Kết quả thực nghiệm vòng hai

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 129 - 140)

9. Cấu trúc của luận án

3.2.2. Kết quả thực nghiệm vòng hai

Tổng số phiếu khảo sát 250 trong đó:

- Phân theo giới tính: Nam 19 phiếu, nữ 231 phiếu

- Phân theo địa bàn: Thành phố 174 phiếu, nông thôn 76 phiếu;

- Phân theo trình độ đào tạo, và độ tuổi:

Bảng 3.1: Số lượng, tỉ lệ phần trăm phiếu đánh giá phân theo tuổi

Độ tuổi Số phiếu Tỉ lệ % Dƣới 25 tuổi 30 12,0 Từ 25-34 78 31,2 Từ 35-44 100 40,0 Từ 45-54 42 16,8 Tổng 250 100

- Phân theo trình độ đào tạo:

Bảng 3.2: Số lượng, tỉ lệ phần trăm phiếu đánh giá phân theo tuổi

Độ tuổi Số phiếu Tỉ lệ % Trung học sƣ phạm 5 2,0 Cao đẳng 37 14,8 Đại học 119 79,6 Cao học 9 3,6 Tổng 250 100

3.2.2.1. Đánh giá về học liệu và khả năng sử dụng học liệu E-learning của GVTH

- Đánh giá về giao diện, cách trình bày của hệ thống:

Để tìm hiểu và đánh giá đƣợc mức độ phù hợp trong việc bố trí giao diện của hệ thống học liệu sao cho thuận tiện đối với ngƣời sử dụng, chúng tôi đã xin ý kiến đánh giá của GV về bố trí giao diện của hệ thống trên 4 khía cạnh sau:

+ Cách bố trí các nội dung trên trang web; + Kiểu chữ, font chữ trình bày;

+ Ngôn ngữ trình bày;

+ Sự cân đối, hài hòa giữa nội dung hình và nội dung chữ.

Bảng 3.3: Ti lệ phần trăm ý kiến đánh giá về giao diện và cách trình bày

Ý kiến đánh giá của GV ( tỉ lệ %)

Cách bố trí các nội dung trên trang web

Phù hợp Tƣơng đối phù hợp Không phù hợp

53,5 46,5 0

Kiểu chữ, font chữ

Phù hợp Tƣơng đối phù hợp Không phù hợp

trình bày

Ngôn ngữ trình bày

Dễ hiểu Bình thƣờng Khó hiểu

71,3 28,7 0

Sự cân đối giữa nội dung chữ và hình ảnh minh họa

Cân đối Bình thƣờng Không cân đối

57,0 40,9 2,1

Kết quả xin ý kiến cho thấy về cách bố trí các nội dung trên trang web có 53,5% ý kiến đánh giá là phù hợp, 46,5% ý kiến đánh giá tƣơng đối phù hợp. Về kiểu chữ, font chữ trình bày có tới 71,3% đánh giá phù hợp, 28.7% đánh giá tƣơng đối phù hợp. Ngôn ngữ trình bày trong trang web đƣợc 69,1% ý kiến đánh giá là trình bày dễ hiểu, còn lại 30,6% đánh giá tƣơng đối dễ hiểu. Đánh giá về sự cân đối, hài hòa giữa nội dung chữ (kênh chữ) với nội dung hình minh họa (kênh hình) có 57,0% đánh giá đảm bảo, 40,9% cho rằng tƣơng đối đảm bảo và 2,1% đánh giá chƣa đƣợc cân đối, hài hòa.

Với kết quả xin ý kiến đánh giá nhƣ trên cho thấy giao diện và cách trình bày của hệ thống E-learning đƣợc thiết kế xây dựng là phù hợp với GVTH, không có ý kiến đánh giá không phù hợp.

- Đánh giá chung về hệ thống:

Hệ thống học liệu E-learning đƣợc thiết kế và xây dựng với mục tiêu hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu tự học, tự BD của GVTH. Chính vì vậy, xin ý kiến đánh giá của GVTH về những thành tố của hệ thống sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng để tự học tập, tự BD của GVTH. Nhóm nghiên cứu xin ý kiến đánh giá về các vấn đề:

- Hƣớng dẫn đăng ký tham gia học tập;

- Hƣớng dẫn các bƣớc học tập;

- Hƣớng dẫn kết bạn, hình thành nhóm học tập (cộng đồng học tập ảo). Đánh giá chung về hệ thống 91.7 85.2 83.7 84.8 8.3 14.8 13.5 13.5 0 0.9 1.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hƣớng dẫn đăng ký tham gia học tập Hƣớng dẫn các bƣớc học tập Hƣớng dẫn tìm kiếm học liệu Hƣớng dẫn kết bạn, hình thành nhóm học tập T ỉ l % Rõ ràng Bình thƣờng Không rõ ràng

Hình 3.1: Đánh giá chung về hệ thống E-learning

Hình 3.1. cho thấy tỉ lệ % các ý kiến đánh giá. Đối với mỗi nội dung xin ý kiến đánh giá, nhóm nghiên cứu phân làm 3 mức độ: rõ ràng, tƣơng đối rõ ràng, không rõ ràng.

