Tuyên truyền, động viên nông dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân,

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 82 - 83)

IV- Giải pháp tham gia xâydựng Đảng, chính quyền vững mạnh:

2. Tuyên truyền, động viên nông dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân,

hiện đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật.

Các cấp Hội phải làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền để cán bộ, hội viên, nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và Quyết định 217, 218 đã nêu, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Nhân dân giúp xây dựng Đảng bằng cách: hiểu rõ Đảng, ủng hộ Đảng, hưởng ứng những lời kêu gọi của Đảng, ra sức cho Đảng rõ tình hình trong nhân dân, đối với công tác của Đảng thì “thật thà phê bình và nêu ý kiến của mình” để quần chúng nhân dân tin tưởng và thực hiện việc phê bình, góp ý kiến xây dựng Đảng với tất cả tấm lòng, trách nhiệm của mình”.

Xuất phát từ quan điểm này của Hồ Chủ tịch, các cấp Hội Nông dân cần tăng cường công tác tuyên truyền để nông dân hiểu rõ các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương nói riêng, nhất là những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống của nông dân đề nông dân hiểu rõ, hiểu đúng để tự giác thực hiện. Chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, hội viên, nông dân. Làm cho cán bộ, hội viên, nông dân nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò chủ thể của giai cấp, về Đảng, về tổ chức Hội. Giáo dục, phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, khát vọng vươn lên làm giàu; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của hội viên, nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đồng thời, tuyên truyền để nông dân hiểu rõ các nội hàm về xây dựng đảng, chính quyền, trách nhiệm và phương pháp để nông dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, đó là:

- Góp ý kiến để xây dựng và bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, của địa phương cho phù hợp với tình thình thực tiễn (điều kiện, tự nhiên, tập quán, trình độ dân trí, kinh tế xã hội….)

- Giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, các đại biểu dân cử và các tổ chức đảng, tổ chức chính quyền trong việc thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật, qua đó phát hiện những sai trái, vi phạm, những vấn đề cần được bổ sung, điều chỉnh và xử lý.

- Tích cực tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở một số cán bộ, đảng viên, công chức, giám sát việc thực hiện Điều lệ Đảng, đạo đức của người đảng viên, quy định về những điều đảng viên không được làm, giám sát việc thực hiện đạo đức công chức, công vụ, đại biểu dân cử...

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w