Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 126)

9. Cấu trúc của luận án

3.1.1.Mục đích thực nghiệm

Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm sƣ phạm với mục đích chứng minh giả thuyết khoa học đã nêu và làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

- Thiết kế và xây dựng học liệu E-learning nhƣ vậy có phù hợp với đặc điểm, nhu cầu tự học, tự BD của GVTH không?

- Học liệu E-learning đã có tác động nhƣ thế nào đến quá trình tự học, tự BD phát triển chuyên môn của GVTH?

Quy mô thực nghiệm: Đề tài luận án thực nghiệm sƣ phạm với quy mô 250 GVTH.

3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm: GV tiểu học đang giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5.

Địa bàn thực nghiệm: 02 trƣờng tiểu học ở Hà Nội, 03 trƣờng tiểu học Nam Định, 02 trƣờng tiểu học Thái Bình, 03 trƣờng tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh, 06 trƣờng ở Thành phố Đà Nẵng (phụ lục 4).

Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015.

3.1.3. Nội dung thực nghiệm

- Thực nghiệm đánh giá về thiết kế và xây dựng hệ thống học liệu E-learning;

- Thực nghiệm về các chức năng, tƣơng tác của hệ thống học liệu E-learning;

- Thực nghiệm đánh giá cách thức tổ chức, nội dung học liệu;

- Đánh giá về biện pháp GVTH khai thác học liệu để tự học, tự BD; - Đánh giá tác động của học liệu đến quá trình, kết quả tự học, tự BD và các hoạt động chuyên môn khác của GVTH.

3.1.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

- Phương pháp quan sát: Quan sát GVTH sử dụng, học tập để phát hiện ra những khó khăn trong quá trình sử dụng học liệu, những bất cập của hệ thống học liệu E-learning.

- Phương pháp tọa đàm: Tọa đàm với GVTH về các bƣớc học tập, những khó khăn GV gặp phải khi học tập trong môi trƣờng mới.

- Phương pháp case study: Nghiên cứu quá trình GVTH sử dụng hệ thống học liệu E-learning để tự học.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xin ý kiến đánh giá của GV về học liệu E-learning, đánh giá tác động đến tự học tập, tự BD phát triển chuyên môn và tác động đến hoạt động nghề nghiệp của GV.

3.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.1. Thực nghiệm vòng một:

Mục đích thực nghiệm vòng 1: Thực nghiệm vòng 1 nhằm đánh giá thiết kế và tổ chức của hệ thống học liệu, các chức năng của hệ thống học liệu E-learning; phát hiện những khó khăn GVTH có thể gặp phải trong quá trình sử dụng để tự học, tự BD từ đó có những điều chỉnh về thiết kế cho phù hợp hơn trƣớc khi thực nghiệm vòng 2.

Phương pháp: Quan sát, nghiên cứu quá trình GVTH sử dụng hệ thống học liệu E-learning để tự học, tọa đàm với chuyên gia về CNTT về những khó khăn GVTH gặp phải trong quá trình tự học để có những điều chỉnh về thiết kế, tổ chức học liệu cho phù hợp hơn.

Cách thức tổ chức: Nhóm nghiên cứu đã bố trí nhóm 10 GV cùng với 02 cán bộ nghiên cứu giáo dục am hiểu về CNTT. Tổ chức cho GVTH và cán bộ nghiên cứu cùng sử dụng hệ thống E-learning để tự học theo 3 hình thức do luận án đề xuất: học tự do khi các khóa học để ở chế độ “công cộng”; tự học theo các khóa học đã đƣợc xậy dựng; tự học theo khóa học đã đƣợc xây dựng và có sự hƣớng dẫn thảo luận qua diễn đàn của GV, ngƣời quản lý khóa học.

Những phát hiện trong thực nghiệm: Trong quá trình GVTH sử dụng để tự học, tham gia thảo luận diễn đàn, nhóm thực nghiệm đã phát hiện ra một số vấn đề sau:

- Về tƣơng tác với học liệu một số tính năng và liên kết chƣa thể hiện, HV chƣa thể tƣơng tác nhƣ liên kết bài tập với học liệu, chia sẻ tài liệu, gửi thƣ mời.

- Bố trí giao diện chƣa đƣợc thuận tiện và phù hợp với quá trình thao tác của GV.

- Các menu cỡ chữ hơi nhỏ, GV khó quan sát, khó sử dụng trong quá trình học.

- Một số lỗi trong quản trị hệ thống nhƣ phân quyền cho ngƣời sử dụng, lỗi trong việc cập nhật học liệu trên các mạng xã hội để hỗ trợ GV học tập.

