Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 115 - 117)

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác Đối ngoại nhân dân

1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại bắt nguồn từ tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh, là hệ thống những nguyên lý, quan điểm, quan niệm về các vấn đề thế giới và thời đại, về đường lối quốc tế, chiến lược, sách lược, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại. Tư tưởng này còn thể hiện trong hoạt động đối ngoại thực tiễn của Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại bao gồm tám nội dung chính:

Thứ nhất, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các quyền dân tộc cơ bản có một vị trí đặc biệt quan trọng. Các quyền đó bao gồm độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước.

Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chiến đấu không khoan nhượng để giành lại các quyền dân tộc cơ bản cho dân tộc Việt Nam, để bảo vệ và thực hiện các quyền ấy. Đồng thời, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức và nô dịch, góp phần khẳng định các quyền cơ bản của các dân tộc trên thế giới.

Cụ thể nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành đấu tranh trong 30 năm vì các quyền dân tộc cơ bản của mình. Các cuộc thương lượng ngoại giao năm 1946, 1954, 1968 – 1973 từng bước, từng bước, từ thấp đến cao, buộc đối phương và các quốc gia có liên hệ tới các cuộc xung đột Đông Dương thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Đồng thời, nhân dân Việt Nam sau mỗi hiệp định quốc tế liên quan đến quyền lợi dân tộc mình lại phải đấu tranh gian khổ với sự kiên quyết và khôn khéo để bảo vệ và thực hiện các nguyên tắc đã được các Hiệp định ghi nhận, dựa trên pháp lý và đạo lý trong quan hệ quốc tế. Hiệp định Sơ bộ ngày 06/03/1946 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với nước ngoài. Với Hiệp định này, Việt Nam được công nhận là “quốc gia tự do”, nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp; chấp nhận trưng cầu ý dân ở Nam Bộ về việc hợp nhất “ba kỳ”. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính của mình. Hai chính phủ quyết định mở các cuộc thương lượng để xác định vấn đề quyền ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài và chế độ tương

lai của Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng Việt – Pháp đã không đưa lại kết quả do chính quyền Pháp không thừa nhận các quyền cơ bản của Việt Nam; độc lập, thống nhất của Việt Nam và việc Việt Nam có quyền quyết định về đường lối ngoại giao và quan hệ quốc tế của mình. Đầu tháng 12 năm 1946, trước những hành động leo thang chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Liên Hợp Quốc, trình bày với Hội đồng Bảo an về cuộc xung đột hiện nay và đề nghị Hội đồng vui lòng chấp nhận những điều chúng tôi đã nói… để cho Hiến chương Đại Tây Dương được tôn trọng và để khôi phục lại những quyền cơ bản của Việt Nam là được thừa nhận độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc trong công tác đối ngoại còn được thể hiện ở “Luận cương cách mạng Việt Nam” Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II. Luận cương nêu rõ “Chính sách ngoại giao của ta là chính sách ngoại giao có tính dân tộc và dân chủ. Nguyên tắc cơ bản của chính sách đó là: Bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia; ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa…”28

Là một người yêu nước và một nhà hoạt động quốc tế vô sản, khi hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc ra sức giải thích, vận động để những người cách mạng quốc tế ở thuộc địa và trước hết là ở chính quốc hiểu được sự cần thiết phải hợp tác vì các quyền dân tộc tự quyết. Khi viết bài “Cách mạng tháng Mười và sự nghiệp giải phóng dân tộc phương Đông”, tháng 11/1957, Người nêu rõ: “Cuộc cách mạng giải phóng trong các nước bị áp bức và cuộc cách mạng vô sản trong nước đi áp bức phải ủng hộ lẫn nhau. Trong các nước đi áp bức, trọng tâm của việc giáo dục tinh thần quốc tế là làm cho các người lao động hiểu rõ vấn đề để cho các dân tộc bị áp bức có quyền tự tách ra và lập thành những nước độc lập…”29

Chủ tịch Hồ Chí Minh ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì các quyền dân tộc cơ bản của họ. Ngoại giao Việt Nam tích cực hoạt động trên các diễn đàn quốc tế, tập hợp các lực lượng tiến bộ, cổ vũ và đề cao các quyền ấy. Hội nghị nhân dân châu Á bảo vệ hoà bình vào tháng 4/1955, có Việt Nam tham dự, ra nghị quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Arập giành tự do và độc lập dân tộc. Hội nghị Á - Phi tại Inđônêxia, tháng Tư 1955, mà Việt Nam là một trong hai mươi chín đoàn tham dự, hoàn toàn ủng hộ quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, thông qua Tuyên bố chung chống chủ nghĩa thực dân “ủng hộ quyền độc lập, tự do của các dân tộc Á - Phi”.30

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần tuyên bố tán thành năm nguyên tắc chung sống hoà bình trong quan hệ giữa các quốc gia do Trung Quốc và Ấn Độ đề xướng vào tháng 04/1954. Khi thăm Trung Quốc, tháng 06/1955, Chủ tịch khẳng định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện 28 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, Hà Nội 2001, T12, tr 145

hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình”.31 Trong điện mừng gửi Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc về thắng lợi của Hội nghị nhân dân Đông Dương, ngày 16/03/1965, Chủ tịch nêu rõ: “Nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà triệt để ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân và Chính phủ Campuchia dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ngài để bảo vệ chủ quyền, độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ Vương quốc Campuchia”.32

Trong đấu tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ chú trọng phát huy pháp lý quốc tế mà còn đề cao chính nghĩa, vận dụng những giá trị của văn hoá và của ngoại giao truyền thống Việt Nam, cũng như các tư tưởng phổ biến, tiến bộ của nhân loại, luôn chú ý tìm ra những điểm đồng, nêu cao nhân nghĩa và đạo lý trong quan hệ quốc tế để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới và đấu tranh với đối phương.

Trong quan hệ quốc tế, đối với bạn bè, đồng chí của Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn thuỷ chung, chân thành xây dựng mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Với những đối tượng cụ thể, Người tìm những điểm đồng để khơi dậy tình hữu ái và tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, ít ra cũng làm cho họ không công khai chống lại ta. Hồ Chí Minh từng nhận xét về người Pháp: “Nói chung, những người Pháp đều yêu chuộng những Đức lành như: Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Trả lời một nhà báo Mỹ, Người nói: “Tôi đã đến nước Mỹ, tôi hiểu nhân dân Mỹ rất trọng chính nghĩa và có nhiều tài năng”33, “Nhân dân Việt Nam coi nhân dân Mỹ là bạn của mình; chúng tôi chống là chống chính sách can thiệp”34.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng tình nghĩa và tín nghĩa trong quan hệ đối ngoại. Thấm nhuần tình nghĩa Việt Nam “tối lửa tắt đèn có nhau”, Người nhấn mạnh: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”35. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ chín (Khoá - III), Bác nhắc nhở: Đảng phải giáo dục nhân dân ta yêu mến, biết ơn chân thành và phấn đấu cho đoàn kết giữa các nước anh em, xem đó là điều “thiên kinh địa nghĩa” (điều vô cùng chính xác, không thể nghi ngờ). Trong Di chúc, Bác bày tỏ mong muốn đến ngày thắng lợi hoàn toàn sẽ đi thăm để cảm ơn các nước anh em, bè bạn đã tận tình ủng hộ giúp đỡ Việt Nam.

Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại thể hiện quan điểm của Người về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng độc lập dân 31 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t 8, tr 5

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 115 - 117)