Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 56)

9. Cấu trúc của luận án

1.6.1. Tổ chức khảo sát thực trạng

- Mục đích khảo sát: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng nội dung, hình thức tổ chức bồi dƣỡng thƣờng xuyên; thực trạng kiến thức, KN của GVTH về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học, phát triển chuyên môn; đánh giá thực trạng và nhu cầu về học liệu E-learing để phục vụ cho tự học, tự BD phát triển chuyên môn của GVTH.

- Khách thể khảo sát: Luận án đã khảo sát 450 GVTH bao gồm cả GV dạy những môn chuyên biệt dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở 17 trƣờng bằng phiếu hỏi (phụ lục 2). Tọa đàm, trao đổi với cán bộ quản lý và GVTH ở một số trƣờng.

- Địa bàn và phạm vi khảo sát: Đề tài luận án đã khảo sát các trƣờng tiểu học thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Nam Định, Quảng Nam. Ngoài ra, đề tài luận án cũng nghiên cứu, đánh giá thực trạng BD GV thông qua nghiên cứu các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, báo cáo đánh giá của cơ quan quản lí GD các cấp.

- Thời gian khảo sát: Tháng từ tháng 6 đến tháng 8 năm học 2013-2014.

1.6.2. Thực trạng nội dung và hình thức tổ chức bồi dưỡng

1.6.2.1. Thực trạng nội dung bồi dưỡng

Nội dung BD thƣờng xuyên cho GVTH hiện nay đƣợc thực hiện dựa trên Chƣơng trình BD thƣờng xuyên do Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT Ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011[2]. Chƣơng trình BD thƣờng xuyên GVTH hiện nay là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác BD, tự BD nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVTH, nâng cao mức độ đáp ứng của GVTH với yêu cầu phát triển GD tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề

GVTH. Nội dung BD đƣợc chia thành 2 phần: nội dung BD bắt buộc và nội dung BD tự chọn

1) Khối kiến thức bắt buộc

Nội dung BD đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học áp dụng trong cả nƣớc (nội dung BD 1): Bộ GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung BD về đƣờng lối, chính sách phát triển GD tiểu học, chƣơng trình, SGK, kiến thức các môn học, hoạt động GD thuộc chƣơng trình GD tiểu học.

Nội dung BD đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển GD tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phƣơng (nội dung BD 2): Sở GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung BD về phát triển GD tiểu học của địa phƣơng, thực hiện chƣơng trình, SGK, kiến thức giáo dục địa phƣơng; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung BD theo kế hoạch của các dự án.

2) Khối kiến thức tự chọn

Khối kiến thức tự chọn (nội dung BD 3): bao gồm các mô đun BD nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của GVTH. GV tự lựa chọn các mô đun cần BD phù hợp với nhu cầu cá nhân và quy định của Sở GD&ĐT về thời lƣợng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm học.

Chƣơng trình BD thƣờng xuyên GVTH đƣợc thực hiện trong năm học và thời gian BD hè hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng và của cá nhân GV. Trƣờng tiểu học là đơn vị nòng cốt trong việc tổ chức BD GV theo hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm GV của từng trƣờng hoặc cụm trƣờng tiểu học. Các lớp BD tập trung chủ yếu để báo cáo viên giải đáp thắc mắc, hƣớng dẫn tự học, luyện tập KN cho GV.

- TH1: Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học, những giải pháp sƣ phạm.

- TH2: Đặc điểm tâm lý của HS dân tộc ít ngƣời, HS có nhu cầu đặc biệt, HS có hoàn cảnh khó khăn.

- TH3: Đặc điểm tâm lý của HS yếu kém, HS cá biệt, HS giỏi và năng khiếu.

- TH4: Môi trƣờng dạy học lớp ghép.

- TH5: Tổ chức học tập cho HS ở lớp ghép. - TH6: Kế hoạch dạy học ở lớp ghép.

- TH7: Xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện. - TH8: Thƣ viện trƣờng học thân thiện.

- TH9: Hƣớng dẫn, tƣ vấn cho HS tiểu học. - TH10: Giáo dục hòa nhập.