- Bài tập trắc nghiệm tự kiểm tra đánh giá trƣớc khi học tổ chức gắn với khóa học chƣa phù hợp với những HV muốn tự học theo hình thức 1.

- Khi mới sử dụng GV gặp một số khó khăn nhất định nhƣ chƣa hiểu đƣợc các bƣớc học tập, kết bạn, tham gia diễn đàn.

Những điều chỉnh, khắc phục lỗi: Sau khi phát hiện nhƣng vấn đề trên, chúng tôi đã nghiên cứu chỉnh sửa các lỗi trên của hệ thống học liệu, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giao diện đƣợc chỉnh sửa về màu sắc, bố trí lại cho hợp lý hơn, đặc biệt là bố trí thêm giao diện phụ ở vị trí ngay góc trên bên phải bài học để HV có thể tƣơng tác đƣợc thuận tiện hơn. Giao diện phụ giúp HV có thể in tài liệu, gửi tài liệu qua E-mail, mở danh mục các học liệu tham khảo,...

- Tăng cỡ chữ bài giảng từ 10 lên 12 để GV có thể đọc dễ hơn, những chữ tiêu đề đƣợc trình bày chữ đậm, những nội dung cần lƣu ý HV đƣợc trình bày chữ nghiêng,...

- Các lỗi về phân quyền sử dụng cho HV đã đƣợc lập trình bổ sung thêm. Viết thêm đoạn chƣơng trình cho phép tích hợp tài nguyên, học liệu mở trên mạng vào các khóa học, liên kết trực tiếp với bài tập để HV tham khảo.

- Hệ thống bài trắc nghiệm trƣớc khi học đƣợc tổ chức lại, HV có thể tìm kiếm bài tập tự kiểm tra đánh giá ngay từ khi đăng nhập vào hệ thống học liệu, chƣa cần phải đăng ký tham gia khóa học.

- Các lỗi về kết bạn, gửi E-mail, tham gia diễn đàn đã đƣợc sửa lỗi trong phần lập trình. Sau khi sửa HV đăng nhập vào hệ thống, truy cập đến địa chỉ của mình có thể gửi lời mời kết bạn đến các HV khác của hệ thống. Khi tham gia thảo luận trên diễn đàn, HV có thể thay đổi, chỉnh sửa nội dung bài thảo luận theo nhƣ mình mong muốn.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn bổ sung thêm những câu hỏi và hƣớng dẫn chi tiết hơn trong mục “Những câu hỏi thƣờng gặp” của hệ thống học liệu E-learning để HV tra cứu và có thể tự mình đăng ký, tham gia học một cách thuận lợi.

Sau khi hoàn thiện nhóm nghiên cứu tiếp tục thực nghiệm vòng 2.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm vòng hai

Tổng số phiếu khảo sát 250 trong đó:

- Phân theo giới tính: Nam 19 phiếu, nữ 231 phiếu

- Phân theo địa bàn: Thành phố 174 phiếu, nông thôn 76 phiếu;

- Phân theo trình độ đào tạo, và độ tuổi:

Bảng 3.1: Số lượng, tỉ lệ phần trăm phiếu đánh giá phân theo tuổi

Độ tuổi Số phiếu Tỉ lệ % Dƣới 25 tuổi 30 12,0 Từ 25-34 78 31,2 Từ 35-44 100 40,0 Từ 45-54 42 16,8 Tổng 250 100

- Phân theo trình độ đào tạo:

Bảng 3.2: Số lượng, tỉ lệ phần trăm phiếu đánh giá phân theo tuổi

Độ tuổi Số phiếu Tỉ lệ % Trung học sƣ phạm 5 2,0 Cao đẳng 37 14,8 Đại học 119 79,6 Cao học 9 3,6 Tổng 250 100

3.2.2.1. Đánh giá về học liệu và khả năng sử dụng học liệu E-learning của GVTH

- Đánh giá về giao diện, cách trình bày của hệ thống:

Để tìm hiểu và đánh giá đƣợc mức độ phù hợp trong việc bố trí giao diện của hệ thống học liệu sao cho thuận tiện đối với ngƣời sử dụng, chúng tôi đã xin ý kiến đánh giá của GV về bố trí giao diện của hệ thống trên 4 khía cạnh sau:

+ Cách bố trí các nội dung trên trang web; + Kiểu chữ, font chữ trình bày;

+ Ngôn ngữ trình bày;

+ Sự cân đối, hài hòa giữa nội dung hình và nội dung chữ.

