Đẩy mạnh các phong trào thi đua.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 48 - 50)

II- Kết quả vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xâydựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.

1-Đẩy mạnh các phong trào thi đua.

8 Đến tháng 7 năm 2018, vùng đồng bằng sông Hồng có 65,38% số xã đạt tiêu chí nông thônmới; Đông Nam Bộ có 63,88%, trong khi vùng miền núi phía Bắc mới có 18,2%; Tây Nguyên mới; Đông Nam Bộ có 63,88%, trong khi vùng miền núi phía Bắc mới có 18,2%; Tây Nguyên 24,67% và cả nước còn 1922 xã đạt dưới 10 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện có 17 xã

1.1- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi là phong trào trọng tâm do Hội Nông dân Việt Nam phát động từ những năm đầu tiên của thời kỳ đổi mới của đất nước. Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương Hội ban hành Nghị quyết số 29-NQ/HNDTW ngày 04/7/2016 về đổi mới nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Hàng năm, các cấp Hội tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, nông dân hưởng ứng. Phong trào ngày càng phát triển sâu rộng trong cả nước trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn, thu hút đông đảo hội viên và nông dân tham gia9.

Nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã hỗ trợ, giúp đỡ hộ nông dân nghèo về giống, vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm việc làm,... để phát triển sản xuất để thoát nghèo, vươn lên làm giàu10. Các cấp Hội đã vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân tích cực tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, “dồn điền, đổi thửa” tạo vùng sản xuất chuyên canh, các cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản.

Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao

9 Kết quả bình quân hằng năm đã có hơn 6,5 triệu hộ nông dân đăng ký, trong đó có trên 3,6 hộđạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đạt 113,2% so với chỉ tiêu Đại hội VI đề ra. đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đạt 113,2% so với chỉ tiêu Đại hội VI đề ra. Chất lượng phong trào được nâng lên: trên 2.200.000 hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, trên 775.000 hộ thu nhập từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, trên 505.000 hộ thu nhập từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng, trên 27.000 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với giai đoạn 2007- 2012 .

10

Hằng năm, các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đã giúp trên 220.000 hộ nghèo về vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm... trị giá trên 15.000 tỷ đồng. Tạo việc làm tại chỗ cho hơn 11 triệu lao động; giúp hơn 100 ngàn hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm ăn khá giả, giàu có; đóng góp xây dựng hàng chục ngàn căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa và giúp cho trên 01 triệu hộ nghèo có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất.

góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế, tác động tích cực đến công tác giảm nghèo, tăng thêm hộ nông dân khá, giàu, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng triệu hộ nông dân.

1.2- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân nắm vững chủ trương, chính sách, mục tiêu xây dựng nông thôn mới và tham gia thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Nổi bật như vận động hội viên nông dân tham gia tích tụ ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp; tích cực hiến đất, hiến công, đóng góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, bảo vệ tôn tạo cảnh quan, môi trường nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc11. Nhiều địa phương đăng ký trực tiếp thực hiện một số tiêu chí cụ thể hoặc tham gia xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Ban Chấp hành Trung ương Hội ban hành Nghị quyết số 20-NQ/HNDTW ngày 21/7/2014 về nâng cao trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020. Trung ương Hội và các cấp Hội tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường nông thôn, tổ chức nhiều sự kiện lớn12, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường nông thôn13.

Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các cấp Hội đã tích cực vận động nông dân thi đua xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn, ấp, bản, làng, xã văn hóa; thực hiện nếp sống mới trong

11Phối kết hợp tổ chức được 169.777 lớp tập huấn và hội thảo cho 8.448.850 lượt hội viên, nôngdân; biên soạn, in ấn được 487.568 bộ tài liệu tuyên truyền; Nông dân đã đóng góp trên 17 ngàn dân; biên soạn, in ấn được 487.568 bộ tài liệu tuyên truyền; Nông dân đã đóng góp trên 17 ngàn tỷ đồng, trên 29 triệu ngày công, hiến trên 37 triệu m2 đất, làm mới, sửa chữa, nâng cấp trên 480 ngàn km kênh mương nội đồngvà 1.570 ngàn km đường giao thông nông thôn, xóa 29.411 nhà tạm.

Một phần của tài liệu 10701-De_cuong_tai_lieu_hoc_tap_nghi_quyet_dai_hoi_VII (Trang 48 - 50)