Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 71)

9. Cấu trúc của luận án

1.6.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Tổ chức tập huấn chung cho tất cả các đối tƣợng GV (nhƣ GV đã qua BD thay sách, GV chƣa thay sách, GV dạy lớp đang thay sách) do vậy gây nên lãng phí thời gian và tốn kém kinh phí, hiệu quả BD không cao, không thực sự đáp ứng nhu cầu của GV. Việc tổ chức chỉ đạo BD ở mỗi địa phƣơng mỗi khác, không thống nhất, ở một số nơi còn mang tính hình thức nên chất lƣợng không cao.

- Đội ngũ GV cốt cán ở các tỉnh sau khi đi tập huấn ở cấp Trung ƣơng về tập huấn lại có thể không truyền tải đƣợc hết các ý tƣởng, nội dung và phƣơng pháp đã đƣợc tiếp thu, nhiều địa phƣơng không phối hợp với các trƣờng sƣ phạm tổ chức BD dẫn đến ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả BD. - GV tham gia BD không có đủ thời gian để nghiên cứu, tiếp thu tài liệu, nội dung BD do thời gian BD tập trung trong vòng 2-3 ngày. GV không có cơ hội trao đổi thông tin với giảng viên, với tác giả của chƣơng trình và SGK cũng nhƣ với các đồng nghiệp để giao lƣu, chia sẻ kinh nghiệm và học tập thêm,...

- Tài liệu tập huấn, chất lƣợng các băng hình có thể không đảm bảo trong quá trình vận chuyển, bảo quản, không có đủ ngân sách để phân phát hết tài liệu đến tất cả các GV. GV chỉ đƣợc xem băng mẫu trong thời gian tập huấn, quá trình giảng dạy nếu có nhu cầu sẽ không có băng hình để tham khảo thêm.

- Chỉ kiểm tra, đánh giá khi kết thúc khoá BD, hình thức đánh giá bằng điểm và nhận xét chung chung. Đánh giá nhƣ vậy, GV không thu nhận đƣợc những thông tin phản hồi kịp thời, không tự đánh giá đƣợc năng lực của mình,

không biết mình cần bổ sung thêm những kiến thức, KN gì nên hạn chế đến quá trình tự học, tự BD của GV.

- Hiện nay, GVTH đã khai thác học liệu E-learning trên mạng Internet để học, tự BD phát triển chuyên môn. Tuy nhiên, học liệu còn ít, chƣa phù hợp với nhu cầu phát triển chuyên môn, chƣa đa dạng và chƣa đƣợc kiểm định về chất lƣợng, chính vì vậy nhu cầu của GVTH về học liệu E-learning để tự học, tự BD là rất cao.

Kết luận chƣơng 1

Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ở Chƣơng 1 cho thấy:

- Các nghiên cứu đã khẳng định đƣợc những ƣu điểm, khả năng ứng dụng E-learning vào trong đào tạo và BD GV. GV hứng thú với hình thức học tập qua E-learning do có sự tƣơng tác, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các diễn đàn; hệ thống E-learning có nội dung các khóa học, học liệu đa dạng, phong phú đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập, BD đa dạng của GV. Các khóa BD GV sẽ hiệu quả hơn khi tổ chức theo hình thức học kết hợp.

- Thiết kế hệ thống học liệu E-learning cần phải dựa trên nền tảng các lý thuyết học tập, đặc biệt cần lƣu ý đến đặc điểm và nhu cầu học tập của GV, là những học HV NL; quan tâm khai thác kinh nghiệm của họ trong quá trình thiết kế các hoạt động học tập, hệ thống cần thiết kế những hoạt động phù hợp, gắn với thực tiễn dạy học của GVTH.

- Công tác BD GVTH trong những năm vừa qua phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả các khóa BD không cao; tài liệu BD thƣờng xuyên còn ít, chủ yếu là các học liệu in truyền thống, khó bảo quản, cơ hội tiếp cận của GVTH còn nhiều hạn chế.

- Kết quả khảo sát cho thấy đƣợc bức tranh thực trạng về trình độ, kiến thức, KN sử dụng CNTT của GVTH và thực trạng khai thác ứng dụng ứng dụng CNTT trong dạy học, tự học, tự BD. Học liệu E-elarning chƣa đáp ứng đƣợc để GVTH tự học, tự BD vì vậy nhu cầu về học liệu là rất cao.

