Nhiệm vụ và giải pháp.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 28 - 30)

- Ngày 1141946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho điền chủ và nông

3- Nhiệm vụ và giải pháp.

3.1- Về chỉ tiêu trong nhiệm kỳ 2018-2023.

- Có 100% cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội Nông dân Việt Nam.

- 100% chi Hội có Báo Nông thôn ngày nay và ít nhất 60% hội viên được truy cập Internet.

(1)-Tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, nhiệm vụ của Hội và nghị quyết, nhiệm vụ chính trị của địa phương tới đông đảo cán bộ, hội viên nông dân.

+ Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân.

+ Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

+ Chương trình xây dựng nông thôn mới; bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới của quốc gia.

+ Cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, giá cả nông sản, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, các sản phẩm công nghệ trong sản xuất nông nghiệp trong nước và quốc tế để nông dân lựa chọn và ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, thay đổi tư duy sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.

+ Gần gũi hội viên, nông dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân, để cùng tháo gỡ khó khăn, kịp thời báo cáo với cấp uỷ và cùng chính quyền có biện pháp giải quyết một cách đúng đắn theo hướng thực sự dựa vào nông dân và vì nông dân.

+ Quan tâm công tác tuyên truyền, vận động nông dân các dân tộc thiểu số định canh, định cư, bám đất, giữ đất, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tham gia tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới.

(2)- Tăng cường công tác giáo dục, khơi dậy truyền thống yêu nước và cách mạng, tình làng, nghĩa xóm, nếp sống văn hóa, văn minh, ý chí tự lực, tự cường vươn lên của nông dân.

+ Giáo dục thông qua việc biểu dương các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua yêu nước.

+ Phổ biến sâu rộng những mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và phát triển bền vững; những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo; phổ biến, nhân rộng các mô hình tổ, nhóm, câu lạc bộ nông dân hoạt động có hiệu quả ở cơ sở.

+ Tổ chức các hội thi, đối thoại, sinh hoạt chuyên đề… tìm hiểu về truyền thống lịch sử của Đảng, của Hội…. để xây dựng Hội Nông dân và giai cấp nông dân Việt Nam trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện hiệu quả vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

(3)- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW (khóa VI) ngày 20/7/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.

(4)- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên nắm bắt dư luận xã hội của các cấp Hội.

(5)- Đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục, trong đó tăng cường hình thức tuyên truyền miệng, lấy hiệu quả thực tiễn để tuyên truyền, tăng cường đối thoại giữa nông dân với chính quyền, các ngành, các nhà khoa học và doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tuyên truyền. (6)- Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, trang thiết bị, kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị thông tin đại chúng của Hội, để chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho cán bộ, hội viên, nông dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết của Hội; định hướng cho các hoạt động của các cấp Hội.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w