Quy trình thiết kế

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 76)

9. Cấu trúc của luận án

2.1.2. Quy trình thiết kế

Hệ thống học liệu E-learning hỗ trợ quá trình tự học, tự BD của GVTH đƣợc thiết kế và xây dựng theo quy trình sau:

1) Phân tích: Để thiết kế và xây dựng đƣợc hệ thống học liệu E-learning phù hợp với nhu cầu tự học, tự BD của GVTH trƣớc hết cần nghiên cứu phân tích và đánh giá: Nhu cầu tự học, tự BD; mục tiêu của tự học, tự BD; nội dung tự học, tự BD; đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của GVTH.

Hệ thống học liệu E-learning đƣợc thiết kế phải khoa học, có đầy đủ các chức năng để đảm bảo đáp ứng đƣợc mục tiêu BD phát triển chuyên môn và phù hợp với GVTH, phù hợp với quá trình tự học, tự BD. Trong phần cấu trúc của hệ thống học liệu phải xác định rõ cần có những phần cụ thể nhƣ: Đăng kí học, tự kiểm tra đánh giá, các khóa học, thƣ viện, diễn đàn thảo luận, thông tin,.. Trong những mục này có những nội dung phù hợp với nhu cầu tự học, tự BD. Các thiết kế hƣớng dẫn học phù hợp với quá trình tự học, đặc điểm học tập của GVTH.

Bên cạnh đó, hệ thống học liệu E-learning đƣợc thiết kế phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng đã nêu ở trên, nội dung của hệ thống phải phong phú, đa dạng, bám sát nội dung BD thƣờng xuyên, đƣợc phân chia, sắp xếp một cách logic, đảm bảo tính khoa học. Nội dung đƣợc phân chia phù hợp sẽ hỗ trợ hỗ trợ đƣợc nhiều đối tƣợng GV có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn khác nhau. Thiết kế nội dung phù hợp sẽ thu hút, gây đƣợc hứng thú, khuyến khích đƣợc GV tham gia tự học, tự BD. Để hệ thống học liệu E-learning đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên thì cần có sự hỗ trợ tốt của hệ thống quản lý nội dung LCMS, hệ thống quản lý quá trình học LMS. Trong phần phân tích này thì những chuyên gia về GD giữ vai trò quan trọng vì phân tích, đánh giá cần xác định đƣợc rõ nhu cầu, đặc điểm học tập của GVTH và những yêu cầu về tự học, tự BD phát triển chuyên môn.

Mặt khác, trong giai đoạn phân tích này các chuyên gia GD cần kết hợp với những ngƣời có chuyên môn về CNTT&TT và E-learning để có thể đƣa ra đƣợc những yêu cầu về mặt công nghệ, hạ tầng thông tin, ngôn ngữ lập trình, phần mềm phát triển học liệu và những khó khăn sẽ gặp phải để tìm giải

pháp khắc phục trong quá trình thiết kế xây và dựng hệ thống.

2) Thiết kế học liệu: Khi thiết kế học liệu cần quan tâm đến mục tiêu của các khóa BD, tiến trình tự học và đối tƣợng ngƣời học,… Đặc biệt, trong quá trình thiết kế cần chú trọng tích hợp, kết nối hệ thống học liệu E-learning với nguồn tài nguyên mở, học liệu điện tử, những website sẵn có trên mạng Internet. Nội dung trong mỗi bài giảng có thể tích hợp của văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, multimedia, blog, games,..

3) Xây dựng hệ thống học liệu: Phần xây dựng hệ thống học liệu là sự kết hợp giữa chuyên gia GD, GV và những nhà chuyên môn về CNTT&TT, E-learning có đủ khả năng để xây dựng đƣợc hệ thống theo đúng thiết kế của chuyên gia GD. Bên cạnh đó, việc xây dựng nội dung của hệ thống rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng tự học, tự BD. Nội dung đƣợc xây dựng từ bài giảng lý thuyết, các bài tập, video minh họa,... phù hợp với mục tiêu, nội dung tự học, tự BD do Bộ GD&ĐT ban hành. Trong quá trình xây dựng hệ thống học liệu theo thiết kế và xây dựng các nội dung cần có sự hỗ trợ các phần mềm nhƣ: PowerPoint, Presenter,.. và các thiết bị điện tử nhƣ: Máy ảnh, máy quay phim kĩ thuật số,..