- Ở Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu xây dựng, phát triển học liệu E-learning phục vụ BD GV mới chỉ là bƣớc đầu, còn nhiều hạn chế, nội dung học liệu chƣa đa dạng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của GVTH. Các hệ thống E-learning đƣợc xây dựng chƣa dựa trên các nghiên cứu đánh giá nhu cầu, đặc điểm học tập của GVTH, chƣa chú ý khai thác kinh nghiệm của GV,

chƣa tạo ra môi trƣờng thuận tiện để GV tự học, trao đổi và chỉa sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định cần nghiên cứu thiết kế, xây dựng, phát triển học liệu E-learning để đáp ứng nhu cầu tự học, tự BD phát triển chuyên môn của GVTH. Với trình độ kiến thức, KN về CNTT của GVTH hiện nay đủ khả năng sử dụng, khai thác hệ thống học liệu E-learning để tự học, tự BD phát triển chuyên môn.

CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỌC LIỆU E-LEARNING DÀNH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC DỰA VÀO

CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG MẠNG 2.1. Nguyên tắc, quy trình thiết kế

2.1.1. Nguyên tắc thiết kế

Căn cứ vào vai trò của hệ thống học liệu E-learning đối với quá trình tự học, tự BD của GVTH, hệ thống học liệu E-learning đƣợc thiết kế và xây dựng trên các nguyên tắc sau:

- Tính phong phú: Hệ thống học liệu E-learning phải có đầy đủ hệ thống quản lý học tập LMS gồm các chức năng nhƣ: đăng ký học, lập kế hoạch, phân phối, theo dõi, trao đổi thông tin, kiểm tra; hệ thống quản lý nội dung LCMS và các chuẩn về tƣơng tác.

- Tính tổ chức: Nội dung học liệu và tài nguyên học tập phải đƣợc thiết kế và xây dựng, tổ chức dựa trên nền tảng hoạt động tự học, tự BD của GVTH. Cách thức tổ chức nội dung phù hợp với đặc điểm học tập của GVTH, vận dụng các mô hình hƣớng dẫn học để thiết kế xây dựng, hỗ trợ GVTH tự học, tự BD phát triển chuyên môn.

- Tính hiệu quả: Hệ thống phải đáp ứng đƣợc yêu cầu tự học, tự BD của GVTH ở các mức độ khác nhau, giúp GV tự học, tự BD mà không làm ảnh hƣởng đến các hoạt động chuyên môn,.. Học liệu E-learning đƣợc xây dựng phải giúp cho GV dễ dàng sử dụng trong quá trình tự học, thể hiện đƣợc mối tƣơng tác giữa GV/hƣớng dẫn viên với ngƣời học (GVHT) và giữa ngƣời học với ngƣời học, khai thác đƣợc những ƣu điểm của CNTT&TT.

- Tính phân chia nội dung: Các đơn vị học tập cơ bản (module hoặc khóa học) đƣợc xây dựng phải độc lập, linh hoạt, mềm dẻo, dễ dàng kết hợp, dễ dàng sửa nội dung có thể phù hợp với nhu cầu học tập của GVTH, những vấn đề phát sinh trong thực tiễn GD tiểu học. Dung lƣợng kiến thức trong mỗi khóa học đƣợc phân chia bài học phù hợp với quá trình tự học, tự BD của

GVTH, đồng thời cũng tạo điều kiện để dễ dàng sử dụng lại (tái sử dụng) hoặc cập nhật nội dung.

- Tính dễ truy cập và linh hoạt: Hệ thống phải dễ đăng nhập và dễ truy cập. Quá trình học của GVTH có thể diễn ra ở bất cứ thời gian nào và bất cứ địa điểm nào, có thể truy cập từ các thiết bị khác nhau nhƣ máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác,.. sử dụng các hệ điều hành và trình duyệt khác nhau và các đƣờng truyền với băng thông khác nhau.

- Tương thích với chuẩn: Hệ thống học liệu E-learning cần phải tƣơng thích với các chuẩn giao tiếp và quản lí nội dung thông dụng. Các chuẩn về tƣơng tác và quản lí nội dung cũng không ngừng thay đổi, hệ thống học liệu cần dễ dàng nâng cấp để không bị lạc hậu.

