Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghềchonông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 63 - 69)

II- Nhiệm vụ và giải pháp

2- Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghềchonông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

dân phát triển sản xuất, kinh doanh

2.1- Hỗ trợ vốn cho nông dân:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND” giai đoạn 2016 - 2020 với tinh thần của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII: Tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND toàn hệ thống đạt từ 10% trở lên và có 100% các cấp Hội sử dụng có hiệu quả Quỹ HTND.

Các cấp Hội tích cực tham mưu cho cấp ủy, đề xuất với chính quyền các cấp hằng năm bổ sung vốn cho Quỹ HTND từ ngân sách theo Kết luận số 61- KL/TW ngày 03/12/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ- TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh vận động ủng hộ nguồn Quỹ ngoài ngân sách; nghiên cứu các nguồn tài trợ, vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam; vốn ủy thác của Nhà nước, của các tổ chức giúp phát triển nông nghiệp, nông thôn...

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam về hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân, đồng thời tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ về nội dung, mục đích, ý nghĩa hoạt động của Quỹ HTND trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, pano, áp phích, báo, đài, internet... ở Trung ương và địa phương tới cấp ủy, chính quyền địa phương, các tầng lớp nhân dân, hội viên nông dân hiểu, đồng thuận trong tạo điều kiện ủng hộ, xây dựng, phát triển Quỹ HTND.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn, hoàn thiện cơ chế, bộ máy tổ chức quản lý, điều hành, tư cách pháp nhân Quỹ HTND các cấp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ Hội được phân công quản lý Quỹ HTND các cấp, nhất là cán bộ Hội cấp cơ sở. Bố trí nguồn nhân lực quản lý, điều hành Quỹ HTND các cấp Hội theo hướng chuyên nghiệp, vừa giỏi tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ.

Tích cực phối hợp với các ngành chức năng thông tin, hướng dẫn, tư vấn, đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, dạy nghề giúp người vay sản xuất, kinh doanh theo hướng liên kết hợp tác sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, sử dụng Quỹ HTND ở địa phương và hội viên vay vốn nhằm đảm bảo an toàn, phát huy hiệụ quả nguồn vốn vay; kiểm tra việc tổ chức thực hiện ủy thác vay vốn của các ngân hàng, hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, Tổ vay vốn; kịp thời phát hiện và giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có).

Đầu tư trang thiết bị, phương tiện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành Quỹ HTND.

Chủ động phối hợp với các ngân hàng thực hiện tốt chương trình phối hợp, văn bản thỏa thuận đã ký với ngân hàng CSXH, ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và các ngân hàng thương mại khác để gia tăng nguồn vốn tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất.

2.2- Tổ chức đào tạo nghề cho nông dân:

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề cho nông dân; Thường xuyên điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề so với yêu cầu về nhân lực theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quy hoạch phát triển ngành nghề lợi thế của địa phương.

Chủ động, tích cực khai thác các nguồn lực đểnâng cấp, hoàn thiện và có cơ chế phù hợp đểphát huy hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề và hỗ trợ nông dân.

Đa dạng hóa các hình thức tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm; tăng cường đào tạo nghề lưu động tại các làng, xã, thôn, bản, tại nơi sản xuất… Đề xuất cơ chế để khuyến khích các nghệ nhân, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tham gia đào tạo nghề (nông dân dạy nông dân). Chủ động liên kết, phối hợp với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế… để gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho nông dân sau học nghề tại các doanh nghiệp và lao động ở nước ngoài.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo nghề phải sát nhu cầu học nghề; gắn đào tạo nghề với xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho nông dân thực hành, thăm quan, học tập; gắn đào tạo nghề với nâng cao trình độ quản trị của hội viên, nông dân;

Đổi mới nội dung, chương trình giáo trình, hình thức đào tạo theo hướng tăng cường thực hành, gắn với thực tế, học trực tuyến qua mạng Internet theo nhu cầu của hội viên, nông dân; trang bị cho nông dân một số kỹ năng mềm: hạch toán, quản trị kinh doanh, dự trù kế hoạch, quảng bá sản phẩm, các kiến thức về vốn, thị trường... Dạy nghề theo hướng “khởi nghiệp” phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.

Hỗ trợ lao động nông thôn tiếp cận vốn tín dụng để tạo việc làm mới; hỗ trợ lao động nông thôn xúc tiến thương mại cho các sản phẩm từ các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên sử dụng nguồn Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ Hỗ trợ nông dân và một số nguồn lực dành cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn để hỗ trợ tạo việc làm sau học nghề cho lao động nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn.

Thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, các nhóm sở thích theo nghề, các tổ liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sau học nghề.