4) Thử nghiệm: Sau khi xây dựng xong hệ thống học liệu E-learning cần thử nghiệm. Trƣớc hết cần thử nghiệm trên phạm vi hẹp để đánh giá các chức năng và tính ổn định của hệ thống. Nếu hệ thống học liệu chạy ổn định, các chức năng hoạt động tốt theo thiết kế thì chuyển sang giai đoạn thử nghiệm diện rộng hơn.

5) Đánh giá: Sau khi thử nghiệm trên diện rộng, cần có nghiên cứu đánh giá ban đầu về hệ thống học liệu E-learning cũng nhƣ tác động của hệ thống đến quá trình tự học, tự BD phát triển chuyên môn của GVTH. Nếu hệ thống đạt đƣợc các yêu cầu, mục tiêu đặt ra khi thiết kế xây dựng thì triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Ngƣợc lại chƣa đáp ứng đƣợc thì cần phân tích, chỉnh sửa

lại từ phân tích, thiết kế hệ thống theo quy trình nêu trên.

2.2. Thiết kế và xây dựng hệ thống học liệu E-learning dành cho giáo viên tiểu học

2.2.1. Chức năng của hệ thống

Hình 2.2. Mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning cho GVTH

Hình 2.1: Mô hình chức năng của hệ thống học liệu E-learning

Hệ thống học liệu E-learning đƣợc xây dựng và hoạt động xung quanh những đối tƣợng chủ yếu: Học viên là đối tƣợng chính khai thác và sử dụng học liệu E-learning; Giảng viên/hƣớng dẫn viên và bộ phận quản lý đƣợc cung cấp và quản lý tài nguyên (khóa học, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, học

Không gian giao tiếp

Tài nguyên Ngƣời học

Giảng viên/Hƣớng dẫn/ Quản trị khóa học Bộ phận quản lý Bài giảng Khóa học Diễn đàn GV tiểu học CBQL & những ngƣời quan tâm Hệ thống Tài nguyên

Không gian giao tiếp Ngƣời học/ GV Khóa học Bài giảng Bài tập/bài kiểm tra Học liệu mở

liệu mở trên mạng Internet), không gian giao tiếp (bài giảng, khóa học, diễn đàn) để giáo viên/hƣớng dẫn viên, HV học tập, trao đổi, thảo luận.

2.2.2. Cấu trúc của hệ thống

Vận dụng mô hình chức năng tổng thể của hệ thống E-learning và mô

hình chức năng của hệ thống học liệu vào thiết kế, hệ thống học liệu E-learning cho GVTH có cấu trúc nhƣ sau:

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống E-learning cho GVTH

Quản trị hệ thống:

- Quản trị người dùng (GV, HV): Quản lý đăng ký tham gia học của HV. Quản trị ngƣời dùng cho phép quản lý tất cả HV tham gia vào khóa học, phân cấp, phân quyền cho ngƣời sử dụng. Đối với khóa học ở chế độ “riêng tƣ” thì sau khi HV đăng ký tham gia khóa học, đƣợc chấp nhận của ngƣời quản trị thì

Quản trị bài giảng

Quản trị bài tự kiểm tra, đánh giá Diễn đàn, liên kết nguồn học liệu mở,trang web liên quan

Quản trị GV, HV

Quản trị bài tự kiểm tra đánh giá Quản trị danh mục bài viết Quản trị khóa học Quản trị thƣ viện Tìm kiếm bài giảng

