V. Kết thúc bài học 1 Củng cố.
2. Bài mới: Giới thiệu bài như SGK
Hoạt động 1:Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV cho các nhóm thảo luận, kết quả - Gọi HS đọc bài của mình, nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh bảng.
- GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ. - Cho HS hoàn thiện cột cuối bảng liệt kê.
- HS hoàn thành phần liệt kê về bộ phận sinh sản chủ yếu của một số hoa vào vở bài tập
- HS phân chia hoa thành hai nhóm -> viết ra giấy
- GV hỏi: Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa? Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
- HS nêu được:
+ Nhóm 1: Có cả nhị, nhuỵ + Nhóm 2: Chỉ có nhị hoặc nhuỵ Tiểu kết: Có 2 nhóm:
- Hoa đơn tính: Chỉ có nhị hoặc nhuỵ
+ Hoa đực chỉ có nhị
+ Hoa cái chỉ có nhuỵ
- Hoa lưỡng tính: Có cả nhị và nhuỵ
Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, quan sát hình 29.2 và trả lời
- H: + Có mấy cách xếp hoa trên cây? + Kể tên một số hoa mọc đơn độc? Mọc thành cụm?
- GV nhận xét bổ sung thêm một số VD trong thực tế
- GV cho HS đọc phần kết luận ở SGK
- HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên, con người và môi trường cần có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt những cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại môi trường ở trường học và những nơi công cộng, trồng thêm cây xanh, các loài hoa.
Tiểu kết: Có 2 cách xếp hoa trên cây:
+ Hoa mọc đơn độc: Hoa ổi, sen, bí đỏ... + Hoa mọc thành cụm: Hoa cải, huệ, cúc....
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
- Căn cứ vào đặc điểm nào phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính? Chúng khác nhau ở đặc điểm nào? VD về từng loại?
- Xếp các loại hoa sau đây thành 2 nhóm: Hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa mướp, hoa huệ, hoa quật, hoa bí đỏ, hoa mít, hoa khổ qua, hoa lúa ?