Xây dựng các mô hình trình diễn về ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Làm tốt công tác thông tin thị trường hàng hóa để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm ngành nghề.

2.3- Hoạt động cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp:

Tăng cường phối hợp, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, các chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác bảo lãnh cung ứng vật tư đầu vào như: phân bón, cây, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị nông nghiệp... đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý theo phương thức trả chậm gắn với chuyển giao kỹ thuật, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm hỗ trợ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất.

Hướng dẫn, giới thiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ nhập khẩu trực tiếp các mô hình nhà kính, nhà lưới và vật tư, thiết bị sản phẩm công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của các nước.

Nghiên cứu phối hợp xây dựng hệ thống đánh giá điện tử về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị cung cấp cho nông dân.

2.4- Hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ:

Các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật mới, công nghệ sinh học vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản.

Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, nhà khoa học, doanh nghiệp tổ chức tập huấn, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, cơ khí, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp...

Xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ theo chuỗi giá trị, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng như Viet GAP, Global GAP nhằm thu hút hội viên nông dân tham gia.

Tổ chức tốt các cuộc thi và tôn vinh nông dân với công nghệ thông tin, thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông, nhân rộng các điển hình sáng tạo của nông dân.

2.5- Hỗ trợ hội viên, nông dân quảng bá và tiêu thụ sản phẩm

Chủ động mở rộng các chương trình phối hợp với các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp và nhà khoa học hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu nông sản.

Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin thị trường, giá cả hàng hóa, vật tư nông nghiệp, quảng bá sản phẩm... cho hội viên, nông dân; vận động nông dân và doanh nghiệp ký kết các hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa. Chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, xây dựng thương hiệu, liên kết với các hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân.

Tổ chức vinh danh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu thường niên. Phấn đấu mỗi cơ sở Hội hướng dẫn, hỗ trợ được ít nhất 01 sản phẩm lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị.

Hợp tác xây dựng Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối nông dân nhằm cung cấp cho nông dân những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, tình hình dịch bệnh, kết nối cung cầu sản phẩm, thúc đẩy liên kết, hợp tác. Nâng cao năng lực truyền thông, đàm phán sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và Internet cho cán bộ, hội viên nông dân.

2.6- Hỗ trợ nông dân khởi nghiệp:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, tinh thần về khởi nghiệp cho hội viên, nông dân. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo của Hội để giới thiệu về các gương nông dân khởi nghiệp tiêu biểu, các mô hình làm ăn hiệu quả, qua đó góp phần động viên, cổ vũ tinh thần khởi nghiệp của nông dân.

Tư vấn, cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình khởi nghiệp cho hội viên nông dân. Hỗ trợ vay vốn, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, thăm quan, trao đổi kinh nghiệm các mô hình hiệu quả; hướng dẫn các hình thức liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế; thông tin chính sách, pháp lý, thị trường.

Nghiên cứu xây dựng Quỹ Nông dân khởi nghiệp. Định kỳ biểu dương, tôn vinh các cá nhân, tập thể khởi nghiệp tiêu biểu.

2.7- Tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý:

Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, tư vấn giáo dục, trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, nông dân bằng nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, thiết thực, phù hợp với đối tượng, vùng miền giúp nông dân nắm chắc, hiểu đúng pháp luật pháp và chấp hành pháp luật. Chú trọng phổ biến, tư vấn, trợ giúp pháp lý về những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân.

Tích cực xây dựng, củng cố, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội làm công tác tư vấn, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thành viên Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường phối hợp giữa Hội Nông dân và các ngành chức năng trong công tác truyền thông về tư vấn, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; thực hiện có hiệu quả các chương trình phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, nông dân.

Các cấp Hội cần chủ động, đẩy mạnh tổ chức thực hiện lồng ghép các nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với các nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về tư vấn, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư nông thôn.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc công tác tư vấn, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý ở các cấp Hội để có định hướng tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật kịp thời, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân cũng như biểu dương, khen thưởng đối với các cấp Hội làm tốt, các mô hình hay, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tư vấn, phổ biến pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân để nhân rộng trên cả nước.

2.8- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Hỗ trợ nông dân:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành, hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và hoạt động của các Trung tâm Hỗ trợ nông dân.

Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn, bố trí nhân lực phù hợp, có cơ chế, hướng dẫn cụ thể để Trung tâm làm đầu mối chính liên kết, phối hợp tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, dạy nghề và giải quyết việc làm. Xây dựng

đội ngũ giáo viên, huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất– kinh doanh giỏi tham gia đào tạo nghề.

Nghiên cứu hợp tác xây dựng các chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản; tổ chức các hoạt động dịch vụ khác mà Nhà nước không cấm để phục vụ nông dân.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w