Đối với hệ thống E-learning hỗ trợ tự học cần có các chỉ dẫn cụ thể, đúng quy trình đảm bảo để GV tự mình đăng ký tham gia các khóa học. Những yêu cầu đó đã đƣợc nhóm nghiên cứu quan tâm trong quá trình thiết kế, chính vì vậy tỉ lệ GV đánh giá hƣớng dẫn các bƣớc đăng ký tham gia thực hiện rõ ràng chiếm tỉ lệ cao 91,7 %, số bình thƣờng là 8,3 %, không có GV nào có ý kiến đánh giá là không rõ ràng. Nhƣ vậy, với hƣớng dẫn đăng nhập của hệ thống đảm bảo tất cả GVTH có nhu cầu học tập, nghiên cứu đều có thể đăng ký học thành công.

Sau khi đăng ký thành công vào hệ thống E-learning để tự học, GVTH cần làm quen với tự học, tự nghiên cứu trong môi trƣờng học tập mới, môi

trƣờng E-learning. Một trong những yếu tố ảnh hƣởng tới sự thành công của ngƣời học khi tham gia các khóa học trực tuyến đó là chỉ dẫn các bƣớc học tập và trợ giúp khi ngƣời học gặp phải khó khăn trong quá trình học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thiết kế và xây dựng, viết hƣớng dẫn các bƣớc học tập cần đƣợc quan tâm đặc biệt, các chỉ dẫn phải đảm bảo ngƣời học tự thực hiện đƣợc. Kết quả xin ý kiến cho thấy với các bƣớc hƣớng dẫn học tập đã đƣợc xây dựng, tất cả GVTH đều có thể thực hiện đƣợc theo đúng quy trình học, với tỉ lệ 85,2% đánh giá rõ ràng để thực hiện và 14,8% đánh giá ở mức bình thƣờng có thể thực hiện đƣợc. Không có GVTH nào cho rằng hƣớng dẫn không rõ ràng, tức là không thể thực hiện đƣợc các bƣớc tự học.

Trong phần phát triển chuyên môn cho GVTH đã chỉ rõ điều kiện cần thiết để GVTH có thể tự học, tự BD là cần phải cung cấp đầy đủ học liệu theo nhu cầu học tập của họ. Chính vì vậy, hệ thống học liệu E-learning dành cho GVTH đã khai thác, tích hợp với nguồn tài nguyên, học liệu mở trên mạng Internet. Khi GVTH có nhu cầu tự học, cần xác định mục tiêu và những nội dung học tập để đạt đƣợc mục tiêu đó. Trên cơ sở đó, GVTH sẽ tìm kiếm học liệu để học tập. Vì thế, công cụ và những hƣớng dẫn tìm kiếm học liệu nếu đƣợc thiết kế phù hợp sẽ giúp GVTH tìm kiếm một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian học tập hơn. Với 83,7% ý kiến GV đánh giá công cụ, hƣớng dẫn tìm kiếm học liệu lần lƣợt rõ ràng, dễ sử dụng và 13,5% đánh giá ở mức độ bình thƣờng, chỉ có 0,9% đánh không rõ ràng (tức là 2/250 GVTH đánh giá không rõ ràng, khó khăn trong việc tìm kiếm).

Khi HV tham gia vào một khóa học, HV cần làm quen với môi trƣờng học tập mới, môi trƣờng E-learning. Với môi trƣờng E-learning, HV cần kết bạn, hình thành nhóm học tập (cộng đồng học tập ảo) trong khóa học để trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ học tập hoặc những khó khăn trong quá trình tự học. Hƣớng dẫn kết bạn, hình

thành nhóm học tập có 84.8% đánh giá rõ ràng dễ thực hiện, 13,5% đánh giá ở mức độ bình thƣờng và 1,7% đánh giá không rõ ràng, khó thực hiện.

Nhƣ vây, các ý kiến đánh giá về hệ thống học liệu E-learning đã đƣợc thiết kế và xây dựng nhìn chung là phù hợp với trình độ, KN về CNTT của GVTH hiện nay. Hầu hết GVTH có nhu cầu đều có thể tự đăng ký học, thực hiện đúng các bƣớc tự học, kết bạn, hình thành nhóm học tập, tham gia vào thảo luận trên diễn đàn. Các thiết kế hƣớng dẫn học dựa trên cơ sở vận dụng các lý thuyết học tập, môi trƣờng E-learning đã đảm bảo để GVTH có thể tự học, tự BD phát triển chuyên môn.

