Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 44 - 48)

1- Tình hình nông nghiệp

1.1- Những kết quả đạt được

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng cả về quy mô, trình độ sản xuất, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu tăng mạnh.

Nông nghiệp đang phát triển, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, cạnh tranh quốc tế, năng suất, chất lượng sản phẩm nâng cao2. Trình độ canh tác, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao với giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng lên đạt 90,1 triệu đồng/ha đất trồng trọt năm 2017; năm 2018, GDP nông nghiệp tăng 3,76%; giá trị sản xuất tăng 3,86% so với năm 2017 và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,02 tỷ USD3. Bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm với độ che phủ đạt 41,45%.

2 Năng suất lúa gạo đạt 5,6 tấn/ha, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á; gần gấp đôi so vớiThái Lan, gấp 1,5 lần so với Ấn Độ; năng suất cà phê đạt 2,6 tấn nhân/ha, gấp 1,5 lần so với Thái Lan, gấp 1,5 lần so với Ấn Độ; năng suất cà phê đạt 2,6 tấn nhân/ha, gấp 1,5 lần so với Brazin, gấp 3 lần so với Colompia và Inđônêsia; năng suất cá tra đạt 209 tấn/ha; cá ao nuôi đạt 300-400 tấn/ha, cao nhất thế giới…

3 Một số nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới như: Cà phê, gạo, cao su,hạt điều, hạt tiêu, rau quả, thủy sản, gỗ, sản phẩm từ gỗ. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm hạt điều, hạt tiêu, rau quả, thủy sản, gỗ, sản phẩm từ gỗ. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm

Một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao được hình thành, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Các hình thức tổ chức hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực, minh chứng rõ tính đúng đắn của những chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta. Nhà nước tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách nhất là sửa đổi Luật Đất đai, huy động các nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển nông nghiệp; tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

1.2- Những hạn chế, yếu kém

Nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, năng suất lao động thấp, chất lượng, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn hạn chế, nhiều nông dân không thiết tha với sản xuất lúa và một số loại cây trồng do hiệu quả kinh tế không cao.

Giá cả vật tư nông nghiệp tăng, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn tồn tại; tiêu thụ nông sản khó khăn, sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi liên kết mới được triển khai nên vẫn còn tình trạng “được mùa mất giá”.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp phổ biến vẫn là quy mô nhỏ, thiếu liên kết, thiếu cơ chế tích tụ, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

Việc quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ; công tác thống kê, dự báo, định hướng chưa bám sát nhu cầu thị trường, sản xuất còn mang tính tự phát, còn chạy theo sản lượng; mô hình liên kết sản xuất, kinh tế hợp tác kiểu mới chưa phát triển; việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân chưa tốt. Việc gia nhập chuỗi giá trị thương mại toàn cầu của các thương hiệu nông sản nhỏ của Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức; thị trường xuất khẩu còn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

2- Tình hình nông dân

2.1- Những kết quả đạt được

Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội nông thôn4, trong đó, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp 38,2%5; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, 4 Dân số nông thôn 60,9 triệu, chiếm 65% dân số cả nước.

phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, lao động cần cù, sáng tạo, luôn khát vọng vươn lên làm giàu, không cam chịu đói nghèo.

Vai trò chủ thể của nông dân đã và đang từng bước thể hiện rõ trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Đời sống của nông dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,2 - 5,7% theo chuẩn nghèo đa chiều, thiếu đói trong nông dân giảm mạnh, cả nước năm 2018 có 105.000 lượt hộ thiếu đói, giảm 42% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng 3,49 lần (từ 9,15 triệu đồng năm 2008 lên 32 triệu đồng năm 2017) và khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp (từ 2,1 lần năm 2008 còn 1,8 lần năm 2017); điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, số hộ khá, giàu ngày càng tăng.

2.2- Những hạn chế, yếu kém

Tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp giảm chậm, có 1,7%/năm trong giai đoạn 2011 – 2016 và vẫn còn 8,6 triệu hộ chiếm 53,7% so với 15,99 triệu hộ trên địa bàn nông thôn cả nước vào năm 2016. Trình độ khoa học của nông dân và cán bộ cơ sở nông thôn còn thấp, đào tạo nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa tạo đột phá để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Thực tế năm 2017 tỷ lệ lao động được đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp mới đạt 13,7% nhưng mức độ áp dụng kiến thức còn hạn chế và tỷ lệ về nông thôn thấp.

Vai trò chủ thể của nông dân trong quản lý, sử dụng đất và trong đấu tranh phòng, chống những tiêu cực về đất đai thể hiện chưa rõ.

Bức xúc của nông dân về đất đai, vật tư nông nghiệp kém chất lượng, tiêu thụ nông sản khó khăn chưa được giải quyết dứt điểm.

