Minh họa học liệu E-learning qua tài liệu mô đun số hóa dựa vào

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 95)

9. Cấu trúc của luận án

2.3. Minh họa học liệu E-learning qua tài liệu mô đun số hóa dựa vào

công nghệ Web và mạng Internet

2.3.1. Mô tả nội dung một số mô đun bồi dưỡng thường xuyên

Học liệu E-learning đƣợc nghiên cứu thiết kế và xây dựng dựa trên một số mô đun của tài liệu BD GVTH do Bộ GD&ĐT ban hành. Mỗi mô đun của tài liệu BD có thời lƣợng từ 45-60 tiết, viết theo cấu trúc phục vụ cho tự học, tự BD. Cấu trúc cơ bản của mỗi mô đun bao gồm các phần nhƣ sau:

- Giới thiệu tổng quan về mô đun: Phần này sẽ giới thiệu về vị trí, vai trò, tổng quan về nội dung của mô đun BD, điều kiện cần thiết để tự học tập, nghiên cứu,...

- Mục tiêu của mô đun: Trình bày mục tiêu chung của toàn mô đun BD, đó chính là các yêu cầu cần đạt đƣợc về kiến thức, KN và thái độ sau khi học xong mô đun.

- Nội dung cụ thể: Phần nội dung chia thành từng hoạt động hoặc từng bài, tùy thuộc vào từng mô đun. Mỗi hoạt động yêu cầu HV làm bài tập trả lời một số câu hỏi trƣớc hoặc phải suy nghĩ thảo luận trƣớc khi nghiên cứu phần thông tin phản hồi do tài liệu cung cấp.

- Bài tập tự kiểm tra, đánh giá: Cung cấp những bài tập giúp ngƣời học tự kiểm tra đánh giá sau khi học xong một nội dung, một bài, một đơn vị kiến thức hoặc toàn mô đun.

Dƣới đây mô tả nội dung cụ thể của một số mô đun:

Mô đun 1 (mã số TH 23): Mạng Internet –Tìm kiếm và khai thác thông tin [35]

- Giới thiệu tổng quan về mô đun: Mạng Internet là mạng máy tính lớn nhất trên toàn cầu. Internet (gọi tắt là NET) đƣợc xem là mạng của các mạng

(Network of Networks) dùng để trao đổi thông tin trên toàn thế giới, còn gọi là siêu xa lộ thông tin (Information Superhighway). Ngày nay, mạng Internet là một mạng công cộng kết nối hàng trăm triệu máy tính trên toàn thế giới, là nơi lƣu trữ lƣợng thông tin khổng lồ, nếu biết tìm kiếm và khai thác thì sẽ rất bổ ích cho công việc dạy và học.

- Mục tiêu của mô đun:

Về kiến thức:

 Nắm đƣợc kiến thức về mạng Internet và cách sử dụng một trình duyệt web.

 Biết cách tìm kiếm thông tin trên Internet.

 Biết cách gửi và nhận thƣ điện tử. Về KN:

 Tìm kiếm đƣợc thông tin trên mạng.

 Nhận và gửi đƣợc thƣ điện tử.

- Nội dung mô đun: Nội dung cơ bản của mô đun bao gồm:

 Tìm hiểu một số khái niệm về Internet: Cung cấp cho HV những thuật ngữ, khái niệm cơ bản về Internet/Intranet; tìm hiểu một số dịch vụ cơ bản trên Internet/Intranet nhƣ thƣ điện tử, các cách thiết lập hộp thƣ, cài đặt, thiết lập những tính năng cơ bản; sử dụng công cụ tìm kiếm, tìm kiếm trên trang web, email, diễn đàn,…

 Hƣớng dẫn cách sử dụng trình duyệt web Google Chrome: tải trình duyệt về máy tính, cách cài đặt, tìm hiểu các chức năng của trình duyệt, cách thiết lập giao diện và các tính năng cơ bản. Hƣớng dẫn cách sử dụng trình duyệt để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, đánh dấu những trang yêu thích, quản lý các tab, một số phím tắt,...

 Giới thiệu một số trang web hỗ trợ dạy và học: trong phần này giới thiệu cho HV một số trang website có thể hỗ trợ GVTH tìm kiếm, khai

thác thông tin phục vụ dạy học nhƣ giaoan.violet.vn, Giáo viên sáng tạo, học toán, học vui,...

 Hƣớng dẫn đăng ký và sử dụng Gmail Việt Nam: tạo tài khoản, soạn thảo và gửi thƣ, một số tính năng nâng cao khác và cách gỡ bỏ cài đặt,…

 Cuối mỗi phần có một số câu hỏi để HV tự đánh giá và cuối mô đun có câu hỏi đánh giá kết thúc mô đun.

