Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hộ

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 30 - 35)

1- Tình hình, kết quả thực hiện

(1)- Chất lượng hội viên được nâng lên:

+ Chất lượng chính trị, nhận thức chính trị.

+ Trình độ văn hóa, tri thức, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

+ Trình độ nghề nghiệp (số lao động được qua đào tạo nghề tăng lên). + Thu nhập, mức sống cao hơn, đời sống cả vật chất và tinh thần nâng lên. + Sức khỏe, kỹ năng sống và khả năng hội nhập.

(2)- Chất lượng đội ngũ cán bộ Hội được nâng cao về nhiều mặt: + Bản lĩnh và nhận thức chính trị; phẩm chất đạo đức.

+ Trình độ lý luận chính trị (cán bộ giữ chức vụ từ Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở trở lên cơ bản đã có Trung cấp lý luận chính trị).

+ Trình độ học vấn - văn hóa (cán bộ giữ chức vụ từ Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở trở lên cơ bản đã tốt nghiệp THPT).

+ Trình độ chuyên môn (cán bộ giữ chức vụ từ Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở trở lên cơ bản có trình độ trung cấp, một số địa phương lấy chuẩn Cao đẳng, đại học).

+ Nghiệp vụ cán bộ được nâng lên do được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp (nhiều tỉnh hàng năm tập huấn tới Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở).

Nhìn chung, cán bộ Hội các cấp đạt chuẩn, mặt bằng chung là có trình độ nhất từ trước đến nay.

+ Đặc biệt, cán bộ Hội khi đủ năng lực và uy tín đã được cấp ủy quan tâm: Có 6.697 cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cấp xã tham gia cấp ủy cơ sở (chiếm 63,5%); 556 cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cấp huyện tham gia cấp ủy cấp huyện (chiếm 81,6%); 48 cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cấp tỉnh tham gia cấp ủy cấp tỉnh (chiếm 76,2%).

(3)- Tổ chức cơ sở Hội: (đã xây dựng được 993 chi Hội nghề nghiệp, 7.026 tổ Hội nghề nghiệp tại 62 tỉnh, thành phố), được Đại hội các tỉnh, thành phố và Đại hội toàn quốc đánh giá là hướng đi đúng. Đã khắc phục được những hạn chế trong sinh hoạt chi hội – yêu cầu bắt buộc để duy trì hoạt động của Hội ở cơ sở; định hướng từng bước phát triển thành các tổ hợp tác, hợp tác xã theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

(4)- Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác tổ chức xây dựng Hội, đặc biệt là:

+ Kết luận 83 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06 về Tiếp tục xây dựng tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh.

+ Đề án 24 về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp. + Hướng dẫn quy trình kiện toàn nhân sự cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Hướng dẫn về mô hình tổ chức, bộ máy, xác định chức năng, nhiệm vụ và vị trí việc làm của cơ quan chuyên trách giúp việc chung Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện.

* Công tác xây dựng tổ chức Hội tiếp tục được củng cố và phát triển; nội dung, phương thức hoạt động đổi mới tích cực; Hội Nông dân các cấp ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tổ chức bộ máy, cán bộ đã và đang được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ các cấp Hội từng bước được trẻ hóa, chuyên môn hóa, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội các cấp và chất lượng hội viên được nâng lên.

Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân ngày càng được khẳng định. Các phong trào thi đua do Hội phát động tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu, được nâng cao về chất lượng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội;

Vị thế, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam ngày càng thể hiện rõ là trung tâm và nòng cốt cho các phong trào nông dân. Đoàn kết trong nông dân và tổ chức Hội Nông dân ngày càng củng cố vững mạnh, góp phần phát triển nông

nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2- Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm.

- Một số nơi công tác phát triển hội viên khó khăn, công tác quản lý hội viên chưa chặt chẽ, chất lượng hội viên không cao.

- Công tác vận động, tập hợp, phát triển hội viên, xây dựng lực lượng nòng cốt nông dân ở cơ sở trong các dân tộc thiểu số, nông dân đồng bào có đạo chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận cán bộ còn làm việc theo lối hành chính, chưa gần gũi, sâu sát nông dân, phương pháp, kỹ năng nông vận còn hạn chế.

- Chất lượng hoạt động của tổ chức Hội ở một số địa phương thấp, duy trì sinh hoạt chi Hội, tổ Hội chưa được thường xuyên, chậm đổi mới, kém hiệu quả, nội dung sinh hoạt đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu của hội viên nông dân; tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt còn thấp, thậm chí có nơi không sinh hoạt.

- Cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ bán chuyên trách ở cơ sở quá thấp, làm ảnh hưởng đến hoạt động công tác Hội.

