Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị ngoại giao năm 1964 và 1966 Hồ sơ lưu trữ của Bộ Ngoại giao Việt Nam

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 128 - 131)

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác Đối ngoại nhân dân

57Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị ngoại giao năm 1964 và 1966 Hồ sơ lưu trữ của Bộ Ngoại giao Việt Nam

của Bộ Ngoại giao Việt Nam

58 Đảng Cộng sản Việt Nam: “Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về kháng chiến kiến quốc,ngày 25/11/1945”, Văn kiện Đảng toàn tập, T. 8, tr 27 ngày 25/11/1945”, Văn kiện Đảng toàn tập, T. 8, tr 27

chất chính thức của Chính phủ. Có nhiều hình thức phong phú: gặp gỡ, các cuộc đi thăm, hội đàm, trao đổi ý kiến, festival…

Đối ngoại nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một lực lượng quan trọng của mặt trận đối ngoại. Bởi vì theo Hồ Chí Minh, ngoại giao không chỉ là việc riêng của “các đại sứ quán, tổng lãnh sự quán là những cơ quan chuyên môn phụ trách, mà còn là các tổ chức khác như ngoại thương, văn hóa, thanh niên, phụ nữ, công đoàn cũng đều làm ngoại giao cả”60. Đây là quan điểm xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc của cha ông ta, được Người kế thừa và nâng lên một bước: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Vậy đối ngoại cũng là mặt trận không thể thiếu sự tham gia của nhân dân.

Tham gia làm đối ngoại nhân dân gồm các đoàn thể, quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp, toàn thể nhân dân và nhiều khi cả tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm và mang dấu ấn riêng của Người, đối ngoại nhân dân là một nội dung quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Chính phủ Việt Nam, thể hiện rõ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

Qua mỗi giai đoạn của cuộc đấu tranh, ngoại giao nhân dân lại mang những nội dung và hình thức biểu hiện riêng. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngay từ những ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành lập các tổ chức ngoại giao nhân dân đầu tiên ở trong nước để tiếp cận với phong trào hòa bình và đoàn kết của cách mạng thế giới. Từ năm 1948, một số cán bộ được Bác Hồ cử ra nước ngoài thực hiện ngoại giao nhân dân dưới hình thức tuyên truyền về cuộc kháng chiến, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Trước khi đoàn lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc đoàn đi đường “chân cứng, đá mềm, thuận buồm xuôi gió” và nhắc nhở “từ lời nói đến việc làm, bất kỳ to nhỏ, các đồng chí phải luôn nhớ rằng: Mình là đại biểu cho thanh niên yêu nước, ra ngoài để giúp anh em công tác, để đem tình thân ái của Tổ quốc cho kiều bào và để giúp đỡ họ, để tuyên truyền cho thanh niên và cho cả dân tộc Việt Nam”61.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của ĐảngCộng sản Đông Dương, năm 1951, Luận cương cách mạng Việt Nam đã nêu ra khái niệm “ngoại giao nhân dân” và nêu bật tầm quan trọng của nó. Đảng kiểm điểm: “Do nhận thức chưa đầy đủ về tác dụng của ngoại giao nhân dân, ta chưa có kế hoạch tích cực, kiên quyết vượt qua mọi trở lực, để xúc tiến ngoại giao nhân dân. Coi nhẹ ảnh hưởng công tác ngoại giao của bọn bù nhìn, đang được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giúp sức, ta chưa theo dõi, đối phó kịp thời với những mưu mô, hành động ngoại giao của chúng”; và nêu lên nhiệm vụ “Phát triển ngoại giao nhân dân rộng rãi”; “phát triển ngoại giao nhân dân, đặc biệt chú trọng tham gia các cuộc vận 60Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị ngoại giao ngày 14/01/1964. Tài liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Việt Nam

động lớn trên thế giới và thắt chặt liên hệ tổ chức và hoạt động giữa những đoàn thể của nhân dân Việt Nam với các đoàn thể nhân dân thế giới”. Luận cương cuũng đề cập ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân: “Củng cố ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, tăng cường việc ngoại giao giữa đoàn thể nhân dân nước ta và các đoàn thể nhân dân thế giới”62. Đây là một sự phát triển quan trọng và sáng tạo trong tư duy nhận thức của Đảng, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tầm quan trọng của một binh chủng mới của ngoại giao, phù hợp với tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân ta và nhu cầu đấu tranh ngoại giao bước vào giai đoạn mới, phát huy thế mạnh của việc Việt Nam thiết lập và mở rộng hoạt động đối ngoại sau khi phá được thế bao vây cô lập của các thế lực đế quốc, đặt cơ sở cho hoạt động ngoại giao nhân dân các giai đoạn tiếp theo.

