nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X)“Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”. Đề án đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng thông qua, ban hành Kết luận số 61- KL/TW, ngày 3/12/2009 và lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện.
- Trong Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông
dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”có nội dung “Xây dựng hình mẫu người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
- Trong nhiệm kỳ qua, Trung ương Hội đang tập trung xây dựng Đề án“Xây dựng hình mẫu người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
- Nội hàm của mẫu hình người nông dân mới là: Giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; biết giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hợp tác và giúp đỡ nhau; có trình độ học vấn và kiến thức khoa học - kỹ thuật tiên tiến; biết kết hợp bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, lao động cần cù và sáng tạo, trọng nghĩa tình, kiên nhẫn và kiên cường.
Với 16 tiêu chí sau:
+ Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; + Có ý thức tổ chức, kỷ luật;
+ Tiên phong, tiêu biểu, tích cực trong các phong trào;
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm người công dân; + Có trình độ, kiến thức, khoa học kỹ thuật tiên tiến;
+ Có hiểu biết chính sách và pháp luật; + Lành nghề về sản xuất nông nghiệp;
+ Có kỹ năng sử dụng máy móc, tin học, dịch vụ công; + Có thể lực tốt, trí tuệ thông minh;
+ Biết giữ gìn và hưởng thụ văn hóa;
+ Biết kết hợp bản chất cần cù và sáng tạo; + Có ý chí vươn lên, không cam chịu đói nghèo; + Biết liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh; + Có ý thức bảo vệ môi trường;
+ Có tình cảm tốt đẹp đối với gia đình và xã hội; + Có khả năng giao thương trong môi trường quốc tế.
- Với chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam, giải pháp xây dựng giai cấp nông dân và người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay, tập trung 1 số giải pháp sau:
(1)- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân học tập nâng cao kiến thức về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, pháp luật, thị trường và hội nhập. Trọng tâm là tăng cường chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất nông nghiệp để nông nghiệp, nông dân sớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, góp phần trí thức hóa nông dân.
(2)- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, chú trọng nông dân là chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông sản hàng hóa có lợi thế so sánh.
Dạy nghề cần dạy nghề theo hướng “khởi nghiệp” để người nông dân lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng được cơ chế thị trường hiện nay.
(3)- Hướng hoạt động Hội vào xây dựng người nông dân có văn hóa, có lối sống cá nhân, lối sống gia đình, cộng đồng nông thôn “chân - thiện - mỹ”.
Trong đó tập trung tuyên truyền, vận động, giáo dục hội viên, nông dân xây dựng lối sống lành mạnh, có lòng yêu nước, có tinh thần tự lực, tự cường, có ý thức trách nhiệm tập thể; có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng; cần, kiệm, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương pháp luật, quy ước của cộng đồng; lao động chăm chỉ, sáng tạo, trung thực trong giao thương và hợp tác sản xuất; có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau vì mục tiêu ấm no, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.