Các lý thuyết học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 38 - 40)

9. Cấu trúc của luận án

1.3.1. Các lý thuyết học tập

Thuyết hành vi: Thuyết hành vi hƣớng vào sự thay đổi hành vi thông qua kích thích phản ứng. Theo thuyết này thì trong dạy học thông qua những kích thích về nội dung, phƣơng pháp ngƣời học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua đó thay đổi bản thân mình, quá trình học tập là quá trình thay đổi hành vi. Có nhiều nhà nghiên cứu về thuyết hành vi trong

đó tiêu biểu có thể kể đến B.F. Skinner.Thuyết này đƣợc vận dụng vào trong dạy học chƣơng trình hóa và vận dụng vào thiết kế những phần mềm máy tính và phần mềm GD hỗ trợ học tập. Trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là phân chia nội dung học tập thành những đơn vị kiến thức nhỏ, một trình tự (tuyến tính) và tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức, thƣờng xuyên kiểm tra kết quả đầu ra để điều chỉnh quá trình học tập.

- Thuyết nhận thức: Đại diện cho lý thuyết nhận thức là nhà tâm lí học nhƣ J.Piaget, Lev Vygotsky, J.Bruner,... Lý thuyết nhận thức xem việc học nhƣ biến đổi các cấu trúc trong nhận thức. Tập trung sƣ phạm vào xử lý và truyền tải thông tin thông qua truyền thông, giải thích, tái tổ hợp, độ tƣơng phản, suy luận và giải quyết vấn đề. GV có nhiệm vụ tạo ra môi trƣờng thuận lợi, khuyến khích các quá trình tƣ duy, HS cần đƣợc tạo cơ hội và tƣ duy tích cực. Theo lý thuyết này là dạy học cần hƣớng vào việc phát triển tƣ duy, dạy học kéo theo sự phát triển. Các phƣơng pháp, quan điểm dạy học đƣợc chú ý là dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hƣớng hành động, dạy học khám phá, dạy học theo nhóm,...Trong môi trƣờng học tập trực tuyến, E-learning đã vận dụng lý thuyết này để thiết lập cộng đồng học tập ảo, học theo nhóm, trao đổi, thảo luận thông qua các diễn đàn.

- Thuyết kiến tạo: Thuyết kiến tạo là tổng hợp của nhiều lý thuyết. Theo thuyết kiến tạo thì ngƣời học là tâm điểm của quá trình dạy học, GV chỉ là ngƣời định hƣớng. Ngƣời học phải học tập từ lý trí của mình, tự định hƣớng, thiết kế, điều chỉnh quá trình học tập của mình. Nhiều quan điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyết kiến tạo nhƣ: Học tập tự điều chỉnh, học tập với những vấn đề phức hợp, học theo tình huống, học theo nhóm,...

- Thuyết kết nối: Thuyết kết nối nhấn mạnh đến vai trò của bối cảnh và văn hóa xã hội. Thuyết kết nối liên quan và đƣa ra quan điểm giống với “vùng phát triển gần” của Vygostky, ý tƣởng sau chuyển vào thuyết hoạt động của

Engestrom (2001). Mối quan hệ giữa kinh nghiệm làm việc, học tập và kiến thức đƣợc diễn đạt bằng khái niệm “kết nối”, đây là yếu tố quyết định hình thành tên thuyết này. Cụm từ “Lý thuyết học tập cho thời đại số” đã nhấn mạnh thuyết kết nối và ảnh hƣởng của nó đối với học tập của con ngƣời [23]. Một số nguyên tắc của thuyết kết nối đó là:

+ Học tập là quá trình kết nối các nút chuyên ngành hoặc các nút thông tin. Một ngƣời học có thể cải thiện việc học của mình theo cấp số nhân bằng cách kết nối vào một mạng hiện có. Đó là một quá trình tạo ra tri thức chứ không chỉ thụ hƣởng kiến thức.

+ Học tập có thể cƣ trú trong các thiết bị không phải con ngƣời. Học tập có thể diễn ra trong một cộng đồng, trong một mạng lƣới, một cơ sở dữ liệu.

+ Khả năng biết đƣợc xem là quan trọng hơn những gì đang biết, biết nơi tìm kiếm thông tin quan trọng hơn là hiểu biết thông tin.

+ Học tập diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Các khóa học, thƣ điện tử, các cộng đồng, E-mail, Blog,..

Theo nguyên tắc của thuyết kết nối, hiện nay cá nhân có đƣợc thông tin qua 3 nơi chính: các lớp học trực tuyến, thƣ viện điện tử; các mạng xã hội (Twitter, Blogs, Youtube,...); thực tế ảo (cuộc sống ảo, game, web conferences,...).

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)