Vai trò của E-learning trong tự học của giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 46)

9. Cấu trúc của luận án

1.4. Vai trò của E-learning trong tự học của giáo viên tiểu học

Trong giai đoạn hiện nay, ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới đã xây dựng các hệ thống E-learning hỗ trợ cho ngƣời học để học có thể học từ xa, tự

học, học kết hợp (Blend learning). Với hệ thống E-learning ngƣời học có thể học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời, học bất cứ khi nào có nhu cầu. E- learning kết hợp với sức mạnh của công nghệ, đặc biệt là CNTT&TT và mạng Internet giúp ngƣời học có cơ hội tiếp cận đƣợc các nội dung học tập khi có nhu cầu, không phụ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian. Đối với tự học, tự BD của GVTH thì E-learning có một số vai trò sau:

1.4.1. E-learning tạo điều kiện cho GVTH lựa chọn được nội dung và hình thức học tập phù hợp với nhu cầu cá nhân

Nhờ có tính linh hoạt, dễ dàng cập nhật của E-learning nên việc xây dựng, cập nhật nội dung các khóa học trở nên dễ dàng hơn và nội dung các khóa học đƣợc cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú cho GVTH lựa chọn. Vì thế, GVTH có thể dễ dàng tìm kiếm đƣợc nội dung các khóa học phù hợp với nhu cầu học học tập phát triển chuyên môn của mình.

Đa dạng hóa hình thức học tập của GV: Với hệ thống E-learning GVTH có thể học cá nhân, học hợp tác theo nhóm nhỏ, tham gia thảo luận trên diễn đàn,…

1.4.2. E-learning hỗ trợ GVTH tiếp cận với nguồn thông tin, kiến thức mới thông qua các học liệu điện tử đa dạng, phong phú

Các học liệu điện tử trong hệ thống E-learning có thể là những bài viết, bài giảng dƣới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, file video, các học liệu điện tử dƣới dạng đa phƣơng tiện đƣợc cung cấp giúp GVTH có những học liệu cần thiết để tự học, tự BD. Có thể thấy rằng E-learning cùng với CNTT&TT có vai trò quan trọng đối với tự học của GVTH, “tạo cơ hội tốt cho việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động chuyên môn”, giúp GV có thể tìm kiếm đƣợc học liệu phù hợp với nhu cầu học tập thƣờng xuyên để tự học, tự BD phát triển chuyên môn nghiệp vụ [24].

1.4.3. E-learning có thể hỗ trợ tự kiểm tra, đánh giá kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của GVTH

Với chức năng kiểm tra trong hệ thống E-learning, GVTH có thể tự kiểm tra, đánh giá những hiểu biết của mình về các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nội dung tự học, tự BD thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm đã đƣợc thiết kế. Hệ thống sẽ tiến hành đánh giá và đƣa ra thông tin phản hồi, những thông tin phản hồi này sẽ giúp cho GV biết đƣợc những điều mình cần tự học thêm, tự BD. Tự kiểm tra đánh giá vì thế cũng mang tính định hƣớng, hƣớng dẫn GVTH tự học, tự BD.

1.4.4. E-learning giúp GVTH có thể trao đổi thông tin, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy

GVTH có thể sử dụng hệ thống E-learning để trao đổi thông tin, chia sẻ, thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động chuyên môn từ đó có thể tự mình rút ra đƣợc những bài học quý báu hoặc những giải pháp phù hợp cho những vấn đề phát sinh trong thực tiễn dạy học thông qua gửi tin nhắn, e-mail hoặc diễn đàn.

1.5. Đặc điểm nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp của giáo viên tiểu học học

1.5.1. Đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Nghề dạy học của GVTH là nghề đặc biệt. Mọi hoạt động sƣ phạm của ngƣời GV đều hƣớng vào mục tiêu: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và BD nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [28]. Nhƣ vậy, mục đích của lao động sƣ phạm là giáo dục, đào tạo nên những con ngƣời đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại.