Tổng số hộ gia đình trên cả nước: 24,5 triệu hộ.

Tổng số hộ trên địa bàn nông thôn của cả nước: 15,9 triệu hộ. Tổng số hộ nông dân trên cả nước: 12,2 triệu hộ.

Tổng số hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên cả nước: 8,6 triệu hộ. Tổng số lao động nông thôn: 27,4 triệu người.

Một bộ phận lớn nông dân chưa được học nghề, thiếu kiến thức canh tác nông nghiệp, thiếu thông tin, vốn, công nghệ sản xuất, kinh doanh.

Một bộ phận nông dân tâm lý tự ti, trông chờ, ỷ lại, thiếu quyết tâm thoát nghèo, ngại liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, bỏ ruộng, bỏ chăn nuôi, rời bỏ nông thôn; một bộ phận nông dân không còn tư liệu sản xuất phải chuyển nghề, đi làm thuê, làm mướn.

Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, giữa đồng bằng và miền núi còn rất lớn, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao gấp 4 lần ở các thành thị và có nơi tỷ lệ hộ nghèo còn trên 50%6; đời sống của một bộ phận lớn nông dân các dân tộc thiểu số, nhất là vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa còn rất nghèo, khó khăn.

3- Tình hình nông thôn

3.1- Những kết quả đạt được

Nông thôn có nhiều đổi mới, hệ thống hạ tầng nông thôn (nước, điện, đường, trường, trạm xá, chợ, nhà văn hóa) được triển khai xây dựng đồng bộ, rộng khắp trong cả nước; đặc biệt, có 88,5% dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu, rộng trong cả nước, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc và sự hưởng ứng tích cực của nông dân, đạt kết quả quan trọng. Tính đến 31/12/2018 cả nước có 3.838 đơn vị cấp xã (chiếm 43,02%) và 61 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 14,57 tiêu chí/xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế hộ nông thôn chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, hình thành nhiều trang trại quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn với 34.048 trang trại năm 2017. Doanh nghiệp nông nghiệp phát triển nhanh với 9.235 doanh nghiệp vào năm 2018, trong đó có các doanh nghiệp lớn ứng dụng công nghệ cao.

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới; hợp tác, liên kết trong sản xuất được quan tâm chỉ đạo, ngày càng phát triển; kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả nâng lên7. Bước đầu hình thành các mô hình 6Khu vực: Tây Bắc 28,12%; Đông Bắc 14,9%; Tây Nguyên 12,57%; Bắc Trung Bộ 8,36%, Duyên hải miền Trung 8,136%; đồng bằng sông Hồng 2,45%; Đông Nam Bộ 0,78%; đồng bằng sông Cửu Long 0,09%

7Tính đến 31/12/2017 cả nước có 11.688 Hợp tác xã nông nghiệp; 1154 hợp tác xã phi nông nông nghiệp; 1183 quỹ tín dụng nhân dân với 4,4 triệu thành viên; 1,58 triệu lao động, tổng tài nông nghiệp; 1183 quỹ tín dụng nhân dân với 4,4 triệu thành viên; 1,58 triệu lao động, tổng tài

hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với an toàn thực phẩm, môi trường và văn hóa cộng đồng; kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, xanh hóa.

3.2- Những hạn chế, yếu kém

Nông thôn phát triển chưa đồng đều, kết nối kinh tế nông thôn và đô thị yếu, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, khoảng cách chênh lệch về xây dựng nông thôn mới giữa các vùng còn khá lớn và còn nhiều xã đạt dưới 10 tiêu chí8. Hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi, logistics nhiều nơi yếu kém, chưa đầu tư xây dựng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa lớn và sản xuất theo chuỗi giá trị.

Xây dựng đời sống văn hóa, xã hội nông thôn còn nhiều hạn chế, tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, văn hóa chưa được chú trọng khai thác làm nguồn lực và động lực phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Tính cấu kết cộng đồng có xu hướng lỏng lẻo dần; có nhiều giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp ở vùng nông thôn đang bị xâm hại, một bộ phận người nông dân và cán bộ bị tha hóa bởi lối sống thực dụng, hẹp hòi, đố kỵ, ích kỷ.

Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở nông thôn còn diễn ra ở một số địa phương nhất là vùng dân tộc thiểu số. Bạo lực gia đình, đạo đức xã hội, tình làng, nghĩa xóm ở nông thôn bị xói mòn, xuống cấp. Tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen, khai thác khoáng sản, hủy hoại môi trường ở nông thôn vẫn diễn ra. Khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài còn diễn biến ở một số địa phương.

Tình trạng hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và xuất xứ còn bán nhiều ở vùng nông thôn. Các hiện tượng “đạo lạ”, hoạt động mê tín dị đoan vẫn diễn biến phức tạp, chưa được giải quyết có hiệu quả.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 44 - 48)