Công tác đối ngoại của Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2018 1 Kết quả

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 136 - 140)

1. Kết quả

1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo công tác đối ngoại của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng như Quy chế 272 của Bộ Chính trị về Quy chế về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, Chỉ thị 04 CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư khóa XI về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Kết luận số 98 Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5 tháng 11 năm 2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới…Tổ chức tổng kết và xây dựng báo cáo kết quả 25 năm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 1990-2015, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, Đại hội Đại biểu Toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII xác định nhiệm vụ mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế là một trong năm nhiệm vụ trọng tâm của Hội nhiệm kỳ 2018 - 2023.

- Tham mưu xây dựng, ban hành, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 23 - NQ/HNDTW ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của Hội nông dân Việt Nam trong tình hình mới”; Chương trình số 12 - Ctr/HNDTW ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về “Tổ chức đưa cán bộ, hội viên nông dân đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm và quảng bá nông sản hàng hóa ở nước ngoài, giai đoạn 2016 - 2020”; Chương trình số 660 - CTr/HNDTW ngày 18 tháng 7 năm 2014 về xúc tiến vận động viện trợ nước ngoài của Hội nông dân Việt Nam, giai đoạn 2014 – 2020...

Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại từng bước được quan tâm. Các cấp Hội tích cực tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có chủ trương, chính sách đối ngoại, thành tựu của công cuộc đổi mới, tổ chức và hoạt động của Hội đối với người dân trong nước, cũng như kiều bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, đồng thời thông tin, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức tiên tiến của các nước tiên tiến trong khu vực với cán bộ, hội viên nông dân. Nhiệm kỳ qua, đã viết, dịch, đăng trên 1.000 tin, bài bằng tiếng Anh website tiếng Anh của Hội. Dịch, biên soạn và chia sẻ trên 3.000 trang tài liệu về kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ, phát triển kinh tế tập thể… Phối hợp với các đối tác xây dựng 165 phóng sự, bản tin phát trên đài truyền hình quốc tế, quốc gia và địa phương về các hoạt động đối ngoại của Hội...

1.3. Phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác

- Quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế ngày càng được tăng cường và mở rộng. Đến nay, Hội đã có quan hệ hữu nghị và hợp tác với 60 đối tác nước ngoài, tăng 33 đối tác so với đầu nhiệm kỳ. Phần lớn các đối tác mới đều là các nhà tài trợ, cơ quan hỗ trợ kỹ thuật, các doanh nghiệp có chương trình hợp tác với Hội. Đặc biệt có các đối tác lớn có tiềm năng hợp tác lâu dài như Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Tập đoàn Google, Viện Nghiên cứu Đông Á Nhật Bản...

- Thường xuyên trao đổi thông tin với các đối tác, tham gia các sự kiện do các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhân những ngày lễ, các sự kiện quốc tế. Đăng cai tổ chức 15 hội nghị, hội thảo quốc tế, trong đó nổi bật nhất là Đại hội lần thứ VII Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển bền vững (AFA). Lần đầu tiên tổ chức gặp gỡ và tọa đàm với các đối tác và nhà tài trợ về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Hội nông dân Việt Nam” góp phần củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế của Hội. Tăng cường quan hệ với các tổ chức nông dân của Lào, Căm-phu-chia. Hội Nông dân Tuyên Quang, Đắk Nông, Điện Biên… có chương trình hỗ trợ nông dân Lào, Căm-phu-chia.

- Tham mưu tổ chức đón 365 đoàn khách nước ngoài vào thăm và làm việc với Hội, đồng thời tổ chức 145 đoàn đi công tác ở nước ngoài, trong đó có 968 hội viên, nông dân đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài. 30 tỉnh, thành Hội xây dựng chương trình, kế hoạch; 8 tỉnh, thành Hội xây dựng được đề án tổ chức đưa cán bộ, hội viên nông dân đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài. Phối hợp tổ chức đưa trên 5000 hội viên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Hiện nay, Hội đang là quan sát viên của Phong trào Nông dân quốc tế (LVC), Hội Nông dân Thế giới (WFO) và là thành viên chính thức của Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển bền vững (AFA) năm 2016 sau 15 năm là quan sát viên.

- Trao Kỷ niệm chương vì Giai cấp Nông dân Việt Nam cho 15 cá nhân đã có nhiều đóng góp cho hoạt động đối ngoại của Hội.

1.4. Vận động, quản lý, sử dụng viện trợ nước ngoài

- Ký kết và tổ chức thực hiện 15 Thỏa thuận quốc tế với các đối tác của Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm khai thác các nguồn lực về tài chính, kỹ thuật và công nghệ xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp bền vững, nâng cao trình độ cho cán bộ, hội viên nông dân…

- Các cấp Hội tích cực triển khai Chương trình xúc tiến vận động viện trợ nước ngoài. Trong nhiệm kỳ, đã vận động được trên 300 tỉ đồng (tương đương với ngân sách vận động được 20 năm trước đó), riêng Trung ương Hội vận động được trên 100 tỉ đồng để thực hiện các chương trình, dự án. Số tỉnh, thành Hội được tham gia các chương trình, dự án quốc tế tăng từ 28 lên 57.

