9. Cấu trúc của luận án
1.5.1. Đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
Nghề dạy học của GVTH là nghề đặc biệt. Mọi hoạt động sƣ phạm của ngƣời GV đều hƣớng vào mục tiêu: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và BD nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [28]. Nhƣ vậy, mục đích của lao động sƣ phạm là giáo dục, đào tạo nên những con ngƣời đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại.
Đối tƣợng lao động của GVTH rất đặc biệt, đó là HS tiểu học trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi, đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. HS vừa là đối tƣợng của các tác động sƣ phạm, vừa là chủ thể có ý thức, có tính tích cực, chủ động, sáng tạo của hoạt động học tập. Với đối tƣợng đặc
biệt nhƣ vậy nên muốn đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, GV cần tìm hiểu và nắm vững đƣợc đặc điểm tâm lí của từng HS, lựa chọn những tác động sƣ phạm mềm dẻo thích hợp với từng em nhằm vừa phát huy vai trò chủ động của học sinh, vừa giữ đúng vai trò chủ đạo của mình.
Trong quá trình giáo dục, GVTH dùng trí tuệ và nhân cách của mình để tác động đến nhân cách của HS. Đây là công cụ lao động đặc biệt của ngƣời GVTH trong hoạt động sƣ phạm, nó sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ khi GV có đầy đủ phẩm chất, năng lực. Kết quả lao động sƣ phạm của GVTH là tạo ra sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách của HS tiểu học. Phẩm chất và năng lực của HS thể hiện chất lƣợng sản phẩm của lao động sƣ phạm. Những tác động sƣ phạm của GVTH có ấn tƣợng sâu sắc và ảnh hƣởng lớn đối với quá trình hình thành nhân cách của các HS và theo các em suốt cuộc đời. Chính vì vậy hoạt động nghề nghiệp của GVTH có đặc thù là “đậm đặc tính sƣ phạm” [17].
Thời gian lao động sƣ phạm của GVTH đƣợc qui định trong các văn bản của Nhà nƣớc nên có tính pháp lý. Đó chính là sự qui định về số tiết lên lớp trong một năm và thời gian làm các công tác GD khác nhƣ: công tác chủ nhiệm, thời gian chuẩn bị bài giảng, chấm bài, nghiên cứu khoa học, tự BD, công tác ngoài nhà trƣờng và các hoạt động xã hội.
Đối với GVTH có đặc thù riêng đó là dạy đủ các môn học ở tiểu học trừ những môn chuyên biệt nhƣ giáo dục thể chất, nhạc, họa, ngoại ngữ ở một số trƣờng có giáo viên riêng. Chính vì vậy yêu cầu về phẩm chất và năng lực một cách toàn diện hơn so với GV dạy ở các cấp học khác.
Với những đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của GVTH nhƣ trên nên trong quá trình hoạt động nghề nghiệp yêu cầu GVTH phải luôn luôn học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là có những hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học. Trong bối cảnh GD tiểu học hiện nay, yêu cầu GVTH không chỉ thực hiện các hoạt động dạy học bình thƣờng mà phải là
ngƣời tham gia phát triển chƣơng trình GD nhà trƣờng, thiết kế và lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng các phƣơng pháp dạy học phù hợp đối tƣợng HS; hƣớng dẫn cho HS biết cách tự học, tự rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực cá nhân,... vì vậy đòi hỏi ngƣời GV cần phải có những tri thức và kĩ năng nhất định về công tác tổ chức và quản lý. Các kiến thức, năng lực tổ chức và quản lý các hoạt động sƣ phạm, nghiên cứu khoa học - công nghệ; hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội của ngƣời GV là một nhân tố quan trọng phản ánh trình độ và năng lực của ngƣời GV [14] .
Những thay đổi này đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng đào tạo GVTH, đặc biệt phải coi trọng hơn việc tự học, tự BD của GVTH để có hệ thống các tri thức, KN cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp. Do vậy, một trong những tƣ tƣởng chủ yếu trong chiến lƣợc phát triển giáo dục thế kỷ XXI là: “Giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” [16]. Tƣ tƣởng đó nhấn mạnh ngƣời GV trong thời đại mới phải biết phát triển ở ngƣời học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống riêng của từng dân tộc. GV hơn ai hết phải là nhà GD, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HS.