Minh họa 3: Khóa học 3: Mô hình trƣờng học mới Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 111 - 115)

9. Cấu trúc của luận án

2.3.2.3. Minh họa 3: Khóa học 3: Mô hình trƣờng học mới Việt Nam

Khóa học 3: Mô hình trƣờng học mới Việt Nam (VNEN)

Hiện nay, “Mô hình trƣờng học mới Việt Nam” đang đƣợc Bộ GD&ĐT triển khai nhân rộng sau khi thử nghiệm thành công ở một số tỉnh. Đến năm

học 2015-2016, nhiều tỉnh, thành đã áp dụng hình thức tổ chức lớp học theo Mô hình trƣờng học mới. Trong những năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho GVTH ở các trƣờng thử nghiệm về mô hình này. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo mô hình mới, nhiều GV cần phải tiếp tục tự học, tự BD. Bên cạnh đó, để học hệ thống học liệu E-learning mang tính cập nhật, phù hợp với nhu cầu học tập của GVTH, thực tiễn hiện nay của GD tiểu học, đề tài luận án xây dựng một khóa học mới có nội dung về “Mô hình trƣờng học mới Việt Nam” (VNEN) [4].

1) Mô tả khóa học: Giới thiệu tổng quan về nội dung cơ bản của khóa học, mục tiêu khóa học, yêu cầu về kiến thức, KN thái độ:

“Mô hình trƣờng học mới Việt Nam” đã đƣợc triên khai thí điểm ở một số tỉnh, thành trong những năm vừa qua đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, dần dần triển khai nhân rộng ra toàn quốc. Nội dung trong khóa học sẽ giúp GVTH tìm hiểu thêm về “Mô hình trƣờng học mới Việt Nam”. Nội dung cơ bản của khóa học bao gồm: Cách thức tổ chức lớp học, dạy học theo nhóm; vai trò của thƣ viện, góc học tập và bản đồ cồng đồng; kiểm tra đánh giá trong môi trƣờng học tập mới. Ngoài ra, khóa học cũng hƣớng dẫn GVTH một số nội dung, phƣơng pháp tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá một môn Khoa học lớp 5. Sau khi tham gia khóa học, GVTH cần đạt đƣợc những mục tiêu sau:

Về kiến thức:

 Hiểu đƣợc thế nào là Mô hình trƣờng học mới Việt Nam.

 Biết cách tổ chức dạy học theo Mô hình trƣờng học mới Việt Nam.

 Biết tổ chức dạy học theo nhóm.

 Hiểu đƣợc vai trò của góc học tập, bản đồ cộng đồng và thƣ viện lớp học.

Về KN:

 Tổ chức cho HS bầu đƣợc hội đồng tự quản của lớp học.

 Tổ chức cho HS tự học theo nhóm, thực hiện đúng các bƣớc học. tập trong Mô hình trƣờng học mới.

 Xây dựng đƣợc góc học tập, bản đồ cộng đồng.

 Đánh giá đƣợc học sinh học theo Mô hình trƣờng học mới.

2) Bài giảng: Khóa học bao gồm các bài giảng sau:

- Bài 1: Mô hình trƣờng tiểu học mới là gì?

Nội dung bài học giúp GVTH có một quan niệm đầy đủ về Mô hình trƣờng học mới Việt Nam và những điểm khác biệt cũng nhƣ những ƣu việt của mô hình.

- Bài 2: Tổ chức lớp học theo Mô hình trƣờng học mới Việt Nam

Bày học này giúp GVTH biết cách tổ chức lớp học theo Mô hình trƣờng học mới Việt Nam và vai trò của hội đồng tự quản lớp học. GVTH giúp HS bầu hội đồng tự quan, tổ chức các ban của hội đồng, trang trí lớp học .

- Bài 3: Tổ chức dạy học theo nhóm.

Bài học cung cấp cho GVTH những kiến thức liên quan đến cách thức tổ chức cho HS học (theo 10 bƣớc học tập), HS học theo trong nhóm (học cá nhân, thảo luận cặp đôi, thảo luận trong nhóm) và cách thức đánh giá.

- Bài 4: Góc học tập và vai trò của góc học tập.

Nội dung bài học sẽ làm rõ vai trò của góc học tập đối với HS và GVTH trong Mô hình trƣờng học mới. Giúp GVTH và HS cách thức xây dựng góc học tập của lớp học.

- Bài 5: Thƣ viện lớp học trong Mô hình trƣờng học mới.

Bài học trình có các nội dung cơ bản: vai trò của thƣ viện lớp học, cách xây dựng và tổ chức thƣ viện.

Nội dung bài giúp GVTH hiểu rõ tại sao cần phải xây dựng bản đồ cộng đồng, vai trò của bản đồ cộng đồng và cách thức xây dựng bản đồ cộng đồng cho lớp học mình phụ trách.

- Bài 7: Hƣớng dẫn dạy môn Khoa học lớp 5.

Cung cấp cho GVTH về những nội dung dạy học môn Khoa học lớp 5, phƣơng pháp dạy học đặc thù của môn Khoa học và kiểm tra đánh giá HS trong môn Khoa học.

3) Bài tập khóa học:

- Bài tập về tổ chức lớp học theo Mô hình trƣờng học mới. Bài tập này đƣợc liên kết với bài giảng số 2.

- Bài tập về dạy học theo Mô hình trƣờng học mới. Bài tập này liên kết với bài giảng số 3.

- Bài tập về vai trò của góc học tập, góc thƣ viện và bản đồ cộng đồng. Bài tập này liên kết với bài giảng số 4.

- Bài tập trắc nghiệm kiểm tra, đánh giá HS theo Mô hình trƣờng học mới. Bài tập này liên kết với bài giảng số 3.

4) Học liệu:

Đối với khóa học này hệ thống liên kết đến các nguồn tài nguyên, học liệu mở sau:

- Video tổ chức lớp học theo Mô hình trƣờng học mới (bầu hội đồng tự quản, trang trí lớp học, xây dựng bản đồ cộng đồng,..).

- Một số video về dạy học theo Mô hình trƣờng học mới (các tiết dạy minh họa nhƣ dạy Toán, Tiếng Việt,..).

- Các bài viết về đánh giá theo Mô hình trƣờng học mới; đổi mới kiểm tra đánh giá đƣợc đăng trên các báo chuyên ngành và các diễn đàn.

Nguồn học liệu tham khảo trong khóa học này chủ yếu đƣợc lấy từ các file video trên trang Youtube do Vụ Giáo dục tiểu học và Dự án Mô hình trƣờng học mới cung cấp.

2.4. Nguyên tắc và các hình thức sử dụng học liệu E-learning

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)