 Cuối cùng là tài liệu tham khảo để biên soạn mô đun.

Mô đun 2 (mã số TH 21): Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint trong dạy học [34]

- Giới thiệu tổng quan về mô đun:

Trong phần giới thiệu tổng quan về mô đun đã mô tả: PowerPoint 2010 là một phần mềm trình diễn đƣợc sử dụng để trình bày một số vấn đề, soạn thảo một bài giảng,... Chƣơng trình là một công cụ có tính chuyên nghiệp cao để diễn đạt các ý tƣởng cần trình bày không chỉ bằng lời văn mà còn thể hiện qua hình ảnh tĩnh và động qua âm thanh, các đoạn phim một cách sống động. Vì thế nó là công cụ hỗ trợ giảng dạy rất tốt trong trƣờng học.

- Mục tiêu của mô đun:

Về kiến thức:

 Liệt kê đƣợc các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint.

 Biết cách tạo ra một tệp tin trình diễn. Về KN:

 Sử dụng đƣợc các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint để tạo ra đƣợc tệp tin trình diễn phục vụ cho việc dạy học ở tiểu học.

- Nội dung mô đun:

 Tìm hiểu về mục đích GD của trình diễn: Dùng trình diễn Microsoft PowerPoint với mục đích GD gì? Trình diễn để dạy học trong lớp

học nhƣ thế nào? Những lƣu ý khi sử dụng trình diễn trong dạy học, những đánh giá sau khi sử dụng trình diễn để dạy học,…

 Tìm hiểu về PowerPoint 2010: Khởi động và thoát khỏi trình diễn, tìm hiểu về các thành phần chính của cửa sổ chính và tìm hiểu các tính năng của trình diễn.

 Tạo bài thuyết trình cơ bản: Trong phần này trình bày các bƣớc tạo bài thuyết trình bằng PowerPoint bao gồm tạo bài thuyết trình rỗng; tạo bài thuyết trình từ bài có sẵn; tạo bài thuyết trình theo định dạng mặc định; cách tạo, di chuyển, copy, chèn, xóa một slide trong bài trình bày; cách ghi lại và xuất bài thuyết trình sang các định dạng khác nhau để tƣơng thích khi chạy trên các máy tính và trên nền các phần mềm khác nhau, mở để trình chiếu và đóng bài trình bày.

 Xây dựng nội dung bài thuyết trình: Tạo bài thuyết trình, tạo một slide; cách thức đƣa nội dung văn bản vào slide, chèn hình vẽ, chèn hình ảnh, tạo bảng biểu, đồ thị, chèn file âm thanh, hình ảnh, tạo các nút liên kết trong bài trình bày.

 Chuẩn bị bài thuyết trình: chuẩn bị và thêm các nội dung vào tiêu đề và chân trang, các ghi chú, bình luận cho một slide, in bài thuyết trình để phát cho ngƣời nghe.

 Trình chiếu bài thuyết trình: chuẩn bị thiết lập trình chiếu, cách thức trình bày và sử dụng các nút điều khiển.

 Phần phụ lục giới thiệu cách tạo bài thuyết trình mang tính chuyên nghiệp và 19 điểm khác biệt giữa phiên bản PowerPoint2010 với những phiên bản PowerPoint trƣớc đây.

 Cuối cùng là kiểm tra đánh giá toàn mô đun và tài liệu tham khảo để biên soạn mô đun.

Mô đun 3 (mã số TH 22): Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học tiểu học [33]

- Giới thiệu tổng quan về mô đun:

Mô đun giới thiệu cho GVTH những kiến thức về công nghệ, phƣơng pháp, nôi dung và mối quan hệ giữa các lĩnh vực kiến thức này. Trên cơ sở đó GV đặt ra cho mình những những mục tiêu cụ thể để tự bồi dƣỡng kiến thức công nghệ để có thể ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả. Mô đun này giới thiệu 2 phần mềm công cụ là WebQuest và Bản đồ tƣ duy.

- Mục tiêu của mô đun: Về kiến thức:

 Liệt kê đƣợc các kiến thức về nội dung, phƣơng pháp và công nghệ trong mối liên quan giữa chúng để hình thành cho bản thân kế hoạch BD về CNTT từ đó có phƣơng pháp và KN ứng dụng CNTT vào trong dạy học.

 Phân tích đƣợc cơ sở lý luận và vận dụng kĩ thuật WebQuest vào dạy học.

