Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập 1993, T.8, tr

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 126 - 128)

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác Đối ngoại nhân dân

53 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập 1993, T.8, tr

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xử lý quan hệ với các nước lớn đồng minh dựa trên các nguyên tắc: độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế, quan hệ hữu nghị, không thiên vị, không “nhất biên đảo”, phấn đấu cho đoàn kết Xô - Trung, giữ gìn tình cảm quốc tế thuỷ chung với Liên Xô như với Trung Quốc. Đứng vững trên lập trường nguyên tắc, chú trọng vận động, thuyết phục, kiên trì chờ đợi, đấu tranh có lý có tình, cùng với nghệ thuật ứng xử khôn khéo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp quan trọng vào việc giữ được quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với cả hai nước lớn xã hội chủ nghĩa. Ta cố gắng làm sao để cả hai nước đều có vai trò trong vấn đề Việt Nam khi ta vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao trực tiếp với Mỹ. Thực tế đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối quốc tế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì thực hiện. Đồng thời, nhờ am hiểu các nước bạn và quan hệ chính trị nước lớn, Bác đã xử lý khéo léo nhiều tình huống ngoại giao rất phức tạp, giữ vững nguyên tắc đoàn kết với các nước lớn xã hội chủ nghĩa.

Ở châu Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng việc duy trì quan hệ hữu nghị với các nước lớn trong khu vực, thường nhắc "Ấn Độ là một nước lớn" và quan tâm tranh thủ Ấn Độ, xây dựng quan hệ lâu dài với Ấn Độ. Tháng 10/1962, khi xung đột biên giới Trung - Ấn nổ ra, cả hai nước đều đề nghị ta ủng hộ lập trường của nước họ. Trong điện gửi riêng cho Thủ tướng J. Nêru, Chủ tịch Hồ Chí Minh với lời lẽ thuyết phục, mong muốn hai nước lớn của châu Á đàm phán với nhau để giải quyết hoà bình tranh chấp biên giới.

Trong chính sách đối với những nước lớn khác, Hồ Chí Minh hết sức tránh đối đầu chừng nào còn có thể tránh được, tìm ra những điểm đồng giữa ta với họ, cũng như hiểu quan hệ giữa họ với nhau, không để Việt Nam "bị kẹp" trong xung đột nước lớn, tranh thủ các nước lớn nào có thể tranh thủ được; hết sức tránh gây căng thẳng, đối đầu và thực hiện phương châm "không gây thù oán với một ai". Hồ Chí Minh am hiểu các nước lớn là đồng minh, cũng như nước lớn là đối phương, biết được mối quan tâm và chiến lược cơ bản của họ, hiểu bản chất của nền chính trị, ngoại giao nước lớn và những giới hạn của các mối quan hệ đó. Đó là những điều không thể thiếu để có đối sách đúng.

Điều quan trọng nữa là tạo dựng được mối quan hệ thoả đáng, không vì quan hệ với nước lớn này gây ra đối kháng với nước lớn khác; giải quyết quan hệ trước mắt đã tính đến hệ quả và chiều hướng phát triển lâu dài; đồng thời luôn đặt quan hệ này trong tổng thể các mối quan hệ khu vực và toàn cầu.

Sau khi hoà bình lập lại, Hồ Chí Minh không bỏ lỡ cơ hội nào để hoà giải với nước Pháp, tìm kiếm cơ hội hoà bình với nước Mỹ.

Lịch sử cho thấy, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều quan điểm sáng tạo, sâu sắc và để lại những bài học quý báu trong việc xử lý quan hệ với các nước lớn.

Thứ tám, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao cũng là một mặt trận. Tư tưởng này được hình thành trong những năm 1960, tiếp thu truyền thống đánh - đàm trong lịch sử ngoại giao truyền thống và kinh nghiệm ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống thực dân xâm lược. Nó được vận dụng nhằm phát huy phong trào phản chiến của các tầng lớp nhân dân Mỹ, tấn công vào chính sách hiếu chiến

của chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Về tinh thần, Mặt trận thống nhất phản đế đã hình thành giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ”55. Trong cuộc gặp mặt cán bộ ngoại giao năm 1966, Bác nêu nhiệm vụ cho ngoại giao phải kiên trì giải thích, vận động, mở rộng tập hợp lực lượng nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của ta.

Đường lối đối ngoại luôn xuất phát từ đường lối chính trị; phục tùng và phục vụ đường lối chính trị. Sức mạnh ngoại giao cũng tuỳ thuộc vào nội lực quốc gia.“thực lực là cái chiêng, mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”56. Ngoại giao liên hệ chặt chẽ với quân sự: “Cố nhiên ngoại giao là rất quan trọng, nhưng cái vốn chính là mình phải đánh thắng và mình phải có sức mạnh thì ngoại giao sẽ thắng”; “Bây giờ trong nước ta cứ đánh cho thắng, thì ngoại giao dễ làm ăn”57. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu tư tưởng chỉ đạo cuộc đấu tranh ngoại giao trong điều kiện tương quan lực lượng quân sự giữa ta và đối phương sau Cách mạng tháng Tám có nhiều hạn chế đến với ta: “muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”58. Thực lực chính là sức mạnh tổng hợp, trước hết là sự đoàn kết toàn dân triệu người như một quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng và nền độc lập vừa giành được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ đạo đoàn đàm phán Việt Nam tại Hội nghị Paris như sau: “Tiến công ngoại giao là một mặt tiến công quan trọng có ý nghĩa chiến lược lúc này. Nó có nhiệm vụ phát huy thế thắng và thế chủ động của ta, tiến công một kẻ địch đang thất bại, bị động về mọi mặt và phải xuống thang; phát huy thắng lợi quân sự và chính trị trên chiến trường quốc tế; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ lớn nhất của nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ; nắm vững thời cơ, phối hợp với tiến công quân sự và tiến công chính trị, tiến công liên tục và sắc bén, kiên trì nguyên tắc, khéo vận dụng sách lược, vừa kiên quyết, vừa linh hoạt, buộc Mỹ phải rút quân và nhận một giải pháp chính trị đáp ứng yêu cầu cơ bản của ta”59. Quan điểm trên của Người đã đẩy mạnh mặt trận ngoại giao lên một tầm vóc mới.

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, các nước tiến hành các hoạt động đối ngoại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng quy tụ lại thành hai loại chính là đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân. Đối ngoại nhà nước là mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ của các nước có chủ quyền, giữa các nhà lãnh đạo của các nước. Đối ngoại nhân dân là một hình thức hoạt động quan hệ đối ngoại do các tổ chức, các đoàn thể hoặc cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực tiến hành, không mang tính 55 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 11, tr 522, - 524

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w