- Tính tiện ích, dễ thích nghi: Hệ thống học liệu E-learning cần phải dễ dàng cập nhật, thích nghi với sự đa dạng về trình độ và nhu cầu tự học của GVTH. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của GVTH thì nội dung của mô hình học liệu cần đa dạng, phong phú. Các nội dung học tập đƣợc thiết kế, phát triển dựa trên nền tảng Chƣơng trình, nội dung BD thƣờng xuyên do Bộ GD&ĐT ban hành, định hƣớng BD nghiệp vụ sƣ phạm trong giai đoạn những năm tới, Chuẩn nghề nghiệp GVTH, các nội dụng tập huấn liên quan nhƣng thay đổi của Chƣơng trình và SGK mới. Bên cạnh đó, học liệu phải đa dạng về nội dung và hình thức: tài liệu điện tử,

sách điện tử, các bài giảng điện tử, video minh hoạ, các tiết dạy mẫu để đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của GVTH.

2.1.2. Quy trình thiết kế

Hệ thống học liệu E-learning hỗ trợ quá trình tự học, tự BD của GVTH đƣợc thiết kế và xây dựng theo quy trình sau:

1) Phân tích: Để thiết kế và xây dựng đƣợc hệ thống học liệu E-learning phù hợp với nhu cầu tự học, tự BD của GVTH trƣớc hết cần nghiên cứu phân tích và đánh giá: Nhu cầu tự học, tự BD; mục tiêu của tự học, tự BD; nội dung tự học, tự BD; đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của GVTH.

Hệ thống học liệu E-learning đƣợc thiết kế phải khoa học, có đầy đủ các chức năng để đảm bảo đáp ứng đƣợc mục tiêu BD phát triển chuyên môn và phù hợp với GVTH, phù hợp với quá trình tự học, tự BD. Trong phần cấu trúc của hệ thống học liệu phải xác định rõ cần có những phần cụ thể nhƣ: Đăng kí học, tự kiểm tra đánh giá, các khóa học, thƣ viện, diễn đàn thảo luận, thông tin,.. Trong những mục này có những nội dung phù hợp với nhu cầu tự học, tự BD. Các thiết kế hƣớng dẫn học phù hợp với quá trình tự học, đặc điểm học tập của GVTH.

Bên cạnh đó, hệ thống học liệu E-learning đƣợc thiết kế phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng đã nêu ở trên, nội dung của hệ thống phải phong phú, đa dạng, bám sát nội dung BD thƣờng xuyên, đƣợc phân chia, sắp xếp một cách logic, đảm bảo tính khoa học. Nội dung đƣợc phân chia phù hợp sẽ hỗ trợ hỗ trợ đƣợc nhiều đối tƣợng GV có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn khác nhau. Thiết kế nội dung phù hợp sẽ thu hút, gây đƣợc hứng thú, khuyến khích đƣợc GV tham gia tự học, tự BD. Để hệ thống học liệu E-learning đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên thì cần có sự hỗ trợ tốt của hệ thống quản lý nội dung LCMS, hệ thống quản lý quá trình học LMS. Trong phần phân tích này thì những chuyên gia về GD giữ vai trò quan trọng vì phân tích, đánh giá cần xác định đƣợc rõ nhu cầu, đặc điểm học tập của GVTH và những yêu cầu về tự học, tự BD phát triển chuyên môn.

Mặt khác, trong giai đoạn phân tích này các chuyên gia GD cần kết hợp với những ngƣời có chuyên môn về CNTT&TT và E-learning để có thể đƣa ra đƣợc những yêu cầu về mặt công nghệ, hạ tầng thông tin, ngôn ngữ lập trình, phần mềm phát triển học liệu và những khó khăn sẽ gặp phải để tìm giải

pháp khắc phục trong quá trình thiết kế xây và dựng hệ thống.

2) Thiết kế học liệu: Khi thiết kế học liệu cần quan tâm đến mục tiêu của các khóa BD, tiến trình tự học và đối tƣợng ngƣời học,… Đặc biệt, trong quá trình thiết kế cần chú trọng tích hợp, kết nối hệ thống học liệu E-learning với nguồn tài nguyên mở, học liệu điện tử, những website sẵn có trên mạng Internet. Nội dung trong mỗi bài giảng có thể tích hợp của văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, multimedia, blog, games,..

3) Xây dựng hệ thống học liệu: Phần xây dựng hệ thống học liệu là sự kết hợp giữa chuyên gia GD, GV và những nhà chuyên môn về CNTT&TT, E-learning có đủ khả năng để xây dựng đƣợc hệ thống theo đúng thiết kế của chuyên gia GD. Bên cạnh đó, việc xây dựng nội dung của hệ thống rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng tự học, tự BD. Nội dung đƣợc xây dựng từ bài giảng lý thuyết, các bài tập, video minh họa,... phù hợp với mục tiêu, nội dung tự học, tự BD do Bộ GD&ĐT ban hành. Trong quá trình xây dựng hệ thống học liệu theo thiết kế và xây dựng các nội dung cần có sự hỗ trợ các phần mềm nhƣ: PowerPoint, Presenter,.. và các thiết bị điện tử nhƣ: Máy ảnh, máy quay phim kĩ thuật số,..