Đối tƣợng lao động của GVTH rất đặc biệt, đó là HS tiểu học trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi, đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. HS vừa là đối tƣợng của các tác động sƣ phạm, vừa là chủ thể có ý thức, có tính tích cực, chủ động, sáng tạo của hoạt động học tập. Với đối tƣợng đặc

biệt nhƣ vậy nên muốn đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, GV cần tìm hiểu và nắm vững đƣợc đặc điểm tâm lí của từng HS, lựa chọn những tác động sƣ phạm mềm dẻo thích hợp với từng em nhằm vừa phát huy vai trò chủ động của học sinh, vừa giữ đúng vai trò chủ đạo của mình.

Trong quá trình giáo dục, GVTH dùng trí tuệ và nhân cách của mình để tác động đến nhân cách của HS. Đây là công cụ lao động đặc biệt của ngƣời GVTH trong hoạt động sƣ phạm, nó sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ khi GV có đầy đủ phẩm chất, năng lực. Kết quả lao động sƣ phạm của GVTH là tạo ra sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách của HS tiểu học. Phẩm chất và năng lực của HS thể hiện chất lƣợng sản phẩm của lao động sƣ phạm. Những tác động sƣ phạm của GVTH có ấn tƣợng sâu sắc và ảnh hƣởng lớn đối với quá trình hình thành nhân cách của các HS và theo các em suốt cuộc đời. Chính vì vậy hoạt động nghề nghiệp của GVTH có đặc thù là “đậm đặc tính sƣ phạm” [17].

Thời gian lao động sƣ phạm của GVTH đƣợc qui định trong các văn bản của Nhà nƣớc nên có tính pháp lý. Đó chính là sự qui định về số tiết lên lớp trong một năm và thời gian làm các công tác GD khác nhƣ: công tác chủ nhiệm, thời gian chuẩn bị bài giảng, chấm bài, nghiên cứu khoa học, tự BD, công tác ngoài nhà trƣờng và các hoạt động xã hội.

Đối với GVTH có đặc thù riêng đó là dạy đủ các môn học ở tiểu học trừ những môn chuyên biệt nhƣ giáo dục thể chất, nhạc, họa, ngoại ngữ ở một số trƣờng có giáo viên riêng. Chính vì vậy yêu cầu về phẩm chất và năng lực một cách toàn diện hơn so với GV dạy ở các cấp học khác.

Với những đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của GVTH nhƣ trên nên trong quá trình hoạt động nghề nghiệp yêu cầu GVTH phải luôn luôn học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là có những hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học. Trong bối cảnh GD tiểu học hiện nay, yêu cầu GVTH không chỉ thực hiện các hoạt động dạy học bình thƣờng mà phải là

ngƣời tham gia phát triển chƣơng trình GD nhà trƣờng, thiết kế và lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng các phƣơng pháp dạy học phù hợp đối tƣợng HS; hƣớng dẫn cho HS biết cách tự học, tự rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực cá nhân,... vì vậy đòi hỏi ngƣời GV cần phải có những tri thức và kĩ năng nhất định về công tác tổ chức và quản lý. Các kiến thức, năng lực tổ chức và quản lý các hoạt động sƣ phạm, nghiên cứu khoa học - công nghệ; hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội của ngƣời GV là một nhân tố quan trọng phản ánh trình độ và năng lực của ngƣời GV [14] .

Những thay đổi này đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng đào tạo GVTH, đặc biệt phải coi trọng hơn việc tự học, tự BD của GVTH để có hệ thống các tri thức, KN cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp. Do vậy, một trong những tƣ tƣởng chủ yếu trong chiến lƣợc phát triển giáo dục thế kỷ XXI là: “Giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” [16]. Tƣ tƣởng đó nhấn mạnh ngƣời GV trong thời đại mới phải biết phát triển ở ngƣời học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống riêng của từng dân tộc. GV hơn ai hết phải là nhà GD, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HS.

1.5.2. Đặc điểm học tập của giáo viên tiểu học

GVTH là những NL, ngƣời trƣởng thành chính vì vậy hoạt động học tập, nhận thức của GVTH là những đặc điểm học tập, nhận thức của NL nói chung nhƣng mang những nét đặc thù đƣợc chi phối bởi trình độ nhận thức, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của ngƣời GV.

