1. Ổn định: Sĩ số 6A: 6C:
2. Kiểm tra: - Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗiphần là gì? phần là gì?
- Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?
- Lỗ khí có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài như SGK và biểu diễn thí nghiệm cách thử tinh bộtbằng dung dịch I-ốt. bằng dung dịch I-ốt.
Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV cho HS phân nhóm, treo tranh hình 21.1 SGK và hướng dẫn tìm hiểu thí nghiệm:
- GV đề nghị mỗi nhóm trả lời 1 câu - Cả lớp thảo luận về câu trả lời của các nhóm
+ Rút ra được kết luận
- GV cho HS xem kết quả thí nghiệm 1 đã làm
- Vì sao cây lá có tán rộng ta cần trồng với mật độ thưa?
a/ Thí nghiệm 1: SGK/69
- HS đọc phần mô tả thí nghiệm SGK và quan sát hình 21.1- Thảo luận theo nhóm và trả lời 3 câu hỏi SGK
- Yêu cầu nêu được:
+ Bịt lá thí nghiệm bằng 1 giấy đen làm cho 1 phần lá không nhận được ánh sáng Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá đối chứng vẫn được chiếu sáng + Chỉ có phần lá không bị bịt đã chế tạo được tinh bột (Vì chỉ có phần này bị nhuộm thành màu xanh tím với thuốc thử tinh bột)
b/ Kết luận: Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
Hoạt động 2:Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột
Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột- GV treo tranh vẽ hình 21.2 A, B, C SGK
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK.
- GV tổ chức thảo luận cả lớp - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại
- H: Tại sao nơi đông dân cư như thành phố lớn người ta hay trồng nhiều cây xanh?
-GDHS ý thức trồng cây và bảo vệ cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng...
- HS đọc thông tin SGK phần mô tả thí nghiệm và quan sát hình 21.2 A, B, C SGK; thảo luận nhóm (4 em)
- HS mỗi nhóm cử đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung
+ Chỉ có cành rong trong cốc B chế tạo được tinh bột vì được chiếu sáng
+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong trong cốc B đã tạo ra chất khí là có bọt khí thoát ra từ cành rong và có chất khí tạo thành ở đáy ống nghiệm trong cốc B. Đó là khí O2 vì đã làm qua que đóm vừa tắt lại bừng cháy
+ Kết luận: lá đã nhả khí oxy
Tiểu kết: a/ Thí nghiệm 2: SGK/69
b/ Kết luận: Lá đã nhả khí ô-xy trong quá trình chế tạo tinh bột
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
- Cho HS nêu lại 2 thí nghiệm và qua 2 thí nghiệm đó em có thể rút ra kết luận gì?
- Đọc phần tóm tắt SGK
- HS trả lời 3 câu hỏi trang 70 SGK
5. Dặn dò: Ôn lại kiến thức về:- Sự hút nước của rễ - Sự hút nước của rễ
- Sự vận chuyển các chất trong thân - Cấu tạo trong của phiến lá
- Nắm vững bài quang hợp
---
Ngày soạn : 20/ 10/ 2015
Ngày giảng: 6A: 6C:
Tiết 24. QUANG HỢP (tt) I. Mục tiêu :
* KT: - Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ (nước, cacbônic, muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxi làm không khí luôn được cân bằng.
* KN: - Biết cách làm thí nghiệm lá cây quang hợp. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi thảo luận nhóm. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến và quản lí thời gian. * TĐ: - Ý thức trồng cây và bảo vệ cây xanh để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Chuẩn bị thí nghiệm: “ Không có khí CO2 lá cây không chế tạo được tinh bột”
- Kết quả thử dung dịch Iốt trên lá 2 cây thí nghiệm - Bảng phụ ghi câu hỏi
* HS: - Ôn lại kiến thức về sự hút nước của rễ, sự v/chuyển của chất trong thân và cấu tạo của lá.
- Xem lại bài quang hợp đã học ở tiết trước
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Sĩ số 6A: 6C:
2. Kiểm tra: - Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? Quathí nghiệm em rút ra được kết luận gì? thí nghiệm em rút ra được kết luận gì?
- Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong? Liên hệ việc trồng nhiều cây xanh?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV: Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ (ghi điểm) + Rễ làm nhiệm vụ gì?
+ Nước và muối khoáng vận chuyển đến đâu qua bộ phận nào?
+ Nước vận chuyển đến lá, lá sử dụng nước để làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK Tiểu kết 1:
- Lá cần nước để chế tạo tinh bột
- Nêu vấn đề: Ta biết cấu tạo của lá thì phần thịt lá có các khoang chứa không khí. Vậy khí nào của không khí lá dùng để chế tạo tinh bột? - GV treo tranh vẽ hình 21.4, 21.5
- GV nếu các nhóm trả lời chưa hoàn chỉnh GV giới thiệu thí nghiệm đã chuẩn bị và gợi ý trả lời:
+ Cây trong chuông B trồng trong điều kiện bình thường, không khí có khí CO2, cây trong chuông A trồng trong điều kiện không khí không có CO2, vì khí CO2 đã bị nước vôi hấp thu hết
+ Lá cây trong chuông A không thể chế tạo được tinh bột, căn cứ vào kết quả thí nghiệm thử dung dịch Iốt, lá không bị nhuộm thành màu xanh tím
Tiểu kết 2: - Lá cần khí cacboníc để chế tạo tinh bột
- HS trả lời câu hỏi
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi + Lá cần nước để chế tạo tinh bột
- Các nhóm thực hiện lệnh , quan sát thí nghiệm ở hình 21.4, 21.5- Thảo luận trả lời 3 câu hỏi ở SGK
- Cử đại diện trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung
- HS dựa vào kết quả thí nghiệm của GV-> Tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh
- HS rút ra kết luận: Lá cần những chất gì để chế tạo tinh bột.
