* KT: - Biết được phân loại thực vật là gì?
- Nêu được tên các bậc phân loại ở TV và những ĐĐ chủ yếu của các ngành * KN: Vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín
* TĐ: - HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật
II. Đồ dùng dạy học:
GV: + Sơ đồ phân loại trang 141 SGK để trống phần đặc điểm + Các tờ bìa nhỏ ghi đặc điểm trong sơ đồ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: SS 6B: 6C:
1. Ổn định - Kiểm tra:
- Nêu đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm?
- Có thể nhận biết 1 cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?
- Gọi vài HS kiểm tra mẫu lá làm ở nhà
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Phân loại thực vật là gì?
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV: Thực vật phong phú đa dạng, phức tạp: Tảo 20.000 loài, rêu 2200 loài, dương xỉ 1100 loài, hạt trần 600 loài, hạt kín gần 300.000 loài nên cần phải chia chúng thành những nhóm nhỏ riêng - GV cho HS làm bài tập nhỏ trong bài - GV cho HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học
+ H: Tại sao người ta xếp cây thông, trắc bách diệp vào 1 nhóm?
+ H: Tại sao tảo, rêu được xếp vào 2 nhóm khác nhau
- HS chọn từ thích hợp điền vào
- HS đọc thông tin trong bài, khái niệm về phân loại thực vật (tr140)
Tiểu kết: - Phân loại thực vật là tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại
Hoạt động 2: Các bậc phân loại
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao thấp: Ngành lớp Bộ họ chi
loài
- GV giải thích:
+ Ngành là bậc phân loại cao nhất + Loài là bậc phân loại cơ sở
Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo
VD: Họ cam có nhiều loài: Bưởi, chanh, quật...
- GV giải thích cho HS hiểu "Nhóm"
không phải là một khái niệm được sử dụng trong phân loại.
Tiểu kết: TV được chia thành : Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài
Hoạt động 3: Các ngành thực vật
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- H: Đặc điểm nổi bậc của các ngành thực vật đã học?
- GV cho HS làm bài tập điền vào chỗ trống đặc điểm mỗi ngành (SGV)
(Làm vào vở bài tập)
- GV treo sơ đồ câm cho HS gắn các đặc điểm của ngành
- GV chốt lại: Mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành.
- HS nhắc lại các ngành thực vật đã học? - HS chọn các tờ bìa đã ghi các đặc điểm gắn vào từng ngành cho phù hợp