Học của NL đƣợc hiểu là bất cứ hoạt động nào (có hoặc không có chủ định; có mục đích hay không có mục đích; có hƣớng dẫn hay tự học, có tổ chức hay không có tổ chức), diễn ra ở bất kỳ nơi nào, bất cứ lúc nào, học qua bất cứ ai,

phƣơng tiện nào, kênh nào, miễn sao hoạt động đó bổ sung, làm thay đổi những kiến thức, KN và thái độ của họ so với trƣớc đó [12].

Hoạt động học của NL không bị ràng buộc bởi các điều kiện khắt khe về không gian hoạt động, về yếu tố trƣờng lớp, về thời gian, thời điểm tổ chức, về kế hoạch và về ngƣời tổ chức/thầy dạy, …

Nói cách khác, học của NL bao hàm cả học trong nhà trƣờng, ngoài nhà trƣờng với môi trƣờng đa dạng: học suốt đời, học trong cuộc sống, học ngoài cuộc sống và học vì cuộc sống.

Theo các nghiên cứu Malcolm S. Knowles, Đặng Thành Hƣng, Vũ Văn Tảo [21], [32], [65] học tập của NL nói chung, của GVTH nói riêng có một số đặc điểm sau:

- Học tập của GVTH cũng là công việc: Với GVTH học tập là công việc, đôi khi là khá vất vả, mất nhiều thời gian và ảnh hƣởng đến công việc giảng dạy. GVTH học với mục đích là để đáp ứng những nhu cầu thiết thực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp để đáp ứng những yêu cầu về BD thƣờng xuyên, những yêu cầu mới nảy sinh trong dạy học cũng nhƣ những yêu cầu thực tiễn phát triển của GD tiểu học.

Biết đƣợc đặc điểm này, tổ chức các hoạt động học cần phải phù hợp với nhu cầu và yêu cầu học tập phát triển chuyên môn của GVTH, các nội dung học tập gắn kiến thức với những hoạt động nghề nghiệp của GVTH và tạo điều kiện để họ có điều kiện, khuyến khích họ tích cực học tập để làm tốt hơn công việc của mình.

- Học tập có tính mục đích rõ ràng: NL thƣờng học cho hôm nay chứ không phải cho mai sau. NL không học những điều mà họ không biết là để làm gì. Đứng trƣớc một vấn đề, nội dung nào đó, NL thƣờng tự đặt cho mình những câu hỏi: Học về chủ đề này/điều này để làm gì? Học xong mình có thể làm đƣợc gì? Điều này có thiết thực không?...

Thƣờng NL chỉ học những gì thiết thực nhất, có thể vận dụng đƣợc ngay vào trong công việc, lao động sản xuất. Trên thực tế trong nhiều trƣờng hợp, có rất nhiều ngƣời học tập theo phƣơng châm "cần gì học nấy", "học để biết, để làm ngay", "vừa làm, vừa học", khi học NL thƣờng quan tâm và liên tƣởng ngay đến việc ứng dụng vào thực tiễn (tính hành dụng cao) và thƣờng đối chiếu liên hệ với những kiến thức mình đã biết. Đối với GVTH khi họ quyết định học tập một nội dung gì đó họ cũng luôn đặt ra câu hỏi tƣơng tự nhƣ trên. Nội dung học tập có cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp không? Có giúp họ giải quyết tốt những vấn đề gặp phải trong quá trình dạy học không? Và nội dung học tập có thực sự phù hợp nhu cầu và yêu cầu tự BD của GVTH? Chính vì vậy khi xây dựng nội dung BD cần đặc biệt quan tâm đến nhu cầu cũng nhƣ những yêu cầu trong dạy học của GVTH.

- Học tập của GVTH không chỉ học những kiến thức trên sách vở mà họ còn học qua công việc giảng dạy hàng ngày; học qua trải nghiệm thực tiễn, qua giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống và ngay cả trong quá trình học tập.