- Đội ngũ cán bộ Hội thường xuyên biến động. Một số nơi, cán bộ Hội vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ, năng lực, chưa sâu sát cơ sở, thiếu tâm huyết, trách nhiệm, làm việc còn thụ động; khả năng cụ thể hóa, triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ hiệu quả chưa cao.

3- Nhiệm vụ và giải pháp.

3.1- Về chỉ tiêu trong nhiệm kỳ 2018 - 2023.

- Kết nạp ít nhất từ 1.200.000 hội viên mới trở lên. Cơ sở Hội khá và vững mạnh đạt trên 85%, không có cơ sở Hội yếu kém.

- Có 100% cán bộ chuyên trách công tác Hội được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức canh tác nông nghiệp và kỹ năng công tác nông vận.

- Phấn đấu ít nhất từ 40% cán bộ chuyên trách Hội Nông dân cấp trung ương và cấp tỉnh biết sử dụng 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và trên 80% Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã ở vùng biên giới biết sử dụng ngôn ngữ nước láng giềng.

- 100% Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã được đào tạo có trình độ Trung cấp lý luận chính trị, Trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên.

-100% cán bộ chi Hội, tổ Hội được bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng, phương pháp công tác Hội.

- Có 100% chi Hội xây dựng được Quỹ hoạt động của Hội và phấn đấu mỗi cơ sở Hội ở các địa phương chưa thoát nghèo có Quỹ hoạt động Hội bình quân một hội viên từ 50.000 đồng trở lên và ở các địa phương đã thoát nghèo có Quỹ hoạt động Hội bình quân một hội viên từ 100.000 đồng trở lên.

3.2- Nhiệm vụ và giải pháp.

(1)- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo hướng thiết thực gắn với quyền lợi, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân. Duy trì nề nếp sinh hoạt, nghiên cứu triển khai các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân ở các địa bàn đang đô thị hóa, giảm quy mô sản xuất nông nghiệp.

(2)- Tiến hành Tổng kết việc xây dựng thí điểm mô hình chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp theo Đề án 24 ngày 23/6/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội.

+ Triển khai Kế hoạch tổng kết 3 năm thực hiện Đề án 24 về xây dựng thí điểm mô hình chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp. Trên cơ sở đó ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội về đẩy mạnh xây dựng tổ hội, chi Hội nông dân nghề nghiệp vì mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại. Ban hành trong tháng 7/2019.

(3)- Tổng kết Nghị quyết 06-NQ/HNDTW ngày 19/7/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa V) về tiếp tục xây dựng tổ chức Hội các cấp vững mạnh; ban hành 2 nghị quyết chuyên đề:

+ Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội về đổi mới phát triển và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam.

+ Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII về xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

(4)- Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút và kết nạp hội viên: Mở rộng thành phần, đối tượng hội viên là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, tự nguyện tham gia tổ chức Hội, như:

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các hội đặc thù …cấp xã trở lên.

+ Cán bộ bán chuyên trách cấp xã.

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu.

+ Lao động tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, du lịch, thương mại. + Các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân…..

+ Học sinh, sinh viên các trường Phổ thông trung học, Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trí thức trẻ là con em nông dân hoặc xuất thân từ nông thôn.

(5)- Các cấp Hội phối hợp tham mưu cho cấp ủy đảng và thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) đảm bảo không trùng chéo về chức năng, nhiệm vụ, tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

+ Tập trung xây dựng và hoàn thiện Đề án “đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tinh gọn, hoạt động hiệu quả” theo Nghị quyết 18,19 của BCH Trung ương Đảng. Triển khai thực hiện trong tháng 6/2019.

(6)- Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn theo quy định; sửa đổi, bổ sung hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức cơ sở Hội và cán bộ Hội các cấp.

(7)- Thực hiện tốt công tác sắp xếp, điều động, tăng cường và luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ thuộc diện quy hoạch.

+ Triển khai xây dựng Đề án luân chuyển, đào tạo cán bộ của cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2019- 2023. Trình Ban Bí thư Trung ương Đảng.

+ Trung ương Hội xây dựng Kế hoạch đưa cán bộ về thực tế cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2019- 2023.

(8)- Tăng cường xây dựng và phát triển Quỹ Hội, mở rộng phát triển các nguồn thu từ tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn của Hội.

(9)- Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

+Tập trung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, phương pháp luận khoa học, bổ sung, cập nhật kiến thức mới; chú trọng tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng công

+Thực hiện việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với nhu cầu bố trí, sử dụng cán bộ của đơn vị, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo vị trí làm việc và nhiệm vụ công tác Hội trong giai đoạn mới.

+ Kiện toàn, nâng cao chất lượng cho đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên, giảng viên, giảng viên kiêm chức của hệ thống Hội Nông dân các cấp nói chung và của Trường Cán bộ Hội nói riêng.

+ Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung thêm những trang thiết bị dạy và học hiện đại phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống Hội.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 30 - 35)