Đặc điểm học tập của giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 50 - 53)

9. Cấu trúc của luận án

1.5.2. Đặc điểm học tập của giáo viên tiểu học

GVTH là những NL, ngƣời trƣởng thành chính vì vậy hoạt động học tập, nhận thức của GVTH là những đặc điểm học tập, nhận thức của NL nói chung nhƣng mang những nét đặc thù đƣợc chi phối bởi trình độ nhận thức, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của ngƣời GV.

Học của NL đƣợc hiểu là bất cứ hoạt động nào (có hoặc không có chủ định; có mục đích hay không có mục đích; có hƣớng dẫn hay tự học, có tổ chức hay không có tổ chức), diễn ra ở bất kỳ nơi nào, bất cứ lúc nào, học qua bất cứ ai,

phƣơng tiện nào, kênh nào, miễn sao hoạt động đó bổ sung, làm thay đổi những kiến thức, KN và thái độ của họ so với trƣớc đó [12].

Hoạt động học của NL không bị ràng buộc bởi các điều kiện khắt khe về không gian hoạt động, về yếu tố trƣờng lớp, về thời gian, thời điểm tổ chức, về kế hoạch và về ngƣời tổ chức/thầy dạy, …

Nói cách khác, học của NL bao hàm cả học trong nhà trƣờng, ngoài nhà trƣờng với môi trƣờng đa dạng: học suốt đời, học trong cuộc sống, học ngoài cuộc sống và học vì cuộc sống.

Theo các nghiên cứu Malcolm S. Knowles, Đặng Thành Hƣng, Vũ Văn Tảo [21], [32], [65] học tập của NL nói chung, của GVTH nói riêng có một số đặc điểm sau:

- Học tập của GVTH cũng là công việc: Với GVTH học tập là công việc, đôi khi là khá vất vả, mất nhiều thời gian và ảnh hƣởng đến công việc giảng dạy. GVTH học với mục đích là để đáp ứng những nhu cầu thiết thực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp để đáp ứng những yêu cầu về BD thƣờng xuyên, những yêu cầu mới nảy sinh trong dạy học cũng nhƣ những yêu cầu thực tiễn phát triển của GD tiểu học.

Biết đƣợc đặc điểm này, tổ chức các hoạt động học cần phải phù hợp với nhu cầu và yêu cầu học tập phát triển chuyên môn của GVTH, các nội dung học tập gắn kiến thức với những hoạt động nghề nghiệp của GVTH và tạo điều kiện để họ có điều kiện, khuyến khích họ tích cực học tập để làm tốt hơn công việc của mình.

- Học tập có tính mục đích rõ ràng: NL thƣờng học cho hôm nay chứ không phải cho mai sau. NL không học những điều mà họ không biết là để làm gì. Đứng trƣớc một vấn đề, nội dung nào đó, NL thƣờng tự đặt cho mình những câu hỏi: Học về chủ đề này/điều này để làm gì? Học xong mình có thể làm đƣợc gì? Điều này có thiết thực không?...

Thƣờng NL chỉ học những gì thiết thực nhất, có thể vận dụng đƣợc ngay vào trong công việc, lao động sản xuất. Trên thực tế trong nhiều trƣờng hợp, có rất nhiều ngƣời học tập theo phƣơng châm "cần gì học nấy", "học để biết, để làm ngay", "vừa làm, vừa học", khi học NL thƣờng quan tâm và liên tƣởng ngay đến việc ứng dụng vào thực tiễn (tính hành dụng cao) và thƣờng đối chiếu liên hệ với những kiến thức mình đã biết. Đối với GVTH khi họ quyết định học tập một nội dung gì đó họ cũng luôn đặt ra câu hỏi tƣơng tự nhƣ trên. Nội dung học tập có cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp không? Có giúp họ giải quyết tốt những vấn đề gặp phải trong quá trình dạy học không? Và nội dung học tập có thực sự phù hợp nhu cầu và yêu cầu tự BD của GVTH? Chính vì vậy khi xây dựng nội dung BD cần đặc biệt quan tâm đến nhu cầu cũng nhƣ những yêu cầu trong dạy học của GVTH.

- Học tập của GVTH không chỉ học những kiến thức trên sách vở mà họ còn học qua công việc giảng dạy hàng ngày; học qua trải nghiệm thực tiễn, qua giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống và ngay cả trong quá trình học tập.

Thực tế cho thấy, NL cũng nhƣ GVTH thƣờng dễ lĩnh hội đƣợc kiến thức, những vấn đề thông qua những ví dụ cụ thể, đƣợc nghe, thấy, đƣợc tham gia xử lý những tình huống cụ thể. Đặc điểm này có liên quan trực tiếp tới việc tổ chức, thiết kế các hoạt động học tập cho GVTH (nghiên cứu tình huống; nêu và giải quyết vấn đề, cùng tham gia,...). Trong quá trình học cần có những ví dụ minh họa, những tình huống, video minh họa cụ thể, sát thực tế giảng dạy trên lớp để giúp GVTH giải quyết đƣợc ngay những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học.

- Học tập của NL không thụ động, luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh nghiệm sống và những hiểu biết đã có trước đó.

Trong học tập, NL luôn so sánh, đối chiếu những điều đƣợc học, đƣợc nghe với những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của bản thân. Những kinh nghiệm, hiểu biết đó có thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho NL học dễ dàng hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, những hiểu biết và kinh nghiệm đã có của NL nhiều khi tạo ra “Tâm lí bảo thủ” hoặc “Cảm giác biết rồi”, cản trở NL tiếp thu cái mới. Các thiết kế học tập cho NL cần dựa trên nền tảng các kinh nghiệm sẵn có để tăng thêm tính hấp dẫn. Điều này cũng thể hiện rõ trong quá trình học của GVTH, đối với những cái mới họ không dễ dàng tiếp thu ngay mà cần thời gian để đối chiếu, so sánh với những kinh nghiệm, hiểu biết đã có trong quá trình dạy học từ đó thấy đúng mới dẫn dần thay đổi. Điều này thể hiện rõ trong quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học, ứng dụng CNTT&TT trong dạy học hay gần đây nhất là đổi mới kiểm tra đánh giá ở tiểu học,...

- Học tập của GVTH ngoài yêu cầu về phát triển chuyên môn còn mang tính chất tự nguyện: Mọi sự ép buộc, áp đặt hay biện pháp hành chính đều không mang lại kết quả nhƣ mong muốn. Họ thƣờng không dễ dàng tiếp thu những gì do ngƣời khác áp đặt và cũng không thích sao chép nguyên mẫu những cái mà ngƣời khác đã làm hoặc đem đến cho họ một cách đơn thuần. Ngƣợc lại, NL thích học những gì mà bản thân họ cho là đúng "có tình, có lý" và gắn với những kinh nghiệm của bản thân họ thông qua hành động. Đối với GVTH cũng nhƣ vậy, họ sẽ tự giác học tập những nội dung BD phù hợp với nhu cầu dạy học, học những nội dung xuất phát từ quá trình đổi mới, phát triển của GD tiểu học. Đối với những nội dung mang tích chất áp đặt, bắt buộc phải học họ không thực sự hứng thú trong quá trình học, kết quả không cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)