Thực tế cho thấy, NL cũng nhƣ GVTH thƣờng dễ lĩnh hội đƣợc kiến thức, những vấn đề thông qua những ví dụ cụ thể, đƣợc nghe, thấy, đƣợc tham gia xử lý những tình huống cụ thể. Đặc điểm này có liên quan trực tiếp tới việc tổ chức, thiết kế các hoạt động học tập cho GVTH (nghiên cứu tình huống; nêu và giải quyết vấn đề, cùng tham gia,...). Trong quá trình học cần có những ví dụ minh họa, những tình huống, video minh họa cụ thể, sát thực tế giảng dạy trên lớp để giúp GVTH giải quyết đƣợc ngay những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học.

- Học tập của NL không thụ động, luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh nghiệm sống và những hiểu biết đã có trước đó.

Trong học tập, NL luôn so sánh, đối chiếu những điều đƣợc học, đƣợc nghe với những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của bản thân. Những kinh nghiệm, hiểu biết đó có thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho NL học dễ dàng hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, những hiểu biết và kinh nghiệm đã có của NL nhiều khi tạo ra “Tâm lí bảo thủ” hoặc “Cảm giác biết rồi”, cản trở NL tiếp thu cái mới. Các thiết kế học tập cho NL cần dựa trên nền tảng các kinh nghiệm sẵn có để tăng thêm tính hấp dẫn. Điều này cũng thể hiện rõ trong quá trình học của GVTH, đối với những cái mới họ không dễ dàng tiếp thu ngay mà cần thời gian để đối chiếu, so sánh với những kinh nghiệm, hiểu biết đã có trong quá trình dạy học từ đó thấy đúng mới dẫn dần thay đổi. Điều này thể hiện rõ trong quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học, ứng dụng CNTT&TT trong dạy học hay gần đây nhất là đổi mới kiểm tra đánh giá ở tiểu học,...

- Học tập của GVTH ngoài yêu cầu về phát triển chuyên môn còn mang tính chất tự nguyện: Mọi sự ép buộc, áp đặt hay biện pháp hành chính đều không mang lại kết quả nhƣ mong muốn. Họ thƣờng không dễ dàng tiếp thu những gì do ngƣời khác áp đặt và cũng không thích sao chép nguyên mẫu những cái mà ngƣời khác đã làm hoặc đem đến cho họ một cách đơn thuần. Ngƣợc lại, NL thích học những gì mà bản thân họ cho là đúng "có tình, có lý" và gắn với những kinh nghiệm của bản thân họ thông qua hành động. Đối với GVTH cũng nhƣ vậy, họ sẽ tự giác học tập những nội dung BD phù hợp với nhu cầu dạy học, học những nội dung xuất phát từ quá trình đổi mới, phát triển của GD tiểu học. Đối với những nội dung mang tích chất áp đặt, bắt buộc phải học họ không thực sự hứng thú trong quá trình học, kết quả không cao.

1.5.3. Phát triển nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Trong xã hội hiện đại, đào tạo ban đầu trong nhà trƣờng chỉ cung cấp cho ngƣời học những kiến thức, KN cơ bản mang tính nền tảng, đủ để sau khi

tốt nghiệp có thể làm việc. Những kiến thức, KN học đƣợc trong nhà trƣờng sẽ bị nhanh chóng lạc hậu nên ngƣời lao động trong thế kỉ 21 phải tiếp tục học tập cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ để thích nghi với công việc, đáp ứng đƣợc những thay đổi của khoa học công nghệ, vì vậy cần phải học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời. Đối với đào tạo GV, cần phải gắn đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục, xem đào tạo ban đầu ở trƣờng sƣ phạm và BD GV là 2 giai đoạn của một quá trình liên tục, biến việc nâng cao trình độ GV là một quá trình thƣờng xuyên, suốt cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của họ. Trong 2 giai đoạn đó, đào tạo ban đầu là cơ sở, đặt nền móng vững chắc cho giai đoạn BD. Muốn vậy trong giai đoạn ở nhà trƣờng sƣ phạm phải hình thành đƣợc phẩm chất tự học. Học trong giai đoạn làm việc, giảng dạy phải là tự học bao gồm

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)