Công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 35 - 37)

1- Tình hình, kết quả thực hiện

- Công tác kiểm tra, giám sát của Hội được chú trọng và tăng cường hoạt động.

+ Hằng năm, 100% Hội Nông dân các cấp đều xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; chú trọng kiểm tra chuyên đề, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát nhất là kiểm tra, giám sát cơ sở Hội.

+ Các cấp Hội đã tổ chức 414.091 cuộc kiểm tra.

+ Nội dung kiểm tra: việc thi hành Điều lệ Hội, việc thực hiện các quy chế, quy định của các cấp Hội và giám sát chuyên đề về quản lý và triển khai thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân và các chương trình, dự án sử dụng ngân sách nhà nước.

+ Qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện và xử lý 229 vụ vi phạm và tiến hành kỷ luật 37 cá nhân chủ yếu do vi phạm Điều lệ Hội, vi phạm về tài chính…

Trung ương Hội đã ban hành Quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật của Hội.

- Trung ương Hội thành lập và duy trì “đường dây nóng” để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cán bộ, hội viên, nông dân.

* Công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh thiếu sót, ngăn chặn và hạn chế tiêu cực, sai phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đồng thời, động viên, khuyến khích, phát huy các nhân tố mới, tích cực, nhân rộng các điển hình tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp Hội.

2- Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm.

- Trên thực tế, công tác kiểm tra giám sát ở một số nơi chưa được thực hiện thường xuyên, nhận thức về vai trò của công tác kiểm tra, giám sát ở một số tổ chức Hội chưa đầy đủ dẫn đến buông lỏng sự lãnh đạo hoặc triển khai hình thức, chủ yếu tiến hành kiểm tra, giám sát theo kế hoạch. Do vậy, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát chưa cao, chưa phát hiện kịp thời các vụ việc sai phạm, bức xúc ở cơ sở...

- Nhận thức về công tác giám sát và triển khai thực hiện công tác giám sát của Hội còn nhiều hạn chế.

- Công tác kiểm tra, giám sát chưa đủ mạnh để khắc phục bệnh hành chính hóa trong công tác Hội dẫn đến một số nơi việc chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Hội còn hình thức. Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính Hội, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Hội cùng cấp và cấp dưới chưa được quan tâm đúng mức.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban Kiểm tra chưa rõ ràng. Quan điểm về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra chưa thống nhất. Ở cấp tỉnh, cấp huyện, và cơ sở không bố trí Ban Kiểm tra chuyên trách mà nằm trong Ban Tổ chức- Kiểm tra nên hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng nhiều; đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra còn thiếu, thường là kiêm nhiệm lại không ổn định, do vậy số cán bộ nắm vững về nghiệp vụ công tác kiểm tra không nhiều đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác kiểm tra, giám sát.

3- Nhiệm vụ và giải pháp.

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, hội viên, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của các cấp Hội về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và mục đích của công tác kiểm tra, giám sát.

- Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát là một chức năng quan trọng gắn liền với mọi hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp nhằm bảo đảm mọi nghị quyết, chỉ thị và Điều lệ Hội đều được triển khai mạnh mẽ, kịp thời trong thực tiễn cuộc sống.

- Bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và củng cố, tăng cường, kiện toàn về tổ chức hệ thống đơn vị tham mưu công tác kiểm tra, giám sát của Hội cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ và nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát nhằm khắc phục bệnh quan liêu, hành chính hóa trong các tổ chức Hội; phát hiện, chấn chỉnh thiếu sót, ngăn chặn và xử lý kịp thời sai phạm.

- Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Tập trung kiểm tra, giám sát thường xuyên và có hệ thống việc chấp hành, triển khai thực hiện Điều lệ Hội, các nghị quyết, kết luận các cấp Hội, việc triển khai thực hiện các chương trình dự án, các phong trào nông dân từ Trung ương đến cơ sở, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các Nghị quyết, kết luận và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Hội để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và triển khai thực hiện thống nhất trong hệ thống Hội các quy định, hướng dẫnvề công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Hội.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 35 - 37)