CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Bai 1 Dac diem cua co the song (Trang 86 - 89)

II/ CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG: Hoạt động 1: Các cây sống dưới nước

CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT

Tiết 45 . TẢO I. Mục tiêu :

* KN: - Biết được môi trường sống và cấu tạo của 1 số loại tảo nước ngọt và nước mặn. Tập nhận biết 1 số tảo thường gặp.

- Nêu được lợi ích, vai trò thực tiễn của tảo. * KN: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.

* TĐ: - HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu tảo xoắn để trong cốc thuỷ tinh. - Tranh tảo xoắn, rong mơ và 1số tảo khác.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định: SS 6B: 6C:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Các cây sống ở môi trường nước và môi trường cạn thường có đặc điểm hình thái như thế nào? Cho VD.

- Các cây sống trong môi trường đặc biệt có những đặc điểm gì? Cho 1 vài VD.

Hoạt động 1: Cấu tạo của tảo

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV giới thiệu tảo xoắn và nơi sống, hướng dẫn HS quan sát 1 sợi phóng to trên tranh -> Nhận biết 1 số loại tảo nước mặn và nước ngọt.

- GV giới thiệu về cấu tạo của tảo: + Cấu tạo mỗi sợi tảo xoắn? + Vì sao tảo xoắn có màu lục?

+ Tên gọi của tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa diệp lục.

+ Sinh sản bằng cách sinh dưỡng và tiếp hợp.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh rong mơ: Về cấu tạo, hình dạng ?

Vì sao rong mơ có màu nâu?

- GV giới thiệu cách sinh sản của rong mơ?

+ Sinh sản bằng cách sinh dưỡng và tiếp hợp.

a/ Quan sát tảo xoắn (Tảo nước ngọt) - HS quan sát mẫu tảo xoắn bằng mắt và bằng tay, nhận dạng tảo xoắn ngoài tự nhiên

- HS nhận biết tảo xoắn

b/ Quan sát rong mơ (Tảo nước mặn) - HS so sánh đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ ?

+ Giống: Chưa có rễ, thân, lá thật sự. + Khác: Hình xoắn.

Hình dáng 1 cành cây.

Tiểu kết: * Tảo nước ngọt

- Cơ thể có màu lục, hình sợi xoắn gồm nhiều tế bào hình chữ nhật - Sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp

*Tảo nước mặn

- Cơ thể có màu nâu, dạng cành cây

- Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính (giữa tinh trùng và noãn cầu)

Kết luận:- Tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo đơn giản, có diệp lục chưa có rễ, thân, lá

Hoạt động 2: Một vài tảo khác thường gặp

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV sử dụng tranh giới thiệu 1 số tảo

khác - HS đọc thông tin SGK/124 -> Nhận xétvề tảo? Về hình dáng, cấu tạo, màu sắc qua hoạt động 1 và có nhận xét gì về tảo nói chung

Tiểu kết: - Tảo đơn bào và đa bào đều chưa có dễ thân, lá thật.

Hoạt động 3: Vai trò của tảo

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- Tảo sống ở nước có lợi gì?

- Với đời sống con người tảo có lợi gì? - GD ý thức bảo vệ đa dạng thực vật.

- Khi nào tảo có thể gây hại?

- HS đọc thông tin SGK trả lời.

Tiểu kết: - Cung cấp oxy cho các động vật ở nước

- Tảo cũng có thể gây hại: xác tảo gây ô nhiễm nước, tảo xoắn bám chặt gốc cây ( lúa) làm khó đẻ nhánh.

4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:

- Cho HS đọc phần kết luận chung ở SGK - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK

5. Dặn dò:

- Chuẩn bị: + Mẫu cây rêu

+ Lúp cầm tay (Nếu có)

---

Ngày soạn : 20 / 1/ 2016

Ngày giảng: 6B: 6C:

Tiết 46. RÊU – CÂY RÊU I. Mục tiêu :

* KT: HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa - Hiểu rõ túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu

- Thấy được vai trò của rêu trong thiên nhiên

* KN: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tự tin khi trình bày ý kiến. * TĐ: - HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vật mẫu: Cây rêu (Có cả túi bào tử)

- Tranh phóng to cây rêu, và cây rêu mang túi bào tử .Lúp cầm tay.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định: SS 6B: 6C:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu 1 số loại tảo nước ngọt và tảo nước mặn ? Phân biệt - Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thực sự ?

