Cải củ, trầu không, bần, tầm gửi - Bèo tấm không có lông hút, hút nước và muối khoáng qua bề mặt tế bào của rễ. Bảng 3: Thân

Chương Đặc điểm cấu tạo Chức năng SL Liên hệ thực tế

THÂN

a/ Các loại thân:

- Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ

- Thân leo: bằng thân quấn, tua cuốn - Thân bò

- Thân biến dạng: thân củ, thân rễ,

- Thân cây dài ra chủ yếu do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ngọn (TN sgk)

- Xác định các loại thân cây ở vườn cây - Ngắt ngọn cây - Cột thân cây - Chiết cành cây

thân mọng nước.

b/ Cấu tạo ngoài: gồm thân chính, thân phụ (cành), chồi ngọn và chồi nách.

c/ Cấu tạo trong: gồm: - Vỏ: biểu bì và thịt vỏ

- Trụ giữa: bó mạch (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột

- Thân to ra do sự phân chia các tế bào của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

Bảng 4: Lá

Chương Đặc điểm cấu tạo Chức năng sinh

Liên hệ thực tế a/ Các loại lá ? Ví dụ ? b/ Các phần của lá: c/ Các kiểu xếp lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng

d/ Cấu tạo trong của phiến lá:

- Biểu bì: biểu bì trên và biểu bì dưới - Thịt lá - Gân lá: gồm mạch rây và mạch gỗ - Quang hợp (SGK/72) - Hô hấp (SGK/78)

- Thoát hơi nước và trao đổi khí (SGK/80) t0 = 250 – 300 quang hợp và hô hấp hoạt động tốt. Bảng 5: Hoa

Chương Đặc điểm cấu tạo Chức năng sinh

Liên hệ thực tế

HOA

a/ Các loại hoa: - Đơn tính - Lưỡng tính b/ Các bộ phận: cuống  đế  đài  tràng (cánh)  nhị và nhuỵ c/ Sắp xếp: - Mọc đơn độc - Mọc thành cụm d/ Hoa tự thụ phấn e/ Hoa giao phấn: - Nhờ gió - Nhờ sâu bọ - Nhờ con người - Thụ phấn - Thụ tinh, kết hạt và tạo quả - Nhận biết được trong thực tế - Tập thụ phấn cho các loại hoa

Hoạt động 2: Thảo luận các câu hỏi

- Cây cần những loại muối khoáng nào? Thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò của muối lân đối với cây trồng?

- So sánh cấu tạo trong của thân non với cấu tạo miền hút của rễ?

- Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì người ta thường bấm ngọn, cây nào thì tỉa cành. Cho VD

- Các bộ phận nào của cây tham gia quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?

- Vì sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại có quang hệ chặt chẽ với nhau?

- Mô tả thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá? Em rút ra kết luận gì? (Chỉ cần nêu TN2 của nhóm Tuấn và Hải trang 80 SGK) Hình 24.2

- Vì sao sự thoát hơi nước có ý nghĩa quan trọng đối với cây?

Một phần của tài liệu Bai 1 Dac diem cua co the song (Trang 65 - 66)