Bảng 3.3: Ti lệ phần trăm ý kiến đánh giá về giao diện và cách trình bày

Ý kiến đánh giá của GV ( tỉ lệ %)

Cách bố trí các nội dung trên trang web

Phù hợp Tƣơng đối phù hợp Không phù hợp

53,5 46,5 0

Kiểu chữ, font chữ

Phù hợp Tƣơng đối phù hợp Không phù hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình bày

Ngôn ngữ trình bày

Dễ hiểu Bình thƣờng Khó hiểu

71,3 28,7 0

Sự cân đối giữa nội dung chữ và hình ảnh minh họa

Cân đối Bình thƣờng Không cân đối

57,0 40,9 2,1

Kết quả xin ý kiến cho thấy về cách bố trí các nội dung trên trang web có 53,5% ý kiến đánh giá là phù hợp, 46,5% ý kiến đánh giá tƣơng đối phù hợp. Về kiểu chữ, font chữ trình bày có tới 71,3% đánh giá phù hợp, 28.7% đánh giá tƣơng đối phù hợp. Ngôn ngữ trình bày trong trang web đƣợc 69,1% ý kiến đánh giá là trình bày dễ hiểu, còn lại 30,6% đánh giá tƣơng đối dễ hiểu. Đánh giá về sự cân đối, hài hòa giữa nội dung chữ (kênh chữ) với nội dung hình minh họa (kênh hình) có 57,0% đánh giá đảm bảo, 40,9% cho rằng tƣơng đối đảm bảo và 2,1% đánh giá chƣa đƣợc cân đối, hài hòa.

Với kết quả xin ý kiến đánh giá nhƣ trên cho thấy giao diện và cách trình bày của hệ thống E-learning đƣợc thiết kế xây dựng là phù hợp với GVTH, không có ý kiến đánh giá không phù hợp.

- Đánh giá chung về hệ thống:

Hệ thống học liệu E-learning đƣợc thiết kế và xây dựng với mục tiêu hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu tự học, tự BD của GVTH. Chính vì vậy, xin ý kiến đánh giá của GVTH về những thành tố của hệ thống sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng để tự học tập, tự BD của GVTH. Nhóm nghiên cứu xin ý kiến đánh giá về các vấn đề:

- Hƣớng dẫn đăng ký tham gia học tập;

- Hƣớng dẫn các bƣớc học tập;

- Hƣớng dẫn kết bạn, hình thành nhóm học tập (cộng đồng học tập ảo). Đánh giá chung về hệ thống 91.7 85.2 83.7 84.8 8.3 14.8 13.5 13.5 0 0.9 1.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hƣớng dẫn đăng ký tham gia học tập Hƣớng dẫn các bƣớc học tập Hƣớng dẫn tìm kiếm học liệu Hƣớng dẫn kết bạn, hình thành nhóm học tập T ỉ l % Rõ ràng Bình thƣờng Không rõ ràng

Hình 3.1: Đánh giá chung về hệ thống E-learning

Hình 3.1. cho thấy tỉ lệ % các ý kiến đánh giá. Đối với mỗi nội dung xin ý kiến đánh giá, nhóm nghiên cứu phân làm 3 mức độ: rõ ràng, tƣơng đối rõ ràng, không rõ ràng.

Đối với hệ thống E-learning hỗ trợ tự học cần có các chỉ dẫn cụ thể, đúng quy trình đảm bảo để GV tự mình đăng ký tham gia các khóa học. Những yêu cầu đó đã đƣợc nhóm nghiên cứu quan tâm trong quá trình thiết kế, chính vì vậy tỉ lệ GV đánh giá hƣớng dẫn các bƣớc đăng ký tham gia thực hiện rõ ràng chiếm tỉ lệ cao 91,7 %, số bình thƣờng là 8,3 %, không có GV nào có ý kiến đánh giá là không rõ ràng. Nhƣ vậy, với hƣớng dẫn đăng nhập của hệ thống đảm bảo tất cả GVTH có nhu cầu học tập, nghiên cứu đều có thể đăng ký học thành công.

Sau khi đăng ký thành công vào hệ thống E-learning để tự học, GVTH cần làm quen với tự học, tự nghiên cứu trong môi trƣờng học tập mới, môi

trƣờng E-learning. Một trong những yếu tố ảnh hƣởng tới sự thành công của ngƣời học khi tham gia các khóa học trực tuyến đó là chỉ dẫn các bƣớc học tập và trợ giúp khi ngƣời học gặp phải khó khăn trong quá trình học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thiết kế và xây dựng, viết hƣớng dẫn các bƣớc học tập cần đƣợc quan tâm đặc biệt, các chỉ dẫn phải đảm bảo ngƣời học tự thực hiện đƣợc. Kết quả xin ý kiến cho thấy với các bƣớc hƣớng dẫn học tập đã đƣợc xây dựng, tất cả GVTH đều có thể thực hiện đƣợc theo đúng quy trình học, với tỉ lệ 85,2% đánh giá rõ ràng để thực hiện và 14,8% đánh giá ở mức bình thƣờng có thể thực hiện đƣợc. Không có GVTH nào cho rằng hƣớng dẫn không rõ ràng, tức là không thể thực hiện đƣợc các bƣớc tự học.