Tạo bài giảng mới

Bài tập tự đánh giá Nghe/xem bài giảng

Tìm kiếm bài kiểm tra

Làm bài kiểm tra

Xem kết quả, thông tin phản hồi

Hệ thống E-learning cho GV tiểu học

mới có thể tham gia đƣợc khóa học (ngƣời quản trị hệ thống kích hoạt để trở thành thành viên tham gia). Các thành viên của khóa học đƣợc phân cấp thành: thành viên tham gia học (chỉ tham gia học bình thƣờng); thành viên chính (có thể giữ vai trò nhƣ ngƣời quản trị khóa học, quản lý nội dung và diễn đàn của khóa học); biên tập viên (giữ vai trò quan trọng) có thể xây dựng đƣợc những khóa học mới. Quản trị ngƣời dùng có thể khóa không cho hoạt động hoặc xóa một HV đã đăng ký tham gia học nhƣng trong quá trình học tập, thảo luận đƣa những thông tin không phù hợp, không đúng mục đích của khóa học. Ngoài ra quản trị ngƣời dùng cũng có thể thay đổi vai trò của HV, những HV tham gia tích cực, có nhiều bài viết, trao đổi hay có thể đƣợc “thăng cấp” để trở thành “Key Master” tham gia quản lý diễn đàn, các khóa học cùng với quản trị viên/GV. Nhƣ vậy, vị trí vai trò của GV/hƣớng dẫn viên và HV trong một khóa học có thể thay đổi đƣợc cho nhau nếu thấy phù hợp, giống nhƣ lớp học truyền thống HV có thể thay nhau điều khiển quá trình thảo luận trên lớp.

- Quản trị khóa học: Đây là phần quan trọng của hệ thống học liệu E- learning dành cho GVTH. Quản trị khóa học cho phép ngƣời quản trị có thể thực hiện những công việc sau đây:

+ Tạo thêm một khóa học mới, hoặc xóa bỏ một khóa học đã có. + Thay đổi thuộc tính của khóa học, có thể ở các chế độ:

Khóa học công khai: không đăng ký thành viên vẫn có thể học đƣợc.

Khóa học riêng tư: phải đăng kí thành viên mới tham gia học đƣợc.

Khóa học ẩn: Các thảo luận trong diễn đàn sẽ đƣợc ẩn đi, HV xem đƣợc những nội dung, thông tin đƣợc xậy dựng bởi khóa học.

Đối với hệ thống học liệu E-learning, thiết kế cấu trúc của khóa học, cách thức quản trị nội dung học liệu có vai trò quan trọng trong việc cập nhật, chỉnh sửa nội dung để phù hợp với nhu cầu GVTH, những thay đổi của GD tiểu học. Dựa trên nội dung chƣơng trình, yêu cầu BD thƣờng xuyên do Bộ GD&ĐT ban hành, những thay đổi của GD tiểu học, nhu cầu tự học, tự BD của GVTH chúng tôi thiết kế hệ thống bao gồm các khóa khọc nhƣ sau:

Bảng 2.1: Danh mục khóa học Các khóa học của hệ thống học liệu E-learning dành cho GVTH

Các khóa học theo Chƣơng trình BD thƣờng xuyên do Bộ GD&ĐT ban hành

 Ứng dụng CNTT trong dạy học

 Tâm lý HS tiểu học và dạy học ở tiểu học

 Dạy học theo lớp ghép

 Giáo dục hòa nhập

 Lập kế hoạch dạy học

 Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tiểu học

 Kiểm tra đánh giá trong dạy học

 Thiết bị dạy học ở tiểu học

 Tổ chức các hoạt động giáo dục

 Giáo dục bảo vệ môi trƣờng

 Nghiên cứu khoa học ứng dụng

 Công tác chủ nhiệm và tƣ vấn cho học sinh tiểu học

Các khóa học mang tính cập nhật và đáp ứng nhu cầu của GVTH

 Mô hình trƣờng học mới Việt Nam (VNEN)

 Công nghệ giáo dục

 Đổi mới kiểm tra đánh giá

 Giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học

 ...

+ Chỉnh sửa các khóa học: chỉnh sửa tên khóa học, thay đổi mô tả, giới thiệu khóa học; thay đổi vai trò HV tham gia khóa học: không cho HV học tập, xóa bỏ HV khỏi danh sách, chuyển đổi từ HV sang GV/quản trị khóa học,..

Hình 2.4: Quản trị các khóa học của hệ thống

- Quản trị danh mục bài viết: Quản trị danh mục bài viết cho phép quản lý bài viết trong mục: Tin tức, Thông báo, Cảm nhận của HV,.. Ngƣời quản trị hệ thống có thể cập nhật bài viết mới, xóa bỏ bài viết cũ đã đƣa lên trang web

quá lâu, chỉnh sửa nội dung bài viết cho phù hợp,.. Đối với hệ thống học liệu E-learning đã thiết kế các mục Tin tức, Thông báo, Cảm nhận của HV đƣợc quản lý dƣới dạng các trang, mỗi bài viết đƣợc coi là một trang độc lập. Thiết kế nhƣ vậy đảm bảo thuận tiện cho việc cập nhật nội dung, bài viết mới.

