IV- Giải pháp tham gia xâydựng Đảng, chính quyền vững mạnh:
3. Tổ chức cho hội viên, nông dân giám sát hoạt động của cơ quan Đảng, nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức Nhà nước và thực hiện
Đảng, nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức Nhà nước và thực hiện chức năng phản biện xã hội.
Trước hết, các cấp Hội giám sát các cơ quan Nhà nước trong các hoạt động thực thi công vụ, đảm bảo các hoạt động công vụ tuân thủ đúng pháp luật, phục vụ cho quyền và lợi ích của Nhân dân nói chung và của nông dân nói riêng. Cụ thể là:
- Giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật chủ yếu thông qua các hoạt động thực tiễn của cán bộ, Hội viên, nông dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn.
Thông qua các phong trào, các cuộc vận động, và hoạt động thực tiễn của cán bộ, hội viên, nông dân để phát hiện những chính sách, pháp luật có được thực thi và có phù hợp với thực tiễn ở địa phương hay không. Trên cơ sở đó, các tổ chức Hội đề nghị với Cấp ủy, chính quyền các cấp xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn của đời sống ở nông thôn.
- Giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân: Thông qua việc phối hợp với các cấp chính quyền tiếp nông dân và tham gia giải quyết đối với những đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân, những khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ của Hội và những vụ việc gây bức xúc trong nông dân, Hội cử cán bộ có chuyên môn trực tiếp tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các cơ quan, tổ chức,
cá nhân hữu quan và có văn bản kiến nghị thể hiện chính kiến rõ ràng đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Thứ hai, Giám sát hoạt động của đại biểu dân cử: Hội tham gia giám sát các đại biểu dân cử ở Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong việc thực hiện chức trách được giao, giám sát các đại biểu này trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, truyền tải tiếng nói của nhân dân đến hoạt động thực thi hành pháp.
Nhiệm vụ này chủ yếu được thực hiện và thông qua việc Hội tích cực tổ chức cho hội viên, nông dân tiếp xúc giữa đại biểu dân cử với cử tri, thông qua việc phản ánh của cử tri và nhân dân về hoạt động của đại biểu nói chung, về tư cách đạo đức, sự tín nhiệm nói riêng, thông qua kết luận của các cơ quan chuyên trách có thẩm quyền về các sai phạm của đại biểu để kiến nghị hình thức xử lý thích hợp nhất.
Bằng những hình thức đó, các cấp Hội có thể xem xét đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu theo quy định của pháp luật. Trường hợp đại biểu có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì các cấp Hội có văn bản đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét để quyết định.
- Thứ ba, Giám sát đối với cán bộ, công chức và đảng viên: Hoạt động này chủ yếu tập trung ở cơ sở, thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội. Thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật Thanh tra và các văn bản liên quan như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và nhất là việc thực hiện Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Giám sát hoạt động, tư cách đạo đức của cán bộ, công chức đảng viên theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phối hợp với Mặt trận tổ quốc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ ở địa phương theo quy định.