- Đánh giá về cách thức tổ chức nội dung, học liệu trong các khóa học:

Một trong những đặc thù của học liệu E-learning đó là tính tƣơng tác cao, chính vì vậy, tổ chức học liệu cần phải đảm bảo cho ngƣời học tƣơng tác với học liệu một cách thuận tiện nhất, mặt khác cũng phải khai thác phát huy hết những ƣu điểm của CNTT. Để đánh giá mức độ phù hợp với GVTH, đề tài đã xin ý kiến đánh giá của GVTH về:

+ Chức năng bảng điều kiển và các nút tƣơng tác trong các khóa học; + Cách thức tổ chức nội dung học tập trong khóa học;

+ Mức độ liên kết nội dung các bài học trong khóa học với nhau;

+ Liên kết giữa bài kiểm tra đánh giá trƣớc và sau khóa học với nội dung khóa học;

+ Cách thức liên kết nội dung khóa học đến tài liệu, học liệu bên ngoài trang web (tức nguồn tài nguyên mở bên ngoài khóa học).

Chức năng Bảng điều khiển, các nút tƣơng tác trong khóa học có 21,2% ý kiến đánh giá là thuận tiện trong quá trình sử dụng, 24,8 % đánh giá ở mức độ tƣơng đối thuận tiện và 3,0 % đánh giá khó sử dụng. Nhƣ vậy, có thể thấy

bảng điều hiển, các nút tƣơng tác với tài liệu trong mỗi khóa học đã đƣợc thiết kế xây dựng đảm bảo thuận lợi cho GVTH tƣơng tác với tài liệu học tập.

Cách thức tổ chức nội dung trong từng khóa học đƣợc đánh giá là phù hợp 69,6% và tƣơng đối phù hợp 30% , chỉ có 0,4% cho là không phù hợp. Các bài tập tự kiểm tra đánh giá trong từng khóa học đƣợc liên kết với nội dung khóa học với mục đích giúp GVTH thuận tiện trong qúa trình học tập, có 72,6% ý kiến đánh giá phù hợp, 26,5% đánh giá tƣơng đối phù hợp. Cách liên kết nội dung khóa học đến tài liệu, học liệu bên ngoài bên ngoài hệ thống học liệu đƣợc GVTH đánh giá tƣơng đối cao, có 71,3% ý kiến đánh giá phù hợp, 28,3% đánh giá tƣơng đối phù hợp, chỉ có 0,4% đánh giá không phù hợp.

68.7 69.6 72.6 71.3 24.8 30.9 30 26.5 28.3 3 0.4 0.4 0.9 0.4 72.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Chức năng điều khiển và các nút tƣơng tác trong

khóa học Liên kết nội dung các bài

học trong khóa học với nhau Cách thức tổ chức nội dung học tập trong từng

khóa học Liên kết giữa bài kiểm tra đánh giá trƣớc và sau khóa học với nội dung khóa học Cách thực liên kết nội dung khóa học đến tài liệu, học

liện bên ngoài trang web

Không phù hợp

Tƣơng đối phù hợp Phù hợp

Hinh 3.2: Ý kiến đánh giá về tổ chức nội dung học liệu

Nhìn chung, kết quả xin ý kiến đánh giá cho thấy với cách tổ chức học liệu trong các khóa học của hệ thống học liệu E-learning đƣợc thiết kế và xây dựng là phù hợp, thuận lợi cho GVTH có thể tự học, tự tra cứu khi nhu cầu.

- Đánh giá về nội dung học liệu của các khóa học:

Nội dung học liệu là yếu tố chính thu hút GVTH tham gia học tập phát triển chuyên môn. Chính vì thế, nội dung học liệu cần đáp ứng đƣợc yêu cầu,

mục tiêu học tập của GVTH. Đề tài luận án đã xin ý kiến đánh giá của GVTH về nội dung của từng khóa học, cụ thể:

+ Ý kiến đánh giá về sự phù hợp của nội dung so với mục tiêu khóa học; + Ý kiến về đánh giá về cách phân chia nội dung, bài giảng trong từng

khóa học.

Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá về nội dung các khóa học (tỉ lệ %)

STT Khóa học Ý kiến đánh giá Phù hợp Tƣơng đối phù hợp Không phù hợp

1 Khóa học ICT cho GV tiểu học

1.1 Nội dung cung cấp so với mục tiêu khóa

học 84,8 13,9 1,3

1.2 Phân chia nội dung, bài giảng trong khóa

học 69,6 28,3 2,1

2 Khóa học Tâm lí HS tiểu học và dạy học ở tiểu học

2.1 Nội dung cung cấp so với mục tiêu khóa

học 77,0 22,2 0,8

2.2 Phân chia nội dung, bài giảng trong khóa

học 63,3 34,5 2,2

3 Khóa học Mô hình trƣờng học mới Việt Nam (VNEN)

3.1 Nội dung cung cấp so với mục tiêu khóa

học 86,1 12,2 1,7

3.2 Phân chia nội dung, bài giảng trong khóa

Bảng kết quả trên cho thấy hầu hết các ý kiến đánh giá nội dung cung cấp trong các khóa học là phù hợp với mục tiêu khóa học. Đối với khóa học ICT cho GV tiểu học có 1,3 % ý kiến đánh giá không phù hợp. Khóa học Tâm lý học tiểu học và dạy học ở tiểu học có 0,8%, khóa học Mô hình trƣờng học Việt Nam mới có 1,7 % ý kiến đánh giá nội dung không phù hợp với mục tiêu.

Về cách phân chia nội dung, bài giảng đƣợc GVTH đánh giá cao, đa số các ý kiến đánh giá ở 2 mức phù hợp và tƣơng đối phù hợp. Tỉ lệ GVTH đánh giá không phù hợp của cả 3 khóa học đều ở mức thấp, lần lƣợt là 2,1%, 2,2% và 2,6%. Tỉ lệ GVTH đánh giá phù hợp và tƣơng đối phù hợp ở mức độ cao nhƣ vậy hoàn toàn phù hợp với thực tế. Các học liệu trong khóa học đều đƣợc thiết kế xây dựng trên cơ sở các mô đun BD thƣờng xuyên do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn, thẩm định, đánh giá và ban hành.

Bên cạnh đánh giá nội dung, cần nghiên cứu đánh giá tác động của bài tự kiểm tra đánh giá trƣớc khi học và bài tập trong khóa học đối với quá trình tự học của GV. Bài tập kiểm tra trƣớc khi học sẽ giúp GV biết đƣợc mức độ kiến thức của mình để học tập, bài kiểm tra trong khóa học đƣợc liên kết các nội dung liên quan giúp GV có thể điều chỉnh nội dung học trong quá trình tự học. Có 80,4% ý kiến GV cho rằng các bài kiểm tra đánh giá đã giúp cho GV tự đánh giá đƣợc kiến thức của mình trƣớc kkhi học, 18,7% phân vân chƣa thể khẳng định đƣợc và 0,9% không đồng ý với quan điểm nêu trên.

Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá tác động của bài kiểm tra, bài tập và học liệu tham khảo (tỉ lệ %)

Nội dung đánh giá Phù

hợp Phân vân Không phù hợp

Nội dung bài tự kiểm tra đánh giá trƣớc khi

mình trƣớc khi tham gia khóa học

Nội dung bài tập trong khóa học giúp GV tự

đánh giá, điều chỉnh quá trình học tập 84,8 14,3 0,9 Thông tin phản hồi, chấm điểm, đƣa ra kết quả

tự kiểm tra đánh giá 64,7 34,3 0,9

Các liên kết tài liệu/học liệu tham khảo bên ngoài khóa học (ngoài trang web) là có giá trị đối với ngƣời học

78,3 20,4 1,3

Nội dung các khoá học phản ánh đƣợc các đặc

trƣng của giáo dục tiểu học 85,2 13,5 1,3

Trƣớc khi học, trong quá trình học và sau khi học một bài học nào đó, GV cần làm bài tập để tự kiểm tra, đánh giá kiến thức những hiểu biết của mình về kiến thức liên quan đến bài giảng. Có 84,8% ý kiến GV đánh giá các bài tập đã có tác dụng giúp GV tự đánh giá, điều chỉnh quá trình học tập, 14,0% phân vân chƣa đánh giá đƣợc tác dụng của bài tập, chỉ có 0,9% cho rằng bài tập chƣa đạt mục đích nêu trên, tức là chƣa giúp định hƣớng đƣợc quá trình học tập.

Về mức độ phù hợp, cách chấm điểm, đƣa ra kết quả và thông tin phản hồi đối với ngƣời học của hệ thống có 64,7% GV đánh giá là phù hợp và 0,9% cho rằng chƣa phù hợp với ngƣời học. Có 34,3% GV phân vân chƣa đánh giá đƣợc. Một tỉ lệ % tƣơng đối cao GVTH còn phân vân cho thấy việc nghiên cứu, xây dựng các phƣơng án phản hồi thích hợp với từng đối tƣợng ngƣời học là khó khăn vì cùng một vấn đề nhƣng kinh nghiệm, kiến thức, cách tiếp nhận thông tin của mỗi ngƣời học mỗi khác.

Nguồn tài nguyên, học liệu mở trên mạng đƣợc liên kết với khóa học cần có tác dụng đối với ngƣời học, giúp ngƣời học không mất thời gian tra

cứu, tìm kiếm mà vẫn có đƣợc những học liệu phù hợp với nội dung học tập.

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 129 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)