1- Một số khái niệm về An ninh, Quốc phòng
1.1- An ninh: An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổnđịnh vững chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối định vững chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội,… trong đó chủ yếu có an ninh chủ quyền độc lập, an ninh lãnh thổ, … các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được quy định là các tội nguy hiểm nhất trong các tội hình sự và có khung hình phạt cao nhất.
1.2- An ninh Quốc gia: “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bềnvững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” . An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, tư tưởng- văn hóa, xã hội, quốc phòng, đối ngoại… trong đó an ninh chính trị là cốt lõi, xuyên suốt.
1.3- Bảo vệ an ninh Quốc gia: Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.
1.4- An ninh nhân dân: “ Là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân tiếnhành, lực lượng an ninh nhân dân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự hành, lực lượng an ninh nhân dân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Kết hợp phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chuyên trách, nhằm đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hôi, cùng với Quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.5- Quốc phòng: Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổnghợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
1.6. Quốc phòng toàn dân: Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mangtính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn
diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản động; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2- Vị trí nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu, hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã khẳng định: “ Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn coi trọng quốc phòng-an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ”.
II- MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THỰC
HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH NHIỆM KY 2013 - 2018
1- Một số kết quả đạt được
Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan Quân đội, Bộ đội Biên phòng, ngành công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh như: Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09/CT- TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”… Tích cực động viên con, em nông dân thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ; vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đóng góp xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ tình thương” giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người vi phạm pháp luật cải tạo, hoàn lương tiến bộ tái hòa nhập cộng đồng. Tổ chức các chương trình giao lưu văn hoá, văn nghệ, hội thi tìm hiểu kiến thức về quốc phòng, an ninh.
Về thực hiện các phong trào thi đua vận động nông dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng- an ninh. Các cấp Hội đã phối hợp với cơ quan quân sự, công an và Bộ đội biên phòng địa phương phát động phong trào“Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”; Phong trào“Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Tổ chức tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới, chống xâm canh, xâm cư, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vượt biên trái phép, buôn lậu qua biên giới, xây dựng “điểm sáng vùng biên”. Vận động ngư dân ra khơi bám biển sản xuất gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tổ chức ký cam kết gia đình hội viên, nông dân không vi phạm pháp luật; phối hợp với các tổ chức đoàn thể và ngành chức năng tham gia hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân. Xây dựng được nhiều mô hình, Câu lạc bộ ở cơ sở với nhiều tiên gọi khác nhau: mô hình “Ánh sáng ngoài ngõ, tiếng mõ trong nhà” ở thành phố Đà Nẵng; mô hình “3 an toàn” ở Nam Định; mô hình “Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội” ở Hòa Bình; mô hình “Một không, ba giảm” ở Yên Bái; mô hình “Tự quản về an ninh trật tự” ở Phú Thọ; mô hình “Chi hội nông dân tự quản về an ninh trật tự” ở Lâm Đồng; mô hình “Cổng rào an ninh trật tự” ở Quảng Ngãi; mô hình “Ánh sáng an ninh phòng, chống tội phạm”
ở Tiền Giang... xây dựng, củng cố lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở như: tổ an ninh nhân dân, tổ hoà giải, tổ dân phòng, tổ liên gia, tổ tự quản đường biên, tổ tàu thuyền an toàn... Phối hợp với cấp ủy, chính quyền và ngành Công an, quân đội lựa chọn những cán bộ, hội viên nông dân có phẩm chất, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tham gia vào lực lượng Dân quân tự vệ, lực lượng Dự bị động viên, Công an viên của địa phương, góp phần giữ vững an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội ở nông thôn, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ cho 37.140 hộ tổng trị giá 119 tỷ đồng. Hỗ trợ hàng nghìn quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trị giá gần 40 tỷ đồng, tạo việc làm cho 8.751 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở
về địa phương; sửa chữa và xây dựng 19.218 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết. Vận động 38.038 hộ gia đình tham gia tự quản, xây dựng 1.460 tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới, thành lập 7.848 tổ tự quản an ninh trật tự, 1.438 tổ tàu thuyền an toàn, 916 bến bãi an toàn, 54 đội sản xuất an toàn trên biển. Phối hợp với Bộ đội biên phòng mở được 762 lớp xóa mù cho 22.860 con, em đồng bào dân tộc và tổ chức khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho trên 45.000 lượt đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ cho trên 243.000 lượt hội viên, nông dân và 82 lớp kiến thức về pháp luật cho trên 8.000 hội viên, nông dân. Hội viên, nông dân đã phát hiện, tố giác được 27.780 vụ vi phạm pháp luật, cung cấp cho cơ quan Công an, chính quyền địa phương 132.400 nguồn tin có giá trị, phát hiện 850 đối tượng có lệnh truy nã, 32 vụ liên quan đến buôn bán người, phát hiện và ngăn chặn 250 vụ vi phạm biên giới và vượt biên trái phép, vận động được 4.650 đối tượng phạm tội ra tự thú với cơ quan pháp luật, đưa ra kiểm điểm trước dân 113.450 đối tượng, thu nộp được 30.000 vũ khí các loại, hòa giải được 60.000 vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân, tham gia giải quyết 13.130 vụ khiếu nại, tố cáo, cảm hoá, giáo dục được 60.000 người lầm lỗi, dạy nghề và tạo việc làm cho 31.360 người lầm lỗi và những hội viên, nông dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ vay vốn trên 98 tỉ đồng để phát triển sản xuất, những kết quả trên đây đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2- Một số bài học kinh nghiệm
Một là, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền. Tăng cường sự phối hợp của ngành Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng và các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Hai là, thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn dân cư nông thôn. Kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và các phong trào thi đua khác của địa phương phát động, nhằm thu hút sự tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên, nông dân
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình an ninh trật tự ở từng địa bàn dân cư, tâm tư nguyện vọng, bức xúc của nhân dân, phối hợp với các cấp, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời, đồng thời thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở.
Năm là, tăng cường công tác củng cố lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, nguồn kinh phí đảm bảo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình hiện nay.