4) Thử nghiệm: Sau khi xây dựng xong hệ thống học liệu E-learning cần thử nghiệm. Trƣớc hết cần thử nghiệm trên phạm vi hẹp để đánh giá các chức năng và tính ổn định của hệ thống. Nếu hệ thống học liệu chạy ổn định, các chức năng hoạt động tốt theo thiết kế thì chuyển sang giai đoạn thử nghiệm diện rộng hơn.

5) Đánh giá: Sau khi thử nghiệm trên diện rộng, cần có nghiên cứu đánh giá ban đầu về hệ thống học liệu E-learning cũng nhƣ tác động của hệ thống đến quá trình tự học, tự BD phát triển chuyên môn của GVTH. Nếu hệ thống đạt đƣợc các yêu cầu, mục tiêu đặt ra khi thiết kế xây dựng thì triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Ngƣợc lại chƣa đáp ứng đƣợc thì cần phân tích, chỉnh sửa

lại từ phân tích, thiết kế hệ thống theo quy trình nêu trên.

2.2. Thiết kế và xây dựng hệ thống học liệu E-learning dành cho giáo viên tiểu học

2.2.1. Chức năng của hệ thống

Hình 2.2. Mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning cho GVTH

Hình 2.1: Mô hình chức năng của hệ thống học liệu E-learning

Hệ thống học liệu E-learning đƣợc xây dựng và hoạt động xung quanh những đối tƣợng chủ yếu: Học viên là đối tƣợng chính khai thác và sử dụng học liệu E-learning; Giảng viên/hƣớng dẫn viên và bộ phận quản lý đƣợc cung cấp và quản lý tài nguyên (khóa học, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, học

Không gian giao tiếp

Tài nguyên Ngƣời học

Giảng viên/Hƣớng dẫn/ Quản trị khóa học Bộ phận quản lý Bài giảng Khóa học Diễn đàn GV tiểu học CBQL & những ngƣời quan tâm Hệ thống Tài nguyên

Không gian giao tiếp Ngƣời học/ GV Khóa học Bài giảng Bài tập/bài kiểm tra Học liệu mở

liệu mở trên mạng Internet), không gian giao tiếp (bài giảng, khóa học, diễn đàn) để giáo viên/hƣớng dẫn viên, HV học tập, trao đổi, thảo luận.

2.2.2. Cấu trúc của hệ thống

Vận dụng mô hình chức năng tổng thể của hệ thống E-learning và mô

hình chức năng của hệ thống học liệu vào thiết kế, hệ thống học liệu E-learning cho GVTH có cấu trúc nhƣ sau:

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống E-learning cho GVTH

Quản trị hệ thống:

- Quản trị người dùng (GV, HV): Quản lý đăng ký tham gia học của HV. Quản trị ngƣời dùng cho phép quản lý tất cả HV tham gia vào khóa học, phân cấp, phân quyền cho ngƣời sử dụng. Đối với khóa học ở chế độ “riêng tƣ” thì sau khi HV đăng ký tham gia khóa học, đƣợc chấp nhận của ngƣời quản trị thì

Quản trị bài giảng

Quản trị bài tự kiểm tra, đánh giá Diễn đàn, liên kết nguồn học liệu mở,trang web liên quan

Quản trị GV, HV

Quản trị bài tự kiểm tra đánh giá Quản trị danh mục bài viết Quản trị khóa học Quản trị thƣ viện Tìm kiếm bài giảng

Tạo bài giảng mới

Bài tập tự đánh giá Nghe/xem bài giảng

Tìm kiếm bài kiểm tra

Làm bài kiểm tra

Xem kết quả, thông tin phản hồi

Hệ thống E-learning cho GV tiểu học

mới có thể tham gia đƣợc khóa học (ngƣời quản trị hệ thống kích hoạt để trở thành thành viên tham gia). Các thành viên của khóa học đƣợc phân cấp thành: thành viên tham gia học (chỉ tham gia học bình thƣờng); thành viên chính (có thể giữ vai trò nhƣ ngƣời quản trị khóa học, quản lý nội dung và diễn đàn của khóa học); biên tập viên (giữ vai trò quan trọng) có thể xây dựng đƣợc những khóa học mới. Quản trị ngƣời dùng có thể khóa không cho hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)