 Biết cách sử dụng bản đồ tƣ duy Về KN:

 Thiết kế đƣợc WebQuest

 Thiết kế đƣợc bản đồ tƣ duy trong dạy học

- Nội dung mô đun: Nội dung cơ bản của mô đun bao gồm:

 Phát triển chuyên môn về ứng dụng CNTT trong dạy học. Trong phần này, nội dung mô đun giúp cho HV hiểu đƣợc các vấn đề sau: mục đích của giáo dục tích hợp CNTT; Thiết kế hƣớng dẫn thức đẩy công nghệ, phát triển chuyên môn về ứng dụng CNTT, giới thiệu cách tiếp cận theo mô hình TPACK để ứng dụng CNTT trong dạy học. Phân tích cho HV những yêu cầu về công nghệ sƣ phạm, kiến thức về công nghệ, kiếm thức về sƣ phạm,...

 Cơ sở lý luận của việc ứng dụng WebQuest trong dạy học: Phần này giới thiệu cho HV biết đƣợc khái niệm về WebQuest trong dạy học là gì? Mục đích, lợi ích của WebQuest và các bƣớc thiết kế một WebQuest để cho HS học.

 Tìm hiểu về phần mềm Imindmap 5: Tìm hiểu về ứng dụng bản đồ tƣ duy vào trong dạy học. Hƣớng dẫn xây dựng một bản đồ tƣ duy vào trong dạy học bằng cách sử dụng phần mềm Imindmap 5 bao gồm các bƣớc: tạo nhánh chính, gán nhãn cho nhánh chính, thêm/bớt nhánh chính, thêm nhánh phụ, thay đổi màu sắc các nhánh, chèn thêm biểu tƣợng, hình vẽ,... lƣu trữ bản đồ tự duy dƣới các định dạng khác nhau và cách sử dụng trong quá trình dạy học.

 Kết thúc mô đun có một số bài tập cho GVTH tự kiểm tra đánh giá kiến thức, KN toàn mô đun và danh mục tài liệu tham khảo.

Mô đun 4 (mã mô đun TH 01): Một số vấn đề cơ bản về tâm lý học dạy học tiểu học [18]

- Giới thiệu tổng quan về mô đun:

Để có thể dạy tốt ở tiểu học, GVTH cần hiểu đặc điểm tâm lý của HS tiểu học nhƣng không chỉ là những hiểu biết chung chung mà cần hiểu kĩ từng em một, mỗi em là một chủ thể độc nhất vô nhị. Nội dung trong mô đun này đề cập đến đặc điểm và quá trình phát triển tâm lý HS tiểu học, những đặc điểm cơ bản về dạy học ở tiểu học, những yêu cầu cơ bản về nội dung và phƣơng pháp dạy học ở tiểu học đồng thời nêu một số giải pháp sƣ phạm nhằm nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ cho GVTH.

- Mục tiêu của mô đun:

 Hiểu, nắm vững đƣợc những nét đặc trƣng về tâm lý của trẻ em lứa tuổi HS tiểu học.

 Biết rõ đặc điểm của hoạt động học của HS và hoạt động dạy của GV, đồng thời biết rõ đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy, hoạt động học với sự phát triển tâm lý HS.

 Hình thành KN tự học, KN tìm hiểu HS, KN chuẩn bị và thực hiện hoạt động dạy học theo phƣơng pháp sƣ phạm phù hợp với HS.

 Nâng cao trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, yêu quý tôn trọng trẻ em.

- Nội dung mô đun:

 Nội dung đầu tiên trong mô đun này giúp GVTH xác định vai trò của BD thƣờng xuyên theo kế hoạch chung và kế hoạch cá nhân trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV; xem xét và đánh giá BD thƣờng xuyên trong giai đoạn trƣớc để rút kinh nghiệm; xây dựng đƣợc kế hoạch tự BD thƣờng xuyên.

 Tìm hiểu bƣớc chuyển của trẻ em từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập: Phân tích và làm rõ các bƣớc phát triển tâm lý của HS tiểu học khi chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động chủ đạo là hoạt động học; những khó khăn về tâm lý của HS trong giai đoạn tiểu học; biện pháp sƣ phạm giúp HS khắc phục khó khăn về tâm lý khi chuyển sang hoạt động học là hoạt động chủ đạo.

 Hƣớng dẫn GVTH đánh giá HS lớp 1: Việc đánh giá cần bám sát mục tiêu GD và chuẩn về kiến thức, KN đối với HS lớp một; các nguyên tắc đánh giá; triển khai đánh giá vào trong thực tiễn dạy học.

 Hoạt động học của HS tiểu học: Trình bày rõ về hoạt động học và vai trò của GVTH trong việc hƣớng dẫn tổ chức hoạt động học cho HS tiểu học.

