Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 106 - 112)

III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH NHIỆM KY 2018-

3-Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

3.1- Tăng cường công tác lãnh đạo,chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Hội Nông dân Việt Nam.

- Trên cơ sở Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2018 - 2023); cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ủy viên Ban Chấp hành trong việc thực hiện chương trình công tác quốc phòng, an ninh, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu quốc phòng, anh ninh đã xác định.

- Trung ương Hội tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp cần chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Phối hợp với Cơ quan quân sự, Công

an, Bộ đội Biên phòng, tổ chức triển khai thực hiện tốt các Chương trình phối hợp đã ký kết.

3.2- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước.

- Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các cấp Hội tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; Chỉ thị số 09-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về“tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phòng trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về“tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” “ tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua do Trung ương Hội phát động. Tập trung các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (nhất là tổ chức tốt việc quán triệt, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; các chính sách, pháp luật của Quốc hội khóa XIV và các chương trình, nghị định, đề án của Chính phủ…) về tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước cho cán bộ, hội viên, nông dân. Phấn đấu làm cho mỗi cán bộ, hội viên nông dân đều hiểu rõ: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân; tạo thế ổn định chiến lược, đẩy lùi, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch cách mạng là mục tiêu tổng quát của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tinh cảnh giác cho hội viên nông dân về âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, biết phân biệt đối tác và đối tượng của cách mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam:

Mọi cá nhân, tổ chức, quốc gia tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của cách mạng Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

Mọi cá nhân, tổ chức, quốc gia có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam đều là đối tượng của cách mạng Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

- Tăng cường công tác giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa Việt Nam cho cán bộ, hội viên, nông dân.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền an ninh, biên giới biển đảo, về tình hình biển Đông cho cán bộ, hội viên, nông dân.

- Coi trọng kết hợp tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân nhận thức đúng và đấu tranh bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, đồng thời với nhận thức đúng và gương mẫu thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ công dân.

Phê phán những biểu hiện nông dân chỉ đề cao quyền, lợi (thậm chí quyền lợi không chính đáng, bất hợp pháp) song lại thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các nghĩa vụ công dân (trong đó có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội).

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam về quốc phòng, an ninh của Trường Cán bộ Hội. Phát huy tốt hơn nữa hoạt động tuyên truyền của Báo Nông thôn ngày nay, tạp chí Nông thôn mới về tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước và của hệ thống Hội Nông dân Việt Nam. Góp phần đấu tranh, ngăn chặn, hạn chế và làm thất bại sự xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang đối với hội viên, nông dân về tình hình kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

3.3- Tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phong trào bảo vệ đường biên, mốc giới gắn với các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội.

- Quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 164/2018/NĐ-CP, ngày 21/12/2018 của Chính phủ về “kết hợp Quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng”, cụ thể hóa mục 2, điều 15, chương III về kết hợp Quốc

- Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”;phong trào“Nông dân thi đua sản xuất,kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và các phong trào thi đua khác do địa phương phát động.

- Vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giúp đỡ, giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; quan tâm tạo điều kiện cho họ được vay vốn, học nghề, tạo việc làm, giúp họ sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

- Chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua bảo vệ Tổ quốc; phong trào thi đua bảo vệ đường biên, mốc giới và đề nghị Đảng, Nhà nước có chính sách tôn vinh, hỗ trợ những người bị thương, hy sinh, thiệt hại về tài sản khi tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Chỉ đạo xây dựng mô hình về an ninh, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn; xây dựng câu lạc bộ nông dân với pháp luật lồng ghép với mô hình giảm nghèo; xây dựng “điểm sáng” vùng biên…

- Duy trì định kỳ hàng năm các cấp Hội tổ chức sơ kết việc thực hiện biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, nghiêm túc phê bình những tập thể, cá nhân làm chưa tốt, đồng thời rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

3.4- Nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Trên cơ sở Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện hướng dẫn số 637-HD/HNDTW, ngày 14/7/2014 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về hướng dẫn thực hiện giám sát và phản biện xã hội trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam gắn với thực trạng và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các cấp Hội Nông dân cần tập trung làm tốt:

- Phát động hội viên, nông dân tích cực giám sát, theo dõi, nắm bắt, phát hiện và phản ánh kịp thời với tổ chức Hội Nông dân những hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm hoặc hậu quả về quốc phòng, an ninh … nhằm thông qua tổ chức Hội báo cáo, phản ánh với các cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý, ngăn chặn bảo đảm anh ninh chính trị nội bộ và an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và ngành chức năng ở địa phương làm tốt công tác trợ giúp pháp lý cho nông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hòa giải các mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nông dân, thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở.

- Được sự đồng ý của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp Hội cần chủ động chuẩn bị chu đáo, có chất lượng các nội dung phản biện về quốc phòng, an ninh; khi được phân công nhiệm vụ tham gia phản biện các dự thảo Nghị quyết của Đảng, dự thảo chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Hội Nông dân phải có ý kiến tham gia phản biện có lý, có tình, đặc biệt phải chú ý bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước.

3.5- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp của Hội Nông dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Các cấp Hội cần tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình phối hợp với Bộ Công an, Tổng cục chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng…

- Các cấp Hội Nông dân cần chủ động phối hợp với lực lượng công an vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia lực lượng an ninh ở cơ sở như công an viên, tổ dân phòng, tổ an ninh, tổ hòa giải… đồng thời tham gia xây dựng các lực lượng này ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Hội Nông dân cơ sở cần phối hợp với lực lượng công an vận động nông dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; cảm hóa, giúp đỡ những người vi phạm phạm pháp luật, những người mắc các tệ nạn xã hội; những người lầm lỗi đã cải tạo tiến bộ trở về địa phương, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của nông dân, tham gia hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội

bộ nông dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn.

- Các cấp Hội cần tăng cường phối hợp với Cơ quan quân sự địa phương, Bộ đội biên phòng phát động phong trào nông dân thi đua phát triển sản xuất gắn với bảo vệ đường biên, mốc giới, chủ quyền biển đảo và xây dựng thế trận lòng dân, nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên từng địa bàn, từng khu vực; bảo đảm giữ vững chủ quyền biên giới, biển, đảo quốc gia. Phối hợp với lực lượng quân sự địa phương, bộ đội biên phòng quản lý, huy động nhân lực, tàu thuyền và các phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị định số 30/2010/NĐ-CP, ngày 29/3/2010 và Nghị định số 130/2015/NĐ-CP, ngày 18/12/2015 của Chính phủ. Vận động ngư dân tích cực ra khơi bám biển sản xuất gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.

- Các cấp Hội cần phối hợp tham gia thực hiện tốt chính sách “hậu phương quân đội” và các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, giáo dục đạo lý “uống nước, nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông báo chí ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Hội Nông dân Việt Nam trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, quân đội và công an tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, các Hội thi tìm hiểu kiến thức về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

- Phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng vận động con, em nông dân tham gia thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn cho các quân nhân là con, em nông dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Hội Nông dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 106 - 112)