Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 96 - 101)

1- Phương hướng:

Đại hội lần thứ VII Hội Nông dân Việt Nam đã đề ra phương hướng chung của nhiệm kỳ 5 năm (2018-2023) là “xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

Hội Nông dân Việt Nam cần nắm chắc nguyên tắc liên minh công nông, tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo hướng giải quyết tốt lợi ích thiết thân của hội viên, nông dân, luôn dựa vào nông dân, vì nông dân; kết hợp chặt chẽ phương pháp vận động,tuyên truyền miệng với phương pháp tổ chức có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề, hỗ trợ hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh; vận động hội viên, nông dân thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển và nâng cao chất lượng hội viên”.

Và đề ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh và tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác nông vận, vận động hội viên, nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Hội Nông dân Việt Nam phải làm tốt phong trào thi đua "Dân vận khéo” và công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, sức sáng tạo, khả năng liên kết, hợp tác của hội viên, nông dân; tham mưu cho Đảng và phối hợp với các cơ quan nhà nước xây dựng chủ trương, cơ chế, chính sách bảo đảm lợi ích cho nông dân trong mối quan hệ hài hòa với các giai tầng khác; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân”.

2- Một số giải pháp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tinhthần Nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam: thần Nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam:

2.1- Đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, hội viên, nông dân nhận thức sâusắc về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay. sắc về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.

Tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, nông dân thấm nhuần những quan điểm tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là nhận thức rõ vai trò, tầm quan

trọng của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và củng cố vững chắc khối liên minh này. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả liên kết “6 nhà” trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đây là những lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, thúc đẩy tiến bộ trong sản xuất và đời sống của nhân dân; là hạt nhân quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng của xã hội ta hiện nay. Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã xây dựng và lãnh đạo khối liên minh này cùng dân tộc làm nên bao thắng lợi vẻ vang. Ngày nay, chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân mới phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm đổi mới, Đảng ta không chỉ nhận thức sâu sắc vai trò của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức mà còn nhận thức rõ vai trò của đội ngũ doanh nhân đối với sự phát triển của đất nước; trên cơ sở đó hoạch định nhiều chính sách phù hợp nhằm không ngừng củng cố, phát huy vai trò của khối liên minh này trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân. Từ một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển, với gần 65% số dân sống ở nông thôn; giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân nước ta (hiện vẫn chiếm một tỷ lệ thấp hơn so với nông dân) hầu hết đều xuất thân từ nông dân; do đó, mối quan hệ máu thịt giữa nông dân với công nhân và trí thức và doanh nhân là hết sức mật thiết, là nhân tố gắn kết tự nhiên tạo nên sự bền vững và sức mạnh tổng hợp của khối liên minh. Trong cuộc sống hôm nay, mỗi hạt lúa, trái cây, con vật nuôi... đều chứa đựng công sức của cả công nhân, nông dân, trí thức và doanh nhân. Do vậy chúng ta phải nâng cao trình độ về mọi mặt cho giai cấp công nhân và nông dân, nâng cao trình độ cho đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân nước nhà; đồng thời, tăng cường bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng đoàn kết trong toàn khối liên minh. Bởi, đây chính là điểm hội tụ tạo nên sự thống nhất về tinh thần, tư tưởng và hành động để mở rộng không ngừng mặt trận đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Việc Đảng ta khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một mặt nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước; mặt khác, cũng chính là nhằm không ngừng phát triển khối liên minhgiữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức lên một tầm cao mới. Cho đến nay, có rất nhiều mô hình sản xuất khá thành công theo hình thức liên kết, kết hợp giữa nghiên cứu khoa học - công nghệ với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đủ sức đương đầu trước sức ép cạnh tranh của nền kinh

tế thị trường, đạt kết quả cao. Nhiều nơi đã xây dựng được mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất khép kín, hiệu quả và bền vững ; tạo năng suất lao động cao; phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cao đời sống của người lao động. Đây là hình ảnh sinh động về khối đoàn kết liên minh bền chặt giữa công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và doanh nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các mô hình nêu trên cần được tổng kết, nhân rộng trong thời gian tới.

