Tình hình, kết quả và những thách thức Hội Nông dân Việt Nam tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 93 - 96)

Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong phạm vi chức năng của mình, Hội Nông dân Việt Nam có vai trò quan trọng tham gia xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong nhiệm kỳ qua các cấp Hội tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để tập hợp nông dân vào tổ chức Hội như thông qua các mô hình tổ, nhóm sản xuất theo ngành nghề, tổ tín dụng tiết kiệm, tổ hùn vốn sản xuất, tổ đoàn kết bám biển, các loại hình câu lạc bộ… trong nhiệm kỳ VI, kết nạp được 2.191.370 hội viên.

Hội đã tham gia với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức vận động hội viên, nông dân tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đóng góp ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, tham gia tổ chức “Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc” ở cơ sở.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tích cực hưởng ứng phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; ký kết nhiều chương trình phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể liên quan để tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và nông dân phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, tích cực hưởng ứng cuộc vận động và tuyên truyền, giám sát các tổ chức kinh tế trong nước bảo đảm sản xuất ra các mặt hàng có chất lượng, giá thành hợp lý, phù hợp với người tiêu dùng trong nước, nhất là đối với nông dân; tổ chức các chương trình quảng bá sản phẩm mang đậm nét quê hương Việt Nam như Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”, Hội chợ Triển lãm Công – Nông nghiệp tiêu biểu, các “Phiên chợ quê ẩm thực” ở Thái Nguyên; Hội chợ Nông nghiệp – Thương mại ở Đắc Lắc; Hội chợ Bông lúa vàng Việt Nam, Hội chợ thương mại tổng hợp ở tỉnh Sóc Trăng; “Phiên chợ giống nông hộ”; Hội chợ “Trái cây ngon an toàn” tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và tổ chức các hoạt động thương mại với các chủ đề “Hàng tràn thành phố”, “Hàng về nông thôn”, “Hàng lên vùng cao”…

Đổi lại, thời gian qua, hàng loạt các tổ chức, cá nhân cũng tích cực hưởng ứng giải cứu hàng nông sản cho nông dân…

Hiện nay, Giai cấp nông dân được chăm lo xây dựng đời sống được cải thiện, điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, số hộ khá, giàu ngày càng tăng, đã và đang từng bước thể hiện rõ vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Tuy nhiên, để thực hiện “đoàn kết thật sự” như Bác mong muốn, các cấp Hội cần phải phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, giải quyết cho được những mâu thuẫn sau:

Thứ nhất, Trong khi đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế quốc dân trong các giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng sự thụ hưởng của nông dân còn thấp. Ngay cả khi nền kinh tế có sự tăng trưởng thì thu nhập của nông dân vẫn rất thấp. Đời sống của cư dân nông thôn còn nhiều khó khăn, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền có xu hướng gia tăng, kết quả xóa đói giảm nghèo ở nông thôn chưa bền vững; nông dân vẫn khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa, dịch vụ về vốn, khoa học kỹ thuật, pháp lý...).

Thứ hai, Chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp, phần lớn nông dân không được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp, tỷ lệ thiếu việc làm cao; do đó, vai trò chủ thể, trách nhiệm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới chưa được phát huy đầy đủ.

Thứ ba, Trong quan hệ sản xuất, người nông dân luôn đứng ở vị trí yếu thế, hầu như không được đưa ra các quyết định trong chuỗi sản xuất. Trong khi thách thức trong sản xuất nông nghiệp là rất gay gắt, mức độ rủi ro cao, ngoài những rủi ro như lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh… thì những năm qua, giá các loại vật tư đầu vào cho nông nghiệp tăng nhanh, làm tăng giá thành nông sản gây khó khăn cho tiêu thụ nông sản; ngoài ra, nông dân còn có nhiều khoản phải đóng góp khác gây nhiều khó khăn cho nông dân trong việc bảo đảm cuộc sống và mở rộng sản xuất.

Thứ tư, Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đổi mới cách thức sản xuất trong nông dân còn chậm, năng suất, chất lượng, giá trị nhiều mặt hàng nông sản còn thấp; "liên kết 6 nhà" chưa chặt chẽ; tỷ lệ cơ giới hóa, khoa học hóa trong sản xuất và chế biến nông sản còn thấp. Sản xuất công nghiệp và khoa học kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ nông dân còn thiếu đồng bộ. Phát triển thiếu quy hoạch; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; dự báo thị trường và thiên tai còn nhiều bất cập. Các vấn đề: Việc làm và

thu nhập; đất và quyền lợi sử dụng đất; dân chủ ở cơ sở và đạo đức phong cách người cán bộ... có lúc, có nơi đã trở thành tâm trạng, gây tâm lý bức xúc cho người nông dân.

Thứ năm, Vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa hiện đang là thách thức lớn nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn nhìn chung vẫn là nhỏ lẻ, thiếu tính quy hoạch và hợp tác, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa. Việc sản xuất về cơ bản là tự phát, không theo tín hiệu thị trường dẫn đến tình trạng được mùa, rớt giá. Chất lượng, mẫu mã nông sản không đồng đều, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường... đang là những cản trở lớn đe dọa đến khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường.

Thứ sáu, Dự báo cho tình hình công tác Hội và phong trào nông dân giai đoạn 2018 - 2023, Báo cáo Chính trị tại Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam nhận định: Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0) và các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương thế hệ mới Việt Nam tham gia,nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã, đang và sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng đặt ra những thử thách lớn đối với nông nghiệp, nông dân nước ta.

Nhu cầu của xã hội về các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao ngày càng tăng. Việc tập trung, tích tụ ruộng đất dự báo được triển khai mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả cao hơn. Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trở thành xu hướng mạnh mẽ. Hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp và khai thác hải sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn với vai trò tích cực và chủ động của người nông dân.

Dự báo đến năm 2023, dân số nước ta dự báo đạt mức 98,7 triệu người, trong đó dân số nông thôn ở mức 60 triệu người. Lao động trong độ tuổi ở khu vực nông nghiệp nước ta sẽ còn khoảng 35% lao động xã hội. Do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá một bộ phận nông dân thiếu đất, thiếu việc làm cùng với ảnh hưởng của thiên tai, bão, lụt, dịch, bệnh, cạnh tranh của cơ chế thị trường…làm cho phân hoá giàu, nghèo, già hóa lao động nông nghiệp, nông thôn diễn ra mạnh hơn, tác động đến đời sống của một bộ phận nông dân; đồng thời, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân chưa kịp thời và chưa thấu đáo, nhất là trong vấn đề thu hồi đất nông nghiệp đã làm nảy sinh những vấn đề bức xúc ở nông thôn.

Bên cạnh đó, sự chống phá của các thế lực thù địch với âm mưu diễn biến hòa bình, gây chia rẽ khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã tác động tiêu cực đến khối đại đoàn kết toàn dân.

V- Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò trách nhiệm của HộiNông dân Việt Nam tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 93 - 96)