IV- Giải pháp tham gia xâydựng Đảng, chính quyền vững mạnh:
6- Tích cực xâydựng củng cố tổ chức Hội, đổi mới phương thức hoạt động của Hội để đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền trong
giai đoạn tới.
6.1- Tiếp tục củng cố tổ chức sắp xếp bộ máy các cấp Hội gọn nhẹ theo tinh thần nghị quyết số 18.
Hội Nông dân Việt Nam cần tích cực xây dựng và củng cố tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu vận động nông dân trong tình hình mới, là cầu nối tin cậy giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp nông dân; làm tốt vai trò đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân; đủ sức tham mưu, đề xuất các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ Hội theo hướng tinh gọn, có phương thức hoạt động hướng mạnh về cơ sở. Quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất, năng lực và kỹ năng vận động quần chúng, lãnh đạo được phong trào quần chúng và tổ chức cho hội viên tham gia sám sát, phản bieebnj xã hội, góp ý xây dựng đảng, chính quyền các cấp.
- Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh, cơ chế, chính sách phù hợp đối với cán bộ Hội ở mỗi cấp; chú trọng bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn như vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo đủ sức dẫn dắt phong trào nông dân ở khu vực này.
- Nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động quần chúng cho cán bộ Hội cấp cơ sở và các trưởng, phó chi, tổ hội, nơi trực tiếp triển khai các nhiệm vụ của Hội đến hội viên, nông dân và vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở.
6.2- Nâng cao trách nhiệm, phẩm chất và năng lực đội ngũ cán bộ Hội, nhất là đội ngũ lãnh đạo, ủy viên ban chấp hành Hội các cấp đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Hằng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tập huấn chuyên sâu cho cán bộ Hội các cấp hiểu rõ các quy định, quy trình, cách làm, cách tổ chức để hội viên, nông dân tham gia giám sát, góp ý với cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp. Gắn trách nhiệm cho mỗi cán bộ Hội phải thường xuyên theo dõi, nắm tình hình để thu thập, cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực được phân công công tác.
Phát huy và đề cao vai trò, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của các Ủy viên Ban Chấp hành Hội các cấp, nhất là những Ủy viên thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, địa phương. Đề ra Quy định hằng năm, mỗi ủy viên đề xuất một vấn đề cần giám sát, phản biện gửi về Ban Chấp hành Hội các cấp để tổng hợp và lựa chọn vấn đề giám sát, phản biện.
6.3- Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi tổ, hội.
Chi tổ hội là nơi sinh hoạt thường kỳ của hội viên, là nơi hội viên nói lên tiếng nói của mình, phản ánh những khó khăn, bức xúc đối với những cơ chế, chính sách hoặc những hoạt động của các cấp ủy, chính quyền gây bất lợi cho người dân. Chính vì vậy, nếu khéo tổ chức thì việc sinh hoạt chi tổ hội sẽ giúp tổ chức hội nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của hội viên và những vấn đề nổi cộm, phát sinh ở cơ sở, từ đó sẽ phát hiện ra những vấn đề cần giám sát, cần góp ý với Đảng, chính quyền.
Vì vậy, cần xây dựng quy định đưa các vấn đề giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền là nội dung sinh hoạt bắt buộc và thường xuyên của chi tổ Hội. Hàng tháng, Hội cấp trên cử cán bộ Hội về sinh hoạt với chi tổ Hội ít nhất 1 lần, hàng tháng có báo cáo tổng hợp tình hình tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của nông dân, về kết quả thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội ở địa phương.
Các cấp Hội chủ động hướng dẫn, động viên cán bộ, hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực tham gia xây dựng Đảng chính quyền để cán bộ, hội viên, nông dân tự giác phát huy sức lực và trí tuệ đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, trong đó cần xây dựng các thiết chế, thể chế để cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp giám sát, phản biện xã hội và góp ý với Đảng, Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; nhất là từng bước thực hiện
quyền tổ chức quản lý đời sống cộng đồng ở nông thôn như xây dựng hòm thư góp ý, phản ánh qua sinh hoạt chi tổ hội, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân; tổ chức đối thoại với cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân tham gia góp ý hàng năm đối với cán bộ đảng, chính quyền…..