2.2- Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nông dân, nâng caovị trí của Hội trong việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc. vị trí của Hội trong việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân vào chi tổ Hội nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên nông dân; mở rộng vận động kết nạp hội viên ngoài đối tượng nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Tích cực xây dựng các mô hình: Tổ, nhóm sản xuất theo ngành nghề, tổ tín dụng tiết kiệm, tổ hùn vốn sản xuất, tổ đoàn kết bám biển, các loại hình câu lạc bộ…để thu hút, tập hợp hội viên vào Hội và từng bước trí thức hóa nông dân và doanh nhân hóa nông dân. Làm cho sản xuất nông nghiệp nước ta ngày càng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.3- Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, khôngngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của của hội viên, nông dân, ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của của hội viên, nông dân, nhất là nông dân các dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ kháng chiến cũ, các vùng chiến lược, vùng tôn giáo.

Đảng ta xác định, Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Trong mối quan hệ ấy, Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân, tôn trọng, lắng nghe những ý kiến khác nhau; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân.

hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới.Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế, mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị và đào tạo nghề, giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đổi mới nội dung và phương thức, đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp nông dân; phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới; góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai, bão lũ, đồng bào có đạo. Vận động hội viên, nông dân thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, góp phần xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Là một nước có nhiều dân tộc cùng chung sống và phát triển, khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ở nước ta từ trước đến nay luôn luôn gắn bó khăng khít và chặt chẽ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em và giữa các tôn giáo đã có sự trưởng thành vượt bậc. Sự bình đẳng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em, quan điểm sống tốt đời đẹp đạo của các tôn giáo trên đất nước ta ngày càng được thực hiện tốt và thu được nhiều thành tựu to lớn. Nhất là, trong thời kỳ đổi mới, khối đại đoàn kết các dân tộc anh em được nâng lên một tầm cao mới cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước vẫn kiên trì chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào có đạo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa... và đạt được những kết quả tích cực, góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ở miền núi; nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Các cấp Hội Nông dân Việt Nam cần nắm chắc và hiểu rõ các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo, vùng núi vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, nông dân khu vực này phát triển, làm tăng cường sự hòa hợp, đoàn kết toàn dân mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

2.4- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tổ chức Hội Nông dânViệt Nam Việt Nam gắn với xây dựng mẫu hình người nông dân thế hệ mới Việt Nam Việt Nam gắn với xây dựng mẫu hình người nông dân thế hệ mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới

Các cấp Hội Nông dân Việt Nam phải làm tốt phong trào thi đua "Dân vận khéo” và công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, sức sáng tạo, khả năng liên kết, hợp tác của hội viên, nông dân; tham mưu cho Đảng và phối hợp với các cơ quan nhà nước xây dựng chủ trương, cơ chế, chính sách bảo đảm lợi ích cho nông dân trong mối quan hệ hài hòa với các giai tầng khác; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Triển khai có hiệu quả Kết luận số 62-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội gắn với nâng cao chất lượng hội viên, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh, trọng tâm là xây dựng mẫu hình người nông dân thế hệ mới trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu xây dựng, hình thành thế hệ nông dân mới phát triển toàn diện, từng bước hoàn thiện nhân cách, đạo đức, trí tuệ thông minh, năng lực sáng tạo, kỹ năng canh tác nông nghiệp công nghệ cao, thể lực tốt, tâm hồn trong sáng, văn minh, nêu cao lòng tự hào, tự trọng dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế với 4 đặc trưng: (1) giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, (2) biết giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hợp tác và giúp đỡ nhau, (3) có trình độ học vấn và kiến thức khoa học - kỹ thuật tiên tiến, (4) biết kết hợp bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa lao động cần cù và sáng tạo, trọng nghĩa tình, kiên nhẫn và kiên cường./.

Đề cương

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ 5

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG – AN NINH

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 96 - 101)