Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2018-2023 1 Phương hướng

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 140 - 145)

1. Phương hướng

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của Hội theo đường lối đối ngoại nhân dân của Đảng, với phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng giáp biên. Tích cực mở rộng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế với các đối tác trong và ngoài nước, nhất là các đối tác có tiềm năng hợp tác lâu dài, thúc đẩy quan hệ với nông dân các nước láng giềng. Tập trung vận động nguồn lực nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, hội viên nông dân, xây dựng các mô hình kinh tế - xã hội hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường quảng bá văn hóa, nông sản Việt Nam. Chủ động, tích cực phối hợp tổ chức cho nông dân đi nghiên cứu, học tập, lao động, làm việc ở nước ngoài. Tích cực tham gia và đăng cai các sự kiện quốc tế phù hợp. Tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của các tổ chức nông dân Hội là thành viên.

2.1. Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức của cán bộ, hội viên, nông dân, nhất là vùng biên giới, hải đảo về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, cơ hội, thách thức của hội nhập quốc tế; làm cho bạn bè quốc tế hiểu đúng về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, vị trí vai trò của Hội Nông dân Việt Nam. Giới thiệu, quảng bá về văn hóa, đất nước, con người, nông sản hàng hóa Việt Nam. Nghiên cứu, tổng hợp, phổ biến kinh nghiệm của các nước trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tổ chức và hoạt động của các tổ chức nông dân.

2.2. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, khai thác nguồn lực triển khai các chương trình, dự án

Tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức nông dân trong khu vực và quốc tế. Nghiên cứu tham gia một số tổ chức nông dân quốc tế phù hợp. Chủ động đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng. Tổ chức các đoàn vào, đoàn ra theo hướng thiết thực, hiệu quả. Tăng cường các hoạt động giao lưu, hữu nghị với nông dân các nước, nhất là nông dân các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức, cá nhân và người Việt Nam ở nước ngoài. Mở rộng quan hệ với các cơ quan của Liên Hợp Quốc, tổ chức quốc tế, đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nước ngoài... đang hoạt động tại Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế ở các địa phương. Tập trung khai thác các nguồn lực để hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Hội, trong đó tập trung nâng cao năng lực cán bộ Hội, xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, phát triển chuỗi giá trị, bảo quản, tiêu thụ nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thích ứng với biến đổi khí hậu. Có hình thức, cơ chế phù hợp để huy động các cộng tác viên, tình nguyện viên hỗ trợ hoạt động đối ngoại.

2.3. Tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân đi nghiên cứu, học tập, lao động, quảng bá nông sản ở trong và ngoài nước

Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân đi thăm quan, nghiên cứu, học tập ở nước ngoài, trong đó chú trọng đối tượng là lãnh đạo, cán bộ trẻ, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Các tỉnh, thành Hội tiếp tục chủ động, tích cực xây dựng chương trình, đề án tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, quảng bá nông sản ở trong và ngoài nước trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước để tuyên truyền, tuyển chọn, đào tạo, tổ chức đưa nông dân đi lao động, làm việc ở nước ngoài; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ nông dân xuất khẩu sản phẩm.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức đối ngoại và hợp tác quốc tế cho cán bộ Hội, nhất là cán bộ chủ chốt, cán bộ trực tiếp tham mưu về hoạt động đối ngoại. Hoàn thiện nội dung và mở rộng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối ngoại và hội nhập quốc tế trong chương trình giảng dạy của Trường Cán bộ Hội, trong đó ngoại ngữ là một trong những môn học bắt buộc. Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo mời các chuyên gia, nông dân giỏi, các doanh nhân thành đạt của các nước đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

3. Giải pháp

3.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Hội đối với công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế

Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết số 23-NQ/HNDTW ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trong tình hình mới”.

Trên cơ sở sơ kết, tổng kết kết quả triển khai nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án về hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, nghiên cứu ban hành nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện các quy định, quy chế về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trong hệ thống tổ chức Hội. Lãnh đạo các cấp Hội xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngọai và hội nhập quốc tế cụ thể trên cơ sở quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ đối ngoại của Hội và tình hình thực tế của địa phương.

Kiện toàn bộ máy tham mưu giúp việc về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Phân công lãnh đạo, đơn vị phụ trách công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, đồng thời bố trí cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế ở Hội Nông dân cấp tỉnh.

3.2. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại

Xây dựng chương trình, kế hoạch thông tin, tuyền truyền đối ngoại của Hội. Đa dạng hóa các hình thức và nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị truyền thông đại chúng. Sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông của Hội. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tài liệu thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Nâng cao chất lượng tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế; các buổi tiếp xúc và làm việc với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ tham mưu hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của Hội, cán bộ, hội viên nông dân khu vực giáp biên, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thường xuyên, kịp thời thông tin, tuyên truyền về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước; hoạt động đối ngoại của Hội; tình hình khu

khu vực và trên thế giới; thông tin về sản phẩm, thị trường tiêu thụ nông sản quốc tế đến với cán bộ, hội viên, nông dân. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thành tựu của công cuộc đổi mới, nhất là nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam; hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam; tổ chức và hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam; giới thiệu, quảng bá nông sản hàng hóa của hội viên, nông dân với bạn bè quốc tế.