6.4- Phát huy vai trò các thiết chế thông tin, báo chí của Hội trong việc phát hiện vấn đề làm cơ sở cho việc giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền:
Giám sát và phản biện xã hội là một trong những phương pháp quan trọng để Hội và cán bộ, hội viên tham gia góp ý xây dựng đảng, chính quyền. Để thực hiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Hội thì các cơ quan thông tin, báo chí của Hội là công cụ quan trọng và không thể thiếu. Vì vậy, cần đề cao và phát huy vai trò của Báo Nông thôn ngày nay, Tạp chí Nông thôn mới, Website Hội nông dân Việt Nam, đường dây nóng của Hội và các loại hình thông tin khác trong việc cung cấp thông tin nhanh, nhạy, kịp thời, trung thực hai chiều để các bên liên quan (chủ thể giám sát, phản biện xã hội và đối tượng giám sát, phản biện xã hội- những người có quyền lực từ soạn thảo chính sách, đến đóng dấu quyền lực, ban hành và tổ chức thực hiện) hiểu rõ vấn đề; trên cơ sở đó phát hiện ra những vấn đề cần giám sát, phản biện để tham mưu cho Thường trực Trung ương Hội quyết định tiến hành giám sát, phản biện xã hội.
Cơ quan báo chí của Hội cần chủ động và phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo chính sách để thực hiện việc lấy ý kiến phản biện của nhân dân. Cần bố chí thời lượng, diện tích hợp lý và coi quá trình thông tin, phân tích và đưa ý kiến từ nông dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật là các đề tài khai thác
thường xuyên. Đặt ra yêu cầu cho các phóng viên phải tích cực đi cơ sở để đưa tin nhanh nhạy, kịp thời những vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà Đảng và Nhà nước cũng như người dân quan tâm nhất, như tình trạng cán bộ, đảng viên quan liêu, xa dân, lạm quyền, suy thoái xâm hại lợi ích của người dân hoặc những chính sách chưa mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân…
6.5- Tăng cường công tác kiểm tra của Hội cấp trên về thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền ở cấp dưới.
Việc tăng cường công tác kiểm tra sẽ tác động tích cực, thúc đẩy các cấp Hội thường xuyên hơn trong vấn đề tam gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Trung ương Hội tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo điều lệ gắn với nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, xay dựng chính quyền của các tỉnh, thành Hội. Lấy chất lượng mức độ và chất lượng tham gia góp ý xây dựng Đảng,
phương, đơn vị. Chỉ đạo các tỉnh thành Hội thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng, chính quyền của các huyện Hội, cơ sở Hội và các chi, tổ hội; kịp thời phát hiện vấn đề và tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ này, nhất là ở cấp cở cơ sở Hội và các chi, tổ hội.
Tổ chức Hội còn đóng vai trò là lực lượng hậu thuẫn cho Đảng và Nhà nước thông qua công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên ủng hộ và nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Trong trường hợp có xung đột, mâu thuẫn, thì tổ chức Hội đứng ra thực hiện công tác hòa giải, giải quyết mâu thuẫn, giải thíc cho hội viên, nông dân hiểu hoặc kiến nghị phản ánh đến tổ cwhcs Đảng, Chính quyền, Nhà nước.
6.6- Thực hiện tốt công tác tiếp nông dân, kịp thời chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết các ý kiến, khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền. Phối hợp với các tổ chức thành viên, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở.
Phần thứ hai
PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN GÓP PHẦNTHỰC HIỆN THẮNG LỢI MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THỰC HIỆN THẮNG LỢI MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
I- Vai trò của Đại đoàn kết dân tộc trong phát triển nông nghiệp, xâydựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam