Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 55 - 59)

24Tổ chức được 240.594 cuộc tuyên truyền cho hơn 12 triệu lượt hội viên, nông dân về chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; tổ chức được trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; tổ chức được 14.691 lớp tập huấn cho 847.600 lượt cán bộ, hội viên, nông dân, thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã về kiến thức kinh tế hợp tác; phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, liên minh hợp tác xã tổ chức 9.486 lớp tập huấn cho 434.970 lượt cán bộ Hội về kinh tế tập thể.

25Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện mục tiêuxây dựng 15.000 hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả vào năm 2020 và ký Chương trình phối xây dựng 15.000 hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả vào năm 2020 và ký Chương trình phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

1- Đánh giá chung

1.1- Kết quả đạt được

Các phong trào thi đua do Hội phát động tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu, được nâng cao về chất lượng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội; hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất từng bước được đẩy mạnh.

Kiến thức khoa học, công nghệ và trình độ sản xuất, kinh doanh của nông dân được nâng lên đã giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và giảm nghèo bền vững; tham gia có hiệu quả vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Vị thế, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam ngày càng thể hiện rõ là trung tâm và nòng cốt cho các phong trào nông dân. Đoàn kết trong nông dân và tổ chức Hội Nông dân ngày càng củng cố vững mạnh, góp phần phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

1.2- Hạn chế, yếu kém

Một số nơi công tác tuyên truyền Kết luận số 61-KL/TW, Quyết định số 673/QĐ-TTg chưa sâu, rộng; chưa chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện Kết luận số 61-KL/TW và Quyết định số 673/QĐ-TTg nên việc thực hiện chậm và đạt kết quả thấp. Tỷ lệ cấp huyện cấp ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân còn thấp.

Phong trào nông dân và hoạt động của Hội Nông dân các cấp phát triển chưa đồng đều, một số nơi chưa khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Công tác hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể còn lúng túng; việc xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, hợp tác

đáp ứng yêu cầu. Một số nơi việc xây dựng và tổ chức nhân rộng mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi còn lúng túng, chưa có nhiều giải pháp, cách làm cụ thể; hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi chưa đúng thực chất.

Việc xây dựng, triển khai các đề tài khoa học, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ cho nông dân hiệu quả còn thấp. Hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân ở một số nơi còn yếu, chưa được quan tâm xây dựng thương hiệu, quảng bá xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân. Công tác đào tạo nghề, phối hợp đào tạo nghề cho nông dân hiệu quả chưa cao. Công tác tư vấn, giới thiệu giải quyết việc làm cho hội viên nông dân sau đào tạo nghề ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức.

Đời sống của một bộ phận nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn; tình trạng mất vệ sinh, an toàn thực phẩm,nông dân bỏ ruộng, không muốn làm nông nghiệp, rời bỏ nông thôn, thiếu hợp tác trong sản xuất, liên doanh, liên kết, còn là những vấn đề rất đáng quan ngại.

* Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

- Nguyên nhân khách quan

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, cùng với những khó khăn của kinh tế trong nước; sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ ảnh hưởng đến tư duy, cách thức sản xuất của một bộ phận hội viên, nông dân. Diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, sự cố môi trường biển, thiên tai, bão, lũ, dịch, bệnh thường xuyên xảy ra.

Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ chế, nguồn lực cho Hội Nông dân trong tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Một số cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa phù hợp, nhưng chậm sửa đổi, bổ sung, chưa tạo điều kiện tốt cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ bán chuyên trách ở cơ sở quá thấp, làm ảnh hưởng đến hoạt động công tác Hội hiện nay.

Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội ở một số nơi chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu trong tình hình mới và nhu cầu của hội viên, nông dân; đội ngũ cán bộ Hội thường xuyên biến động. Một số nơi, cán bộ Hội vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ, năng lực, chưa sâu sát cơ sở, thiếu tâm huyết, trách nhiệm, làm việc còn thụ động; khả năng cụ thể hóa, triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ hiệu quả chưa cao.

Một số nơi, Hội Nông dân chưa chủ động tham mưu, đề xuất, bám sát, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các sở, ngành, doanh nghiệp, các nhà khoa học và huy động nguồn lực quốc tế để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Nông dân chưa tin tưởng, chưa sẵn sàng tham gia sản xuất theo mô hình hợp tác xã kiểu mới; dư âm về những nhược điểm của hợp tác xã thời kỳ quản lý kinh tế tập trung còn tồn tại trong tâm lý người nông dân, ảnh hưởng đến quá trình đổi mới hình thức sản xuất theo hướng liên kết, tập thể, quy mô lớn.

2- Bài học kinh nghiệm

Một: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ và tinh thần sáng tạo của cán bộ các cấp Hội, hội viên nông dân trong việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Hai: Đổi mới nội dung, phương thức vận động nông dân phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Các hoạt động của Hội đều hướng về cơ sở, kịp thời nắm bắt, giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân.

Ba: Quan tâm, chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, nhiệt tình, trách nhiệm, hiểu nông dân và vì nông dân, có kiến thức để tuyên truyền, giải thích cho nông dân, có trình độ chuyên môn sâu.

Bốn: Chủ động tham mưu, phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... nhằm huy động nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, tham gia học nghề, tiếp cận KHKT, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý... Qua đó

nhằm thực hiện tốt chức năng, vai trò của Hội Nông dân trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên nông dân.

Năm: Tăng cường phát huy dân chủ, mở rộng các hình thức đối thoại, tiếp xúc giữa cấp ủy, chính quyền, tổ chức Hội các cấp với hội viên, nông dân; tập trung nguồn lực xây dựng các mô hình; sơ kết, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Lồng ghép các hoạt động vay vốn Quỹ HTND với công tác dạy nghề, chuyển giao KHKT, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, trợ giúp pháp lý… để phát huy hiệu quả nguồn vốn.

Phần thứ hai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ VII (2018 - 2023)

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 55 - 59)