3.3. Nâng cao năng lực đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ, hội viên, nông dân

Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nâng cao kiến thức về đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ, hội viên, nông dân, nhất là khu vực vùng biên, các tỉnh còn nhiều khó khăn. Trước mắt, tập trung đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ Hội cấp Trung ương và cấp tỉnh, nhất là về tiếng Anh và đào tạo ngoại ngữ cho Chủ tịch Hội Nông dân cấp cơ sở ở xã giáp biên; đào tạo kiến thức, kỹ năng về đối ngoại, xây dựng, vận động tài trợ và tổ chức triển khai các chương trình, dự án quốc tế…. Biên soạn các tài liệu phục vụ hoạt động đối ngoại để cán bộ, hội viên nông dân tham khảo. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, nói chuyện chuyên đề về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tổ chức các diễn đàn, mạng lưới, buổi nói chuyện chuyên đề, mời nông dân giỏi, các chuyên gia, doanh nhân thành đạt của các nước đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển sản xuất kinh doanh, giảm nghèo và làm giàu.

Tiếp tục triển khai hiệu quả và tổng kết Chương trình số 12 - CTr/HNDTW ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về “Tổ chức đưa cán bộ, hội viên nông dân đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm và quảng bá nông sản hàng hóa ở nước ngoài, giai đoạn 2016 - 2020”.

3.4. Củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế

Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để củng cố và phát triển quan hệ với các tổ chức nông dân, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó chú trọng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn, có tiềm năng hợp tác lâu dài, các tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam để tranh thủ nguồn lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tích cực tham gia các mạng lưới, các hoạt động kết nối đối tác. Chủ động, tích cực đăng cai các hội thảo, hội nghị, tập huấn, diễn đàn, hội chợ, triển lãm, liên hoan giao lưu hữu nghị quốc tế tại Việt Nam, đồng thời chủ động tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn, diễn đàn, hội chợ, triển lãm, liên hoan giao lưu hữu nghị quốc tế ở trong và ngoài nước.

Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách quốc tế vào thăm và làm việc với tổ chức Hội trên tinh thần cởi mở, trân trọng, tiết kiệm, hiệu

quả, đúng người, đúng việc, đúng nguyên tắc với trọng tâm là mở rộng và tăng cường hợp tác.

Xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi, hợp tác với nông dân các nước láng giềng, các nước Asean và các nước phát triển.

Chủ động lựa chọn và tham gia làm thành viên chính thức các tổ chức nông dân, các diễn đàn trong khu vực và trên thế giới, trước mắt là nghiên cứu tham gia Hội Nông dân Thế giới (WFO).

3.5. Tăng cường vận động viện trợ, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng viện trợ

Chủ động tìm hiểu, tiếp xúc, gặp gỡ, tọa đàm với các nhà tài trợ để giới thiệu nhu cầu, tiềm năng và tìm hiểu khả năng hợp tác.

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực xây dựng, vận động viện trợ và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quốc tế cho cán bộ Hội Nông dân các cấp, nhất là cấp Trung ương và cấp tỉnh.

Xây dựng hồ sơ các tổ chức đối tác, ngân hàng các đề xuất, ý tưởng dự án để phục vụ công tác vận động viện trợ.

Triển khai thực hiện có hiệu quả và tổng kết Chương trình số 660 - CTr/HNDTW ngày 18 tháng 7 năm 2014 về xúc tiến vận động viện trợ nước ngoài của Hội nông dân Việt Nam, giai đoạn 2014 – 2020.

3.6. Tăng cường sự phối hợp trong triển khai các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế

Trung ương Hội, các tỉnh, thành Hội chủ động xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành và các đơn vị có liên quan để triển khai các hoạt động đối ngoại, nhất là vận động nguồn lực triển khai các chương trình, dự án quốc tế; tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân, nhất là cán bộ trẻ, hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam.

Xây dựng cơ chế huy động đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên trong và ngoài nước, trong đó có người Việt Nam ở nước ngoài để kết nối đối tác, hỗ trợ xây dựng, vận động viện trợ và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quốc tế, cũng như các hoạt động đối ngoại của Hội.

3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nghiên cứu, tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm

Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát cụ thể. Phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và giải quyết những bất cập trong triển khai các hoạt động đối ngoại, đồng thời phát hiện các kinh nghiệm hay, mô hình tốt để chia sẻ.

Xây dựng và thực hiện các đề tài, chuyên đề nghiên cứu về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của tổ chức Hội trong tình hình mới làm cơ sở khoa học nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu đối ngoại và hội nhập quốc tế, tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách đối ngoại nhân dân của Đảng, Nhà nước.

Nghiên cứu, tổ chức đánh giá, tổng kết các mô hình phát triển kinh tế - xã hội do các chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ làm cơ sở cho việc nhân rộng. Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động đối ngoại, nhất là hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệp, xây dựng, vận động và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quốc tế.

Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của tổ chức Hội./.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 140 - 145)