Tham gia xâydựng chính sách liên quan đến nông nghiệp nông dân nông thôn; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nông

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 85 - 86)

IV- Giải pháp tham gia xâydựng Đảng, chính quyền vững mạnh:

5.Tham gia xâydựng chính sách liên quan đến nông nghiệp nông dân nông thôn; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nông

dân:

Trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân thì mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; Nhà nước là cơ quan kiến tạo, quản lý, điều hành và nông dân là chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới là mối quan hệ hữu cơ, không tách rời nhau. Đảng đề ra chủ trương, chính sách để lãnh đạo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn còn nông dân chính là lực lượng vừa để triển khai thực hiện vừa là người giám sát việc thi hành các chủ trương, chính sách, pháp luật mà Đảng đã đề ra, đồng thời chính hoạt động của nông dân còn là môi trường sáng tạo để Đảng, Nhà nước đúc rút kinh nghiệm, đề ra những chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn. Để bảo đảm “ý Đảng hợp lòng dân” thì vai trò của các cấp Hội nông dân rất quan trọng; trong đó cần tập trung làm tốt nhiệm vụ sau:

- Làm tốt công tác tập hợp ý kiến, kiến nghị của nông dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước. Các cấp Hội động viên các tầng lớp nông dân phát huy quyền làm chủ, thông qua các Hội nghị chi tổ hội tổ chức cho nông dân đóng góp ý kiến đối với các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp nông dân, nông thôn. Trên cơ sở đó, thu thập, tổng hợp, lấy ý kiến rộng rãi trong nông dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của hội viên, nông dân để kiến nghị, phản ánh với Đảng và Nhà nước.

- Đồng thời, tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cán bộ, hội viên, nông dân: Làm cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và vai trò làm chủ, từ đó vững tin vào Đảng, tích cực bảo vệ Đảng, hưởng ứng và chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước; thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của giai cấp nông dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn kết với mọi thành phần trong xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham vấn, đối thoại lấy ý kiến phản biện xã hội để kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan mật thiết đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện cho được mục tiêu “Hằng năm có 100% Hội Nông dân cấp tỉnh và huyện chủ trì, phối hợp tổ chức được cuộc đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nông dân”.

6- Tích cực xây dựng củng cố tổ chức Hội, đổi mới phương thức hoạtđộng của Hội để đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền trong

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 85 - 86)