- TH11: Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ có khó khăn về nghe. - TH12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung GD ở tiểu học. - TH13: KN lập kế hoạch bài học theo hƣớng dạy học tích cực. - TH14: Thực hành thiết kế bài học theo hƣớng dạy học tích cực. - TH15: Một số phƣơng pháp dạy học tích cực ở tiểu học.

- TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học. - TH17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học.

- TH18: Lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học ở tiểu học. - TH19: Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học.

- TH20: Kiến thức, KN tin học cơ bản .

- TH21: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint trong dạy học.

- TH22: Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học. - TH23: Mạng Internet - Tìm kiếm và khai thác thông tin.

- TH24: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học.

- TH25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học.

- TH26: Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập ở tiểu học.

- TH27: Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét thể chất. - TH28: Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số.

- TH29: Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng .

- TH30: Hƣớng dẫn áp dụng nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng ở tiểu học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.

- TH31: Tổ chức dạy học cả ngày. - TH32: Dạy học phân hóa ở tiểu học.

- TH33: Thực hành dạy học phân hóa ở tiểu học. - TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng tiểu học.

- TH35: GV chủ nhiệm trong các hoạt động ở trƣờng tiểu học.

- TH36: KN giải quyết các tình huống sƣ phạm trong công tác GD HS của ngƣời GV chủ nhiệm.

- TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động GD ngoài giờ lên lớp ở trƣờng tiểu học.

- TH38: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động GD ngoài giờ lên lớp ở tiểu học.

- TH39: Giáo dục KN sống cho HS tiểu học qua các môn học.

- TH40: Thực hành giáo dục KN sống cho HS tiểu học qua các môn học. - TH41: Giáo dục KN sống qua các hoạt động GD.

- TH42: Thực hành Giáo dục KN sống trong một số hoạt động ngoại khóa ở tiểu học.

- TH44: Thực hành GD bảo vệ môi trƣờng qua các môn học ở tiểu học. - TH45: Xây dựng cộng đồng thân thiện vì trẻ em.

1.6.2.2. Thực trạng về hình thức tổ chức bồi dưỡng

Trong những năm vừa qua, để nâng cao năng lực và chất lƣợng của đội ngũ GV, cán bộ quản lý GD đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở ở bậc tiểu học, Bộ GD&ĐT đã tiến hành triển khai công tác BD thƣờng xuyên theo chu kỳ, BD thay SGK, BD chuyên đề [38], [39],... Quá trình BD thƣờng xuyên trong những năm vừa qua thông thƣờng đƣợc tiến hành theo các bƣớc:

- Tổ chức thực hiện: Để tổ chức thực hiện BD GV, Bộ GD&ĐT đã tiến hành biên soạn tài liệu, thẩm định sau đó tổ chức tập huấn.

- Biên soạn tài liệu: Tài liệu BD đƣợc biên soạn theo hình thức GD từ xa, tự học có hƣớng dẫn, tức là ngƣời học có thể sử dụng tài liệu đó để tự học. GV dạy từ xa thƣờng là các tác giả đã tham gia biên soạn tài liệu. Loại hình tài liệu biên soạn cũng đa dạng, bao gồm những tài liệu in ấn và các băng hình minh hoạ các tiết dạy mẫu, các băng hình diễn tả việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp đối với một số dạng bài học hoặc một số nhánh kiến thức.

- Về tổ chức BD: Đối với công tác tổ chức BD thƣờng xuyên chủ yếu là theo hình thức tự học, sau đó tập trung một số buổi giải đáp thắc mắc của GV. Với các hình thức BD chuyên đề, BD ngắn hạn chủ yếu vẫn theo hình thức tập trung. Từ năm 2015 Vụ Giáo dục tiểu học bắt đầu tổ chức tập huấn thí điểm hình thức sinh hoạt chuyên môn qua hệ thống “Trƣờng học kết nối”.

Đối với BD thay SGK tiểu học, Bộ GD&ĐT tổ chức BD giảng viên cốt cán cho các tỉnh thành, sau đó đội ngũ giảng viên cốt cán về tập huấn lại cho GV ở các địa phƣơng theo cụm trƣờng.