* Quan sát bằng mắt thường và 1 cốc nước máy hoặc nước mưa và 1 cốc nước ao hoặc hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng em thấy có gì khác về màu nước? Giải thích?

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Môi trường sống của rêu

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV giới thiệu tranh về nơi sống của

rêu. Rêu thường sống ở những nơi nào? - HS quan sát tranh kết hợp với việc lấymẫu rêu, phát biểu về nơi sống của rêu.

Tiểu kết: - Rêu sống nơi ẩm ướt

Hoạt động 2: Quan sát cây rêu

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV hướng dẫn HS cách tách 1 cây rêu để quan sát qua kính lúp

- GV yêu cầu HS quan sát cây rêu và đối chiếu hình 38.1 nhận thấy những bộ phận nào của cây

- GV cho HS đọc đoạn 

- Hỏi: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống

- HS tiến hành theo nhóm - mỗi em tách rời 1-2 cây rêu -> quan sát bằng kính lúp + Đối chiếu với tranh cây rêu

+ Phát hiện các bộ phận của cây - HS trả lời- Các nhóm khác bổ sung - HS lên chú thích vào tranh hình 38.1 - HS đọc thông tin, suy nghĩ trả lời

được ở chỗ ẩm ướt? - GV giải thích:

+ Rễ giả -> có khả năng hút nước + Thân, lá chưa có mạch dẫn => sống được ở nơi ẩm ướt

- Yêu cầu HS so sánh rêu với tảo và cây xanh có hoa ( cây đậu )

- Hỏi: Tại sao rêu xếp vào nhóm thực vật bậc cao?

- GV nhận xét, bổ sung

- HS so sánh rêu với tảo và cây đậu Nhóm

thực vật RễCơ quan sinh dưỡngThân Lá Tảo

Rêu Cây đậu

Tiểu kết: - Thân ngắn, không phân cành - Lá nhỏ, mỏng

- Rễ giả có khả năng hút nước

- Trong thân và lá chưa có mạch dẫn

Hoạt động 3:Túi bào tử và sự phát triển của rêu

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- H: + Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào? + Đặc điểm của túi bào tử?

+ Rêu sinh sản bằng gì?

+ Trình bày sự phát triển của rêu? Rêu đực Túi tinh Tinh trùng Rêu cái Túi noãn Noãn cầu

Chồi rêu Bào tử Túi bào tử

- HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử (Có 2 phần: mũ ở trên, cuống ở dưới, trong túi có bào tử)

- Quan sát hình 38.2 và đọc , trả lời câu hỏi.

Tiểu kết: - Rêu sinh sản bằng bào tử

- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây - Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu

Hoạt động 4:Vai trò của rêu

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV cho HS đọc đoạn  mục 4, trả lời câu hỏi:

- Hỏi: Rêu có lợi ích gì?

- HS: Rút ra vai trò của rêu?

Tiểu kết: - Hình thành đất ->Tạo chất mùn.

- Tạo than bùn dùng làm phân bón, chất đốt.

4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:

- Dùng tranh câm và sơ đồ phát triển của rêu, cho HS chú thích - Điền vào chỗ trống những từ thích hợp

Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm có ..., chưa có ... thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có ... Rêu sinh sản bằng ... được chứa trong ..., cơ quan này nằm ở ... cây rêu

(Đáp án lần lượt là: Thân, lá, rễ, mạch dẫn, bào tử, túi bào tử, ngọn) - HS tự đánh giá (chấm chéo) theo đáp án -> GV thống kê nhanh kết quả

Một phần của tài liệu Bai 1 Dac diem cua co the song (Trang 86 - 89)