- Bằng nguồn kinh phí vận động viện trợ được, các cấp Hội đã tổ chức được 226 hội thảo, 47 hội nghị bàn tròn, 36 cuộc đối thoại chính sách, 34 cuộc họp giữa tỉnh, thành Hội với các bên liên quan, 17 khóa đào tạo giảng viên nguồn, 538 lớp tập huấn, tổ chức được 52 chuyến thăm quan nghiên cứu trong và ngoài nước, hơn 50 buổi tham vấn hội viên nông dân làm cơ sở đề xuất các chính sách, vận động nguồn lực, xây dựng được 2.500 tổ hợp tác, hợp tác xã, 500 câu lạc bộ, đào tạo được 202 giảng viên nguồn cấp tỉnh và 20.178 lượt cán bộ, hội viên nông dân về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, vận động chính sách, phát triển kinh tế tập thể, phân tích thị trường và phát triển kinh doanh, sử dụng máy tính và internet…, biên soạn 15 bộ giáo trình và các sổ tay hướng dẫn, thực hiện 35 nghiên cứu chuyên đề liên quan đến sinh kế và sản xuất của người nông dân, phát triển kinh tế tập thể, chuỗi giá trị, rừng và trang trại, sử dụng đất, nước…để phục vụ công tác tham mưu, xây dựng các hoạt động đối ngoại và đề xuất các chương trình, dự án quốc tế.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn tại, hạn chế

- Công tác thông tin, tuyên truyền để bạn bè quốc tế hiểu về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, về tổ chức và hoạt động của Hội, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và quảng bá sản phẩm cho hội viên, nông dân còn hạn chế, nhất là khu vực vùng biên, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Thông tin, kinh nghiệm, kiến thức khoa học, kỹ thuật mới trong lĩnh vực nông nghiệp của khu vực và thế giới chưa được nghiên cứu, tổng hợp, cung cấp kịp thời cho cán bộ, hội viên, nông dân. Việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong nước cũng như với nước ngoài còn hạn chế.

- Quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế chưa đa dạng, phong phú, trong đó quan hệ hữu nghị là chủ yếu, quan hệ hợp tác mới được tăng cường chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của tổ chức Hội. Giao lưu, hợp tác với nông dân các nước láng giềng chưa được quan tâm. Số lượng nhà tài trợ và đối tác, nhất là nhà tài trợ và đối tác lớn, có tiềm năng hợp tác lâu dài còn ít, nguồn vốn vận động được còn khiêm tốn, chưa quan tâm đến các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp liên doanh, doanh

nghiệp nước ngoài…đang hoạt động ở Việt Nam. Nguồn viện trợ vận động được rất nhỏ so với nhu cầu của hội viên, nông dân và vị thế của Hội.

- Công tác nghiên cứu, tổng hợp, phổ biến kinh nghiệm quốc tế chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác đào tạo nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, hội viên nông dân rất hạn chế.

- Sự phối hợp giữa các cấp Hội và giữa các cấp Hội với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và chính quyền địa phương trong triển khai các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế chưa chặt chẽ. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế mặc dù đã diễn ra ở nhiều tỉnh nhưng vẫn chủ yếu diễn ra ở cấp Trung ương với đầu mối chính là Ban Hợp tác quốc tế.

- Mới huy động được sự tham gia của một số cộng tác viên, tình nguyện viên ở trong nước. Chưa huy động được nhiều cộng tác viên, tình nguyện viên là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài.

2.2.Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

2.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Việc thể chế hoá Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác đối ngoại nhân dân còn chậm và thiếu đồng bộ. Một số cấp uỷ và chính quyền nhận thức chưa đầy đủ vị trí và vai trò của công tác đối ngoại nhân dân, chưa quan tâm đúng mức và tạo điều kiện cho các hoạt động đối ngoại nhân dân của tổ chức Hội.

- Hầu hết các tổ chức nông dân trên thế giới hoạt động với nguồn kinh phí tự chủ, do đó, việc triển khai chương trình hợp tác cụ thể với Hội như trao đổi đoàn, thực hiện các chương trình, dự án hợp tác hết sức khó khăn.

- Do tác động của khủng hoảng kinh tế, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn viện trợ cho Việt Nam bị cắt giảm đáng kể. Các nhà tài trợ và đối tác có xu hướng yêu cầu vốn đối ứng bằng tiền mặt, muốn làm việc trực tiếp ở các địa phương, nhưng nguồn lực tài chính, năng lực đối ngoại, xây dựng và quản lý dự án của các tỉnh, thành Hội rất hạn chế.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Chưa quán triệt kịp thời, sâu sắc chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ đối ngoại và hội nhập quốc tế của Hội đến các cấp Hội, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

- Công tác tham mưu của một số ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội, các tỉnh, thành Hội, nhất là đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế còn chưa chủ động, tích cực, kịp thời và sát với tình hình thực tế.

- Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là ở cấp tỉnh, thành Hội còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ và ít được đào tạo, bồi dưỡng. Nhiều tỉnh, thành Hội còn thụ động, ngại tiếp xúc

với các đối tác và nhà tài trợ, chưa phân công đơn vị, cán bộ cụ thể theo dõi, tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

- Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại.

- Kinh phí cho hoạt động đối ngoại rất hạn chế.

3. Bài học kinh nghiệm

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại của tổ chức Hội phải luôn bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại của Hội qua từng giai đoạn, đồng thời nắm vững phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Xây dựng kế hoạch hoạt động phải đúng, trúng, kịp thời, phù hợp.

- Triển khai các hoạt động đối ngoại phải tranh thủ được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành liên quan, đồng thời có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp Hội, giữa các ban, đơn vị cùng cấp. - Đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, đoàn kết, tham mưu và phối hợp tốt trong triển khai các hoạt động đối ngoại.

- Trong quan hệ hữu nghị và hợp tác cần nắm chắc thông tin về đối tác; chủ động, tích cực tiếp cận các đối tác; lấy lợi ích lâu dài, lợi ích của tổ chức Hội, của hội viên, nông dân và quốc gia làm nguyên tắc có tính quyết định trong các quan hệ với các đối tác.

- Quá trình xây dựng, đàm phán, tổ chức triển khai các dự án quốc tế cần quan tâm đến việc kết hợp giữa mục tiêu giúp hội viên, nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện sống với việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cán bộ Hội các cấp.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 136 - 140)