Ngoài các lớp tập huấn theo chu kỳ, bồi dƣỡng theo yêu cầu đổi mới do Bộ GD&ĐT tổ chức các Sở, Phòng GD&ĐT cũng tổ chức các lớp bồi dƣỡng khác với mục đích: Tập huấn nhân rộng các nội dung do Bộ GD&ĐT tổ chức;

tập huấn bồi dƣỡng các nội dung theo yêu cầu phát triển GD tiểu học của địa phƣơng.

Trong những năm gần đây, bồi dƣỡng GVTH qua hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trƣờng cũng đƣợc một số tỉnh áp dụng [36]. Định kỳ 2- 3 tháng một lần GVTH và cán bộ quản lý các trƣờng ở cụm đƣợc sinh hoạt chuyên môn một lần. Nội dung sinh hoạt thƣờng là các chuyên đề nhƣ: Đổi mới PPDH cho từng khối lớp và các GV dạy cùng khối sinh hoạt với nhau; các chuyên đề lí luận; ứng dụng CNTT&TT vào trong dạy học; khai thác thông tin trên mạng Internet để phục vụ giảng dạy và phát triển chuyên môn,...

Hiện nay, các trƣờng tiểu học tiến hành tổ chức BD GV thông qua dự giờ và sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học [11], [27]. Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học là hình thức BD năng lực dạy học cho GVTH tƣơng đối mới, đã đƣợc thí điểm thành công ở Việt Nam, nó có tác động tích cực đối với việc học tập của HS, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và thái độ của GVTH đối với nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, các trƣờng tiểu học yêu cầu GVTH xây dựng và đăng ký kế hoạch tự học, tự BD [10]. Tùy theo nội dung tự học, tự BD và điều kiện thực tế để GVTH xây dựng kế hoạch BD cho phù hợp, tuy nhiên những nội dung tự BD cần dựa trên những yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GVTH và yêu cầu thực tiễn về phát triển GD tiểu học địa phƣơng [40]. Trong kế hoạch bồi dƣỡng GVTH phải xác định rõ mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp tự học, kiểm tra đánh giá và các điều kiện đảm bảo tự học.

1.6.3. Thực trạng và nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học và tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

1.6.3.1. Thực trạng về kiến thức, KN sử dụng CNTT của GVTH

Để đánh giá thực trạng kiến thức, KN sử dụng CNTT của GVTH, nhóm nghiên cứ đã đƣa ra các nội dung khảo sát với những kiến thức, KN cơ

bản về sử dụng các phần mềm: soạn thảo văn bản, phần mềm bảng tính, phần mềm trình chiếu và các phần mềm hỗ trợ dạy học khác như vẽ tranh, hình, sửa chữa ảnh,…

Bảng1.2: Một số kiến thức, KN cơ bản về CNTT của GVTH (tỉ lệ %)

Tên phần mềm Tốt Biết cơ

bản Không biết

Soạn thảo văn bản 47,1 52,2 0,7

Bảng tính 12,2 51,7 36,1

Trình chiếu PowerPoint, Violet… 27,3 57,8 14,9

Sử dụng phần mềm vẽ tranh, xử lí ảnh

hỗ trợ dạy học… 15,4 54,3 30,3

Facebook, Twiter,… 28,5 35,5 36,0

Sử dụng E-mail 33,7 53,0 13,3

Sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin

trên mạng Internet 42,6 45,0 12,4

Bảng số liệu cho thấy, trình độ tin học cơ bản của GVTH tƣơng đối tốt. Với phần mềm soạn thảo văn bản hiện nay có 47,1% GV sử dụng thành thạo; 52,2% biết cơ bản; hiện nay chỉ còn 0,7% GV không biết sử dụng.

Những phần mềm liên quan đến việc hỗ trợ GV thiết kế giáo án điện tử, phần mềm trình chiếu Violet, PowerPoint cũng có tỉ lệ % GV sử dụng tốt là 17,3%; 57,8% biết sử dụng cơ bản và số không biết sử dụng là 14,7%. Đối với phần mềm trình chiếu, GV biết các thao tác nhƣ chèn văn bản, hình ảnh, chỉnh sửa font chữ,.. và sử dụng các chức năng cơ bản trong trình chiếu. Có 70,0% GV sử dụng một số phần mền hỗ trợ xử lí ảnh, vẽ tranh,.. hỗ trợ cho các hoạt động dạy học. GV sử dụng các trang Web, mạng xã hội tƣơng đối tốt với 33,8% và số GV biết sử dụng cơ bản cũng ở mức trên 50,0%.

