Công tác thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 38 - 40)

1- Tình hình, kết quả thực hiện

- Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Trung ương Hội ban hành Đề án đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2017- 2022.

- Các cấp Hội tổ chức thành công Hội nghị nông dân điển hình tiên tiến, Trung ương Hội tổ chức Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV.

- Công tác thi đua, khen thưởng có nhiều đổi mới:

+ Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, biểu dương, khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua tạo sức lan tỏa rộng rãi.

+ Đã tổ chức nhiều hoạt động biểu dương, tôn vinh các điển hình tiêu biểu, xuất sắc như: “Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, Công nhận “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật nhà nông” được tổ chức 2 năm một lần; Tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, tôn vinh “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu” được tổ chức hàng năm.

+ Coi trọng thành tích sáng tạo trong lao động, sản xuất, công tác; tăng cường khen thưởng đối với cơ sở, cán bộ chi Hội, hội viên nông dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thành tích tiêu biểu, xuất sắc đã có tác dụng động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần thi đua của các tổ chức, cá nhân góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hội.

+ Trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước tặng thưởng 17 Huân chương Độc lập, 200 Huân chương Lao động các hạng; Chính phủ tặng 62 Cờ thi đua cho các tập thể; Thủ tướng Chính phủ tặng 911 Bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua của Hội và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tặng 163 Cờ thi đua cho các tập thể, 6.049 Bằng khen, 38.032 Kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam” cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân.

2- Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.

- Phong trào thi đua chưa phát triển đồng đều, chưa thực sự tạo động lực, tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị Hội.

- Có nơi còn hình thức hoặc chạy theo thành tích. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến chưa đáp ứng yêu cầu.

- Tổ chức bộ máy chưa thống nhất và ổn định trong toàn quốc, đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế về năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện.

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp chưa phát huy hết vai trò tham mưu, tư vấn cho ban chấp hành, ban thường vụ và thủ trưởng cơ quan trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa thường xuyên, liên tục.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng, năng lực tham mưu, đề xuất, kỹ năng, nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng hiện nay.

3- Nhiệm vụ và giải pháp.

(1)- Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức các phong trào thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả; phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của cán bộ, hội viên, nông dân.

(2)- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, nhân tố mới.

(3)- Chú trọng khen thưởng đối với cơ sở, những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, tập thể nhỏ, người trực tiếp lao động, công tác, cán bộ chi Hội, tổ Hội, hội viên nông dân tiêu biểu xuất sắc.

(4)- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w