Trong phần phát triển chuyên môn cho GVTH đã chỉ rõ điều kiện cần thiết để GVTH có thể tự học, tự BD là cần phải cung cấp đầy đủ học liệu theo nhu cầu học tập của họ. Chính vì vậy, hệ thống học liệu E-learning dành cho GVTH đã khai thác, tích hợp với nguồn tài nguyên, học liệu mở trên mạng Internet. Khi GVTH có nhu cầu tự học, cần xác định mục tiêu và những nội dung học tập để đạt đƣợc mục tiêu đó. Trên cơ sở đó, GVTH sẽ tìm kiếm học liệu để học tập. Vì thế, công cụ và những hƣớng dẫn tìm kiếm học liệu nếu đƣợc thiết kế phù hợp sẽ giúp GVTH tìm kiếm một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian học tập hơn. Với 83,7% ý kiến GV đánh giá công cụ, hƣớng dẫn tìm kiếm học liệu lần lƣợt rõ ràng, dễ sử dụng và 13,5% đánh giá ở mức độ bình thƣờng, chỉ có 0,9% đánh không rõ ràng (tức là 2/250 GVTH đánh giá không rõ ràng, khó khăn trong việc tìm kiếm).

Khi HV tham gia vào một khóa học, HV cần làm quen với môi trƣờng học tập mới, môi trƣờng E-learning. Với môi trƣờng E-learning, HV cần kết bạn, hình thành nhóm học tập (cộng đồng học tập ảo) trong khóa học để trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ học tập hoặc những khó khăn trong quá trình tự học. Hƣớng dẫn kết bạn, hình

thành nhóm học tập có 84.8% đánh giá rõ ràng dễ thực hiện, 13,5% đánh giá ở mức độ bình thƣờng và 1,7% đánh giá không rõ ràng, khó thực hiện.

Nhƣ vây, các ý kiến đánh giá về hệ thống học liệu E-learning đã đƣợc thiết kế và xây dựng nhìn chung là phù hợp với trình độ, KN về CNTT của GVTH hiện nay. Hầu hết GVTH có nhu cầu đều có thể tự đăng ký học, thực hiện đúng các bƣớc tự học, kết bạn, hình thành nhóm học tập, tham gia vào thảo luận trên diễn đàn. Các thiết kế hƣớng dẫn học dựa trên cơ sở vận dụng các lý thuyết học tập, môi trƣờng E-learning đã đảm bảo để GVTH có thể tự học, tự BD phát triển chuyên môn.

- Đánh giá về cách thức tổ chức nội dung, học liệu trong các khóa học:

Một trong những đặc thù của học liệu E-learning đó là tính tƣơng tác cao, chính vì vậy, tổ chức học liệu cần phải đảm bảo cho ngƣời học tƣơng tác với học liệu một cách thuận tiện nhất, mặt khác cũng phải khai thác phát huy hết những ƣu điểm của CNTT. Để đánh giá mức độ phù hợp với GVTH, đề tài đã xin ý kiến đánh giá của GVTH về:

+ Chức năng bảng điều kiển và các nút tƣơng tác trong các khóa học; + Cách thức tổ chức nội dung học tập trong khóa học;

+ Mức độ liên kết nội dung các bài học trong khóa học với nhau;

+ Liên kết giữa bài kiểm tra đánh giá trƣớc và sau khóa học với nội dung khóa học;

+ Cách thức liên kết nội dung khóa học đến tài liệu, học liệu bên ngoài trang web (tức nguồn tài nguyên mở bên ngoài khóa học).

Chức năng Bảng điều khiển, các nút tƣơng tác trong khóa học có 21,2% ý kiến đánh giá là thuận tiện trong quá trình sử dụng, 24,8 % đánh giá ở mức độ tƣơng đối thuận tiện và 3,0 % đánh giá khó sử dụng. Nhƣ vậy, có thể thấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảng điều hiển, các nút tƣơng tác với tài liệu trong mỗi khóa học đã đƣợc thiết kế xây dựng đảm bảo thuận lợi cho GVTH tƣơng tác với tài liệu học tập.

Cách thức tổ chức nội dung trong từng khóa học đƣợc đánh giá là phù

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 126)