+ Lá cần khí cacboníc để chế tạo tinh bột
Hoạt động 2: Khái niệm về quang hợp
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt để hình thành sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp trên bảng. + Trong quang hợp lá sử dụng nguyên liệu nào, tạo ra sản phẩm gì và cần chất gì ở lá? - H: Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
- HS trả lời:
+ Cần khí CO2, nước + Tạo ta tinh bột, oxy + Cần chất diệp lục ở lá
(Khi có ánh sáng)
- Từ sơ đồ yêu cầu HS phát biểu khái niệm về quang hợp
- GV: Ngoài tinh bột lá cây còn tạo ra sản phẩm hữu cơ nào khác?
- GV bổ sung hoàn chỉnh
- GV: Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không?
- Liên hệ: Trồng cây có tác dụng gì đối với bầu không khí?
trình quang hợp
- HS phát biểu khái niệm quang hợp. - HS đọc thông tin SGK
- HS tự liên hệ: Trồng cây xanh, bảo vệ môi trường ?
Tiểu kết: - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí Cacboníc và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi
- Sơ đồ sự quang hợp:
ánh sáng
Nước + Khí cacbônic Tinh bột + Khí ô-xi (rễ hút từ đất) (lá lấy từ KK) chất diệp lục (trong lá) (lá nhả ra mt)
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
- Quang hợp là gì?
- Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp? - Lá cây sử dụng nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? - Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?
5. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh về cây xanh cung cấp thức ăn cho động vật và người - Nhớ lại kiến thức ở tiểu học để trả lời câu hỏi:
+ Thực vật cần những chất khí nào của không khí để quang hợp và hô hấp? + Động vật cần chất khí nào của không khí để hô hấp?
---
Ký duyệt
Ngày soạn : 25/ 10/ 2015
Ngày giảng: 6A: 6C:
Tuần 13
Tiết 25. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN QUANG HỢP. Ý NGHĨA CỦA QUANG HỢP
I. Mục tiêu :
- Giải thích việc trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ. * KN: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, thảo luận và trình bày
* TĐ: - Giáo dục ý thức tham gia bảo vệ, phát triển cây xanh ở đia phương
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Máy chiếu (ti vi)
- Sưu tầm tranh ảnh về 1 số cây ưa sáng và ưa bóng
- Tìm tranh ảnh về vai trò của quang hợp đối với đời sống động vật và con người
* HS: - Ôn lại kiến thức ở tiểu học về chất khí cần thiết cho động vật và thực vật để trả lời câu hỏi trong bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Sĩ số 6A: 6C:
2. Kiểm tra:
- Lá cây sử dụng những chất nào để chế tạo tinh bột? Mô tả thí nghiệm và rút ra kết quả của thí nghiệm?
- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp. Phát niểu khái niệm đơn giản về quang hợp?
3. Bài mới: Quang hợp của cây xanh diễn ra trong môi trường có rất nhiều điều kiệnkhác nhau. Vậy những điều kiện bên ngoài nào đã ảnh hưởng lớn đến quang hợp?.... khác nhau. Vậy những điều kiện bên ngoài nào đã ảnh hưởng lớn đến quang hợp?....
Hoạt động 1: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK
- GV cho HS quan sát tranh: Bụi lá lốt ở dưới gốc cây hồng xiêm, tranh khóm chuối cằn ở gần nhiều lò gạch thấy được ảnh hưởng của ánh sáng và lượng CO2 .Cho HS rút ra kết luận
- HS đọc thông tin SGK trang 75
Suy nghĩ trả lời 2 câu hỏi mục SGK trang 75
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời
Yêu cầu nêu được:
+ Các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp: Khí CO2, nước, ánh sáng, nhiệt độ
+ Trồng cây dày thiếu ánh sáng năng suất thấp.
* Trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ.
Tiểu kết: - Các điều kiện: ánh áng, nhiệt độ, hàm lượng CO2, nước ảnh hưởng đến quang hợp
Hoạt động 2: Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì?
Hoạt động dạy Hoạt động hoc
- Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì? - GV tổ chức thảo luận cả lớp 4 câu hỏi ở mục SGK trang 75
- GV lưu ý HS: Khẳng định được tầm quan trọng của các chất hữu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra - GV nghe và giúp đỡ HS hoàn thiện đáp án về ý nghĩa của quang hợp như SGV
- HS tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi vào vở bài tập
- HS trình bày kết quả-> HS khác nhận xét, bổ sung
- HS rút ra kết luận
- GV đề phòng thắc mắc của HS như: Con giun sống trong ruột người không cần chất hữu cơ và khí CO2 do cây xanh chế tạo và thải ra
do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên Trái Đất kể cả con người.
* HS đọc phần kết luận ở SGK
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
- Cho HS trả lời các câu hỏi ở SGK
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục: “Em có biết”
- Ôn tập lại 2 bài quang hợp
---
Ngày soạn : 25/ 10/ 2015
Ngày giảng: 6A: 6C:
Tiết 26. CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG ? I. Mục tiêu :
* KT: - Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ôxi để phân hủy chất hữu cơ thành CO2, H2O và sản sinh năng lượng.
- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ.
* KN: - Biết cách làm thí nghiệm lá cây hô hấp. - Có kĩ năng trình bày kết quả thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Máy chiếu (ti vi)
- Có điều kiện làm thí nghiệm 1 trước 1 giờ - Các dụng cụ để làm thí nghiệm 2 như SGK
* HS: - Ôn lại bài quang hợp, kiến thức ở tiểu học về vai trò của khí oxy