Tập hợp, xâydựng khối đại đoàn kết trong giai cấp nông dân, tăng cường sự nhất trí của giai cấp nông dân với Đảng, chính quyền về các chủ

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 79 - 82)

IV- Giải pháp tham gia xâydựng Đảng, chính quyền vững mạnh:

1.Tập hợp, xâydựng khối đại đoàn kết trong giai cấp nông dân, tăng cường sự nhất trí của giai cấp nông dân với Đảng, chính quyền về các chủ

cường sự nhất trí của giai cấp nông dân với Đảng, chính quyền về các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở nông thôn, giữ gìn an ninh trật tự nông thôn và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Đây là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất cơ bản của các cấp Hội, đây cũng chính là lý do cho sự ra đời của tổ chức Hội.

Hội Nông dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ này bằng việc tập hợp, thu hút đông đảo nông dân tham gia tổ chức Hội, liên minh chặt chẽ với với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, để biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành những hành động cách mạng cụ thể của nông dân.

Hiện nay, tổng số hội viên trong cả nước có 10.192.865, sinh hoạt Hội với 94.209 chi Hội, 154.552 tổ Hội. Trong nhiều năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã tích cực vận động và tổ chức cho cán bộ, hội viên và nông dân hưởng ứng và thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thông qua việc phát động và tổ chức cho nông dân thực hiện 3 phong trào lớn của Hội: Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”; “Phong trào nông dân thi đua bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Các phong trào đã được đông đảo nông dân tham gia tích cực, có sức lan toả lớn, được các cấp uỷ, chính quyền đánh giá cao. Những kết quả đạt được từ các phong trào thi đua của Hội đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu của các phong trào, các cuộc vận động mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, đồng thời nâng cao vai trò, vị thế của Hội đối với hệ thống chính trị và xã hội.

Trong giai đoạn tới, các cấp Hội cần tập trung nâng cao chất lượng Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; coi đây là nhiệm vụ quan trọng để Hội đưa nhanh các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội đến với nông dân, trong đó cần tập trung thực hiện các giải pháp:

- Tuyên truyền, giáo dục, làm chuyển biến nhận thức hội viên, nông dân về sản xuất phải gắn với thị trường: Làm cho nông dân hiểu rõ đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước, các nội dung cụ thể của các văn bản Nhà nước về phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế để hội viên, nông dân hiểu và thay đổi tư duy kinh tếtừ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, liên kết, hợp tác; từ sản xuất truyền thống, kinh nghiệm sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; từ coi trọng năng suất, sản lượng sang chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm; có ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng.

Các cấp Hội cần làm tốt vai trò là đầu mối liên kết giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, ngân hàng, nhà khoa học, nhà phân phối với nông dân để đào tạo,

nông dân hạ giá thành sản phẩm và tiêu thụ nông sản hàng hóa; phát triển nhanh các mô hình trang trại, gia trại trên cơ sở phát huy lợi thế từng vùng, từng địa phương. Vận động, hướng dẫn ngư dân, diêm dân tham gia phát triển kinh tế biển.

- Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh: tích cực phối hợp với các cấp, các ngành; tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nông dân tiến bộ thế giới để mở mang nguồn lực, hỗ trợ nông dân về vốn tín dụng, vật tư nông nghiệp, khoa học kỹ thuật; giúp nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế, làm giàu và xóa nghèo bền vững, hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác trong sản xuất, bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản.

Tăng cường đào tạo nghề, nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân, phấn đấu đến năm 2023, nông dân Việt Nam được đào tạo và có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ bản lĩnh chính trị và trình độ để làm chủ nông thôn mới, biết tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của thị trường. Có hiểu biết về những cơ hội, thách thức của quá trình toàn cầu hóa khi Việt Nam hội nhập quốc tế, có năng lực hiểu biết và phân tích về thị trường trong nước, thị trường quốc tế, trên cơ sở đó, làm chủ được quá trình sản xuất và kinh doanh nông nghiệp hàng hóa khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết của Cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn so với giai đoạn trước.

- Vận động nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường

Tập trung đẩy mạnh phong trào nông dân thực hiện xây dựng và phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông thôn văn minh, hiện đại gắn với xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh nông nghiệp xanh, sạch,an toàn vì cuộc sống cộng đồng.

Tuyên truyền để hội viên, nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tích cực tham gia hiến kế xây dựng đề án, góp ý quy hoạch, xác định các công trình, hạng mục đầu tư ở nông thôn; xây dựng hương ước, quy ước, nêu cao tính tự giác, đoàn kết trong cộng đồng. Thực hiện chức năng tham gia giám sát các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tại địa phương. Phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Thực hiện hiệu quả tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng gắn với thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng và nhân rộng các mô hình

bảo vệ môi trường trong sản xuất, xử lý chất thải trong sinh hoạt ở địa bàn nông thôn.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả vận động hội viên, nông dân xây dựng gia đình văn hóa,tham gia xây dựng thôn, ấp, bản, làng, xã văn hóa, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp,thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của hội viên, nông dân gắn với thực hiện Phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân” và các chương trình mục tiêu về y tế, giáo dục, an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh, an toàn thực phẩm, bình đẳng giới, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc, giáo dục trẻ em... góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 79 - 82)