- Quản trị thư viện: Hệ thống cho phép tạo ra và quản lý thƣ viện theo cách phân loại tài liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng của HV. Dựa trên nhu cầu và thực tiễn sử dụng học liệu của HV ngƣời quản trị của thể phân loại cho phù hợp. Thƣ viện của hệ thống đƣợc thiết kế phân thành các mục chính nhƣ: Tài liệu BD thƣờng xuyên, tài liệu hỗ trợ dạy học môn Toán, tài liệu hỗ trợ dạy Văn - Tiếng Việt, tài liệu hộ trợ dạy Khoa học,... trong mỗi mục chính có thể phân thành các tiểu mục, ví dụ mục tài liệu hỗ trợ dạy Khoa học có thể phân thành các mục nhỏ nhƣ hƣớng dẫn dạy Khoa học lớp 4, hƣớng dẫn dạy Khoa học lớp 5,..

Quản trị khóa học:

Quản trị khóa học trong quản trị hệ thống cho phép tạo lập hoặc xóa bỏ các khóa học thuộc hệ thống thì với quản trị khóa học trong phần khóa học cho phép ngƣời quản trị có thể thực hiện đƣợc các công việc nhƣ: thực hiện mô tả khóa học, quản lý mọi hoạt động của HV trong khóa học, quản lý diễn đàn của khóa học, gửi E-mail mời mọi ngƣời tham gia khóa học, thiết lập chủ đề, lịch thảo luận trực tuyến hoặc hỗ trợ của ngƣời quản trị, GV đối với HV tham gia học, tạo lập các bài tập, quản lý học liệu, liên kết,... cụ thể:

- Quản trị bài giảng: Quản trị bài giảng giúp quản lý toàn bộ các bài giảng. Cho phép tạo bài giảng mới, chỉnh sửa bài giảng đã có, cập nhật thêm các liên kết, file video,... Ngoài ra, những bài giảng trong khóa học có thể liên kết, tích hợp với nguồn học liệu mở, tài nguyên trên mạng xã hội tạo điều kiện thuận lợi để HV tham khảo thêm.

đun BD thƣờng xuyên cho GVTH do Bộ GD&ĐT ban hành đƣợc thiết kế và tổ chức lại cho phù hợp với tự học, tự BD. Cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Nội dung các khóa học

Tên khóa học Nội dung khóa học

Ứng dụng

CNTT trong dạy học

- Kiến thức, KN tin học cơ bản.

- Mạng Internet - Tìm kiếm và khai thác thông tin.

- Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint trong dạy học.

- Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học. Tâm lí HS tiểu

học và dạy học ở tiểu học

- Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học, những giải pháp sƣ phạm.

- Đặc điểm tâm lý của HS dân tộc ít ngƣời, HS có nhu cầu đặc biệt, HS có hoàn cảnh khó khăn.

- Đặc điểm tâm lý của HS yếu kém, HS cá biệt, HS giỏi và năng khiếu. Dạy học theo lớp ghép - Môi trƣờng dạy học lớp ghép. - Tổ chức học tập cho HS ở lớp ghép. - Kế hoạch dạy học ở lớp ghép. Giáo dục hòa nhập - Giáo dục hòa nhập.

- Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ có khó khăn về nghe. Lập kế hoạch

dạy học - Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung GD ở tiểu học. - Tổ chức dạy học cả ngày.

Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tiểu học

- Một số phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học. - Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hƣớng dạy học tích cực.

Đánh giá kết quả học tập

- Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học.

học tập ở tiểu học.

- Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số và bằng nhận xét.

Thiết bị dạy

học ở tiểu học - Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học.

- Lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học ở tiểu học. - Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học.

Tổ chức các hoạt động giáo dục

- Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng tiểu học.

- Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học.

- Giáo dục KN sống qua các hoạt động giáo dục. Giáo dục bảo

vệ môi trƣờng

- Giáo dục bảo vệ môi trƣờng qua các môn học ở tiểu học. - Thực hành Giáo dục bảo vệ môi trƣờng qua các môn học ở tiểu học.

Thƣ viện trƣờng học và môi trƣờng học tập

- Thƣ viện trƣờng học thân thiện.

- Xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện. - Xây dựng cộng đồng thân thiện vì trẻ em. Nghiên cứu

khoa học ứng dụng

- Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng.

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)