Tuy nhiên, vẫn còn một lƣợng lớn (36,0%) GVTH chƣa sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Twiter,…) cho thấy GV dùng các trang mạng xã hội để giao lƣu, chia sẻ kinh nghiệm dạy - học, phát triển chuyên môn còn ít, chủ yếu trao đổi thông tin qua email (33,7% sử dụng tốt E-mail, 53,0% biết sử dụng cơ bản); cùng đó là 87,6% GV sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ dạy học và phát triển chuyên môn, chỉ có 12,4% không biết sử dụng.

1.6.3.2. Thực trạng việc sử dụng CNTT trong dạy học

Khi đƣợc hỏi về mức độ ứng dụng CNTT, khai thác tài nguyên trên mạng Internet để phục vụ dạy học cho thấy: có 97,2% đã từng sử dụng ở những mức độ khác nhau, chỉ 2,8 GV là chƣa từng sử dụng (chủ yếu là những GV nhiều tuổi). Tuy nhiên, vẫn có khoảng 25,5% GV thật sự không hứng thú với việc khai thác nguồn tài nguyên trên mạng để dạy học, mà chỉ ứng dụng khi có yêu cầu từ lãnh đạo nhà trƣờng hoặc tham gia hội giảng. Nguyên nhân GV không muốn ứng dụng CNTT, mạng Internet vào dạy học là: sử dụng phần mềm trình chiếu chưa thực sự tốt (nhiều GV chỉ biết sử dụng trình chiếu ở mức cơ bản, khi thiết kế bài giảng cần phải có sự hỗ trợ của ngƣời khác);

lúng túng khi dạy có ứng dụng CNTT; thủ tục mượn máy chiếu, lắp đặt mất thời gian, chưa có chính sách động viên, khuyến khích thích đáng… Cùng đó, có khoảng 34,4% GV sử dụng mạng Internet hàng ngày và 22,6% sử dụng vài lần/tuần để khai thác nguồn tài nguyên trên mạng phục vụ bài dạy. Số GV tích cực khai thác, ứng dụng CNTT vào dạy học đa số là GV trẻ, công tác tại các trƣờng ở thành phố có hạ tầng CNTT, mạng Internet tốt.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, trong số GV sử dụng Internet hàng ngày, có tới 57,1% sử dụng ở nhà, 32,8 % sử dụng thiết bị di động, điện thoại thông minh hoặc 3D-COM và 19,4% GV thƣờng xuyên sử dụng tại trƣờng. Hiện nay, điện thoại thông minh và thiết bị 3D-COM tƣơng đối phổ biến,

đƣợc GV trẻ ƣa dùng, giúp GV truy cập khai thác thông tin bất cứ khi nào, nơi nào khi có nhu cầu. Số lƣợng GV sử dụng mạng ở các cửa hàng dịch vụ Internet là rất ít, chỉ sử dụng trong những trƣờng hợp gấp.

1.6.3.3. Thực trạng học liệu E-learning đáp ứng nhu cầu tự học, tự BD của GV TH

- Thực trạng học liệu và khai thác học liệu:

Kết quả khảo sát cho thấy, có 38,7% GV tìm kiếm thông tin trên mạng hàng ngày và chỉ có 2,6% GV không tìm kiếm thông tin trên mạng để học tập, BD phát triển chuyên môn, tỉ lệ này cũng tƣơng đồng với tỉ lệ GV không sử dụng mạng Internet.

Bảng 1.3: Mức độ tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet để học tập, BD phát triển chuyên môn của GVTH (%)

Hàng ngày Một vài lần/tuần Một vài lần/tháng Một vài lần/năm Không làm Tìm kiếm trên mạng

Internet tại nhà hoặc

trƣờng học 38,7 40,2 14,2 4,4 2,6

Sử dụng Internet tại cửa

hàng, dịch vụ. 3,1 8,0 12,3 21,0 55,6

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)