Ngoại giao Hồ Chí Minh mang tính nhân dân sâu sắc. Lòng yêu hoà bình, độc lập, tự do và sự nghiệp chính nghĩa, các mục tiêu đấu tranh mà nhân dân Việt Nam phấn đấu thực hiện trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng hoà bình là điểm gặp gỡ và mẫu số chung để xây dựng quan hệ quốc tế của Việt Nam và để tập hợp lực lượng quốc tế thông qua sự liên hệ và đoàn kết giữa nhân dân với nhân dân tại các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Nó phù hợp với ý thức chống cường quyền, yêu chuộng hoà bình của nhân loại tiến bộ. Đó còn là cơ sở để tranh thủ lòng người, thực hiện ngoại giao “tâm công” hợp với hoàn cảnh và đối tượng đa dạng của quan hệ quốc tế hiện đại.

Xuất phát từ tầm cao nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, Đảng và Bác dày công giáo dục và tăng cường sự giác ngộ chính trị của quần chúng nhân dân về chủ nghĩa quốc tế và về các hoạt động ngoại giao để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh trên các mặt trận.

Hoạt động ngoại giao hiện đại của Việt Nam có sự hiện diện của nhân dân trong nước và nhân dân thế giới. Ngoại giao cũng không còn là công việc của riêng các nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà đã có sự tham gia của các cơ quan ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng, Quốc hội, các ngành, các cấp, của tổ chức chính trị xã hội trung ương và địa phương.

Ngoại giao không chỉ là những cuộc thương lượng trên bàn đàm phán. Luật sư Phan Anh, từng giữ nhiều chức vụ bộ trưởng trong Chính phủ Hồ Chí Minh, tham gia hai cuộc xuất quân ngoại giao lớn của Việt Nam: Ponteinableu 1946 và Geneva 1954, ngoài ra còn dự Hội nghị trù bị Việt - Pháp tại Đà Lạt tháng Năm 1946, đã nhấn mạnh đến “tính nhân dân trong công tác ngoại giao của Bác”. Theo ông, “Ngoại giao không chỉ đàm phán trên bàn giấy để ra một số văn kiện gì đó, mà cái hay, cái lớn hơn, cơ bản hơn đó là dịp để chúng ta tuyên truyền cái chính nghĩa của ta trong nhân dân các nước đối phương, trong nhân dân thế giói. Ta đã đàm phán với toàn dân của nước đối phương. Đó là kết quả lớn của Hội nghị Ponteinableu. Tại đây, Bác Hồ đã tranh thủ được dư luận thế giới ủng hộ quyền độc lập dân tộc thống nhất đất nước của Việt Nam... Tính ngoại giao nhân dân của

Bác chúng ta cần học tập và phát huy, đặc điểm của nó là Bác luôn luôn phân biệt chính phủ với nhân dân”63.

Trong cuộc chiến tranh nhân dân diễn ra khắp cả nước, những người dân bình thường đã tham gia vào những hoạt động mang tính chất ngoại giao. Những hành vi ứng xử phân minh, nhân đạo của nhân dân có sẵn trong truyền thống dân tộc và văn hoá dân tộc, trở thành tâm thức của nhân dân. Nhân dân ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, giác ngộ, tham gia vào thực hiện quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước đối với hàng binh, tù binh, thêm bạn bớt thù.

Cùng với thời gian, những giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân được hình thành trên cơ sở những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, trong đó đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân văn trong ngoại giao của cha ông ta và yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải có một phương pháp ứng xử khéo léo để không những đoàn kết nhân dân trong nước, mà còn có thể tập hợp các lực lượng bên ngoài hỗ trợ tích cực cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. Ngoại giao nhân dân góp phần chuẩn bị dư luận thế giới, làm rõ thiện chí hoà bình của Việt Nam và luận điệu hoà bình giả hiệu của đối phương. Hội nghị quốc tế “Đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ hoà bình” tổ chức ở Hà Nội vào tháng 11/1964, với sự tham gia của 64 đoàn đại biểu thay mặt cho 52 nước và 12 tổ chức quốc tế. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: Hội nghị là “kết tinh của mặt trận nhân dân toàn thế giới đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, nhất là đế quốc Mỹ”. Phong trào nhân dân ở các nước đã tác động đáng kể tới dư luận và giới cầm quyền các nước. Tại nhiều nước, các phong trào và tổ chức ủng hộ Việt Nam lần lượt ra đời. Tổ chức đoàn kết Á - Phi - Mỹ Latinh dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm sâu đậm. Ở Thụy Điển, “Hội nghị Stockholm về Việt Nam” đã được tổ chức, mang tính chất một mặt trận rộng rãi của nhân dân thế giới, thúc đẩy sự ra đời của hơn ba trăm tổ chức và uỷ ban đoàn kết ủng hộ Việt Nam tại khắp các châu lục…

Như vậy, đối ngoại nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Có thể nói, đối ngoại nhân dân và sự kết hợp giữa đối ngoại nhân dân và đối ngoại Nhà nước là sự sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người về đối ngoại nói chung và đối ngoại nhân dân nói riêng đã trở thành tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc, thành kim chỉ nam cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 128 - 131)