 Hoạt động dạy của GVTH và giải pháp sƣ phạm: Trình bày về nghề dạy học và hoạt động dạy của GVTH; đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tiểu học (dạy học phù hợp với tâm lý HS và nội dung dạy học).

 Thống nhất về giải pháp đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học: Trình bày về nội dung, kế hoạch dạy học ở tiểu học; quan niệm về đổi mới phƣơng pháp dạy học, các giải pháp đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học.

 Thống nhất nhận thức về chất lƣợng dạy và học, cách đánh giá kết quả dạy và học: Trình bày quan niệm về chất lƣợng dạy và học; các yếu tố đảm bảo chất lƣợng; đánh giá chất lƣợng dạy và học.

 Kết thúc mô đun GVTH tự đánh giá toàn bộ mô đun và danh mục tài liệu tham khảo.

Mô đun 5 (mã mô đun TH 03): Một số vấn đề tâm lý HS giỏi, học sinh năng khiếu, HS yếu kém và HS đặc biệt [26]

- Giới thiệu tổng quan về mô đun:

GVTH là ngƣời góp phần quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Sự hiểu biết những đặc điểm tâm lý của HS tiểu học giúp nhà giáo dục có phƣơng pháp GD hiệu quả cho từng lứa tuổi nhất định và cho từng em trên cơ sở vận dụng những hiểu biết này vào việc dạy học và giáo dục HS.

Đối với GVTH, để có nghiệp vụ sƣ phạm tốt, mỗi ngƣời cần nắm vững khoa học tâm lý nhằm làm chủ quá trình học tập và rèn luyện để trở thành ngƣời GV có nghề vững vàng.

- Mục tiêu của mô đun: Về kiến thức:

 HV phát biểu đƣợc đặc điểm tâm lý HS cá biệt, HS yếu kém, HS giỏi và năng khiếu để vận dụng trong dạy học, GD phù hợp đối tƣợng HS.

 HV kể đƣợc nguyên tắc, quy trình chung và những điều kiện cần thiết trong việc tổ chức tìm hiểu tâm lý HS.

Về KN:

 HV sử dụng đƣợc một số phƣơng pháp, kỹ thuật đơn giản, ứng dụng vào tìm hiểu đặc điểm tâm lý của HS cá biệt, HS yếu kém, HS giỏi và năng khiếu.

 Bƣớc đầu tự đƣa ra đƣợc các cách thức riêng, phù hợp để tìm hiểu đặc điểm tâm lý HS cá biệt, HS yếu kém, HS giỏi và năng khiếu ở mức độ nhất định.

- Nội dung mô đun:

 Xác định đƣợc đặc điểm tâm lý của HS yếu kém. Nội dung trình bày trong phần này giúp GVTH hiểu đƣợc thế nào là HS yếu kém, các biểu hiện của HS yếu kém; cách tiến hành tìm hiểu đặc điểm tâm lý HS yếu kém; đặc điểm tâm lý của HS đọc kém; đặc điểm tâm lý của HS viết kém; đặc điểm tâm lý của HS làm toán kém.

 Xác định đặc điểm tâm lý của HS cá biệt: Quan niệm về học sinh cá biệt, các biểu hiện của HS cá biệt; cách xác định HS cá biệt; giới thiệu thang đánh giá mức độ hiếu động của trẻ dành cho thầy cô giáo.

 Xác định đặc điểm tâm lý của HS cá biệt, HS năng khiếu: Quan niệm về HS giỏi và HS năng khiếu, dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu; đặc điểm tâm lý HS giỏi và HS năng khiếu.

 Các nguyên tắc, các bƣớc, điều kiện và các mặt cần tìm hiểu đặc điểm tâm lý của HS cá biệt, HS kém, HS giỏi và HS năng khiếu: Trình bày các nguyên tắc chung để tìm hiểu tâm lý HS, GV cần làm gì để tìm hiểu tâm lý HS, GV cần tìm hiểu thông tin ở đâu và qua những nguồn nào? Một số gợi ý để GV tìm hiểu tâm lý HS; giới thiệu công cụ để GV xây dựng phác đồ đặc trƣng tâm lý của nhân cách.

 Thực hành tìm hiểu tâm lý của HS cá biệt, HS kém, HS giỏi và HS năng khiếu thông qua một số công cụ, kĩ thuật khách quan: GVTH tìm hiểu tâm lý học sinh thông qua một số ví dụ nhƣ tìm hiểu số lƣợng và chất lƣợng hành vi đạo đức của HS, phiếu phỏng vấn cá nhân về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập dành cho HS lớp 1-2, phiếu tự đánh giá khó khăn tâm lý trong học tập (dành cho HS lớp 3), phiếu tự đánh giá khó khăn tâm lý trong

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)