Vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong xâydựng Đảng, chính quyền

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 76 - 77)

quyền

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Với gần 65% dân số sống ở nông thôn, người nông dân không chỉ có vai trò trung tâm và quyết định đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn mà còn có những tác động tích cực đến hiệu quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền hiện nay. Chính vì vậy, với vai trò là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân, đồng thời là thành tố trong hệ thống chính trị của nước ta, do Đảng ta thành lập và lãnh đạo, nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Hội Nông dân Việt Nam. Chức năng này đã được xác định rõ trong Điều lệ Hội và được cụ thể hóa thành nhiệm vụ trong Báo cáo chính trị của Hội qua các kỳ Đại hội.

Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VII khẳng định: Hội Nông dân Việt Nam “đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân” với 3 nhiệm vụ: (1) Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; tham gia xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến nông nghiệp nông dân, nông thôn; (2) Nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân; (3) Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn sự đoàn kết nội bộ nông dân, tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.

Như vậy, Việc chủ động triển khai thực hiện những nội dung trên sẽ là một trong những điểm nhấn quan trọng của hệ thống Hội trong thời gian tới nhằm phát huy vai trò của Hội góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp nông dân. Bởi vì:

Thứ nhất, Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức để nông dân thông qua đó phát huy quyền làm chủ của mình. Tổ chức Hội chính là chủ thể đại diện quan trọng nhất của giai cấp nông dân liên hệ với tổ chức Đảng, chính quyền và cũng là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để chuyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến đông đảo nông dân, từ đó tạo sự thống nhất, đồng thuận để thực hiện các mục tiêu chính trị mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Thứ hai, Tổ chức Hội có vai trò nòng cốt trong các phong trào hành động của nông dân, tổ chức, hướng dẫn nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ ba, Hội Nông dân việt Nam là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp, chính đáng của nông dân. Thông qua việc tập hợp ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nông dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước nhất là khi các chính sách chưa phù hợp lợi ích của đông đảo nông dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của nông dân.

III- Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động tham gia gópý xây dựng Đảng, chính quyền của Hội Nông dân Việt Nam

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 76 - 77)