Vận dụng các lý thuyết học tập thiết kế E-learning

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 40 - 46)

9. Cấu trúc của luận án

1.3.2. Vận dụng các lý thuyết học tập thiết kế E-learning

Các lý thuyết học tập nêu trên đã đƣợc vận dụng để thiết kế “hƣớng dẫn” học trong môi trƣờng E-learning. Theo Freeman (2005): “Thiết kế hướng dẫn là hệ thống phát triển các hướng dẫn chi tiết bằng cách vận dụng lý thuyết dạy và học để đảm bảo chất lượng của việc dạy. Đây là toàn bộ quá trình phân tích nhu cầu học tập, mục đích và phát triển của một hệ thống để đáp ứng những nhu cầu đó. Nó bao gồm phát triển các tài liệu giảng dạy và

các hoạt động, kết quả và việc đánh giá tất cả các hoạt động dạy và các hoạt động học” [51]. Có nhiều mô hình thiết kế hƣớng dẫn học khác nhau nhƣng hƣớng dẫn học trong môi trƣờng E-learning chủ yếu áp dụng mô hình ADDIE, mô hình ICARE [41].

- Mô hình ADDIE: Mô hình này bao gồm các bƣớc trong quá trình thiết kế hƣớng dẫn học nhƣ sau:

Phân tích(A ): Phân tích môi trƣờng, HV, công việc học tập.

Thiết kế (D): Thiết kế một kế hoạch để phát triển hƣớng dẫn

thêm.

Phát triển (D): Phát triển hoạt động hƣớng dẫn trên cơ sở (A).

Thực hiện (I): Thực hiện kế hoạch.

Đánh giá (E): Đánh giá ngƣời học về kết quả các hƣớng dẫn.

- Mô hình ICARE (Anagnostopoulo, 2002): Mô hình này bao gồm các bƣớc nhƣ sau:

Mô hình ICARE sắp xếp tuần hoàn

Hình 1.2: Mô hình ICARE (Anagnostopoulo, 2002)

Giới thiệu: Bao gồm nội dung, đối tƣợng, điều kiện, thời gian

học tập, thiết bị, tài liệu.

Giới thiệu Kết nối Áp dụng Phản hồi Mở rộng

Giới thiệu

Kết nối Áp dụng Phản hồi

Kết nối: Tất cả các nội dung sẽ đƣợc cung cấp.

Áp dụng: Các bài tập thực hành, tự đánh giá, thi.

Phản hồi: Cung cấp cho HV cơ hội để phản hồi về những kinh

nghiệm, kiến thức, KN mà họ đạt đƣợc thông qua báo cáo, thảo luận, bài kiểm tra.

Mở rộng: Những điều kiện để phát triển đƣợc cung cấp bổ sung.

Dựa trên các các lý thuyết học tập của Dewey (1916), Piaget (1972), Vygotsky (1978) và Bruner (1990), Woolfolk cho rằng: “Quan trọng là người học phải tích cực xây dựng kiến thức của mình; người học phải xác định mình sẽ học những cái gì từ thế giới bên ngoài. Học tập là công việc cần chủ động và tích cực, không thụ động tiếp nhận giảng dạy” [48].

Koohang đã đƣa ra mô hình học tập trong môi trƣờng E-learning dựa trên học thuyết kiến tạo [30]. Mô hình này bao gồm ba yếu tố cơ bản sau:

1) Thiết kế các hoạt động học tập; 2) Đánh giá quá trình học tập;

3) Vai trò của GV hoặc hƣớng dẫn viên.

Việc thiết kế các hoạt động học tập bao gồm sự phối hợp, hợp tác, giải quyết các công việc. Các yếu tố đánh giá học tập bao gồm việc đánh giá của giảng viên, đánh giá trong nhóm, và cá nhân tự đánh giá. Vai trò của ngƣời hƣớng dẫn là huấn luyện, hƣớng dẫn, tƣ vấn, cung cấp thông tin phản hồi, và đánh giá học tập của ngƣời học.

Thiết kế các hoạt động học tập cần thiết bao gồm các yếu tố cơ bản sau: + Tình huống thực tế

+ Khám phá

+ KN tƣ duy bậc cao

+ Xác định mục tiêu học tập

+ Ngƣời học kiểm soát việc học tập

+ Ngƣời học tự suy nghĩ, làm việc độc lập + Thế giới thực và ví dụ liên quan

+ Đoạn mở đầu có thể đƣợc sử dụng để làm cho ngƣời học nghĩ rằng kiến thức cao hơn và vƣợt ra ngoài những gì họ đã biết.

Hình 1.3: Lý thuyết kiến tạo và thiết kế các hoạt động học tập trong môi trường E-learning (Nguồn: Koohang, Riley, Smith, 2009)

Các yếu tố thiết kế hợp tác cho các hoạt động học tập bao gồm năm yếu tố sau đây:

+ Hợp tác giữa ngƣời học với ngƣời khác (GV/hƣớng dẫn/tƣ vấn/chuyên gia cung câp thông tin phản hồi,...)

+ HV hợp tác với HV

+ Quan điểm khác nhau của ngƣời học

+ Trình bày các nội dung, ý tƣởng, khái niệm khác nhau

Thuyết kiến tạo với E-learning

Tự đánh giá Thiết kế các yếu tố cơ bản

Thiết kế các yếu tố hợp tác

Đánh giá của giảng viên/hƣớng dẫn viên

Đánh giá theo nhóm Đánh giá Các yếu tố thiết kế

Trao đổi, thảo luận giữa các HV.

Các yếu tố đánh giá quá trình học tập không thể thiếu đối với mô hình lấy ngƣời học làm trung tâm dựa vào đó để thiết kế các bài tập hoặc các hoạt động trong môi trƣờng E-learning. Có thể định nghĩa về đánh giá nhƣ sau:"Đánh giá là quá trình xác định, lựa chọn, thiết kế, thu thập, phân tích, diễn giải và sử dụng thông tin trong quá trình học tập và phát triển của HS"

[37].

Đánh giá học tập trong môi trƣờng E-learning bao gồm ba yếu tố sau: 1) Cá nhân tự đánh giá;

2) Đội đánh giá hợp tác (đánh giá trong nhóm); 3) Đánh giá của GV/hƣớng dẫn viên.

Mục tiêu của mô hình ngƣời học làm trung tâm để thiết kế các bài tập, và các hoạt động trong môi trƣờng E-learning là để khuyến khích ngƣời học tích cực xây dựng kiến thức mới. Việc thiết kế các hoạt động thƣờng bắt đầu với trình bày một tình huống thực tế. Các tình huống thực tế có thể đƣợc cung cấp bởi ngƣời giảng viên/hƣớng dẫn viên hoặc GV có thể yêu cầu ngƣời học tìm kiếm một tình huống thực tế. HV đƣợc khuyến khích phát triển các mục tiêu chung và mục tiêu riêng của họ trong việc giải quyết vấn đề. Tại thời điểm này, chiến lƣợc thiết kế là để khuyến khích thăm dò và kiểm soát quá trình học tập của ngƣời học. HV phải chịu trách nhiệm cho việc học tập của mình. Sau khi các tình huống thực tế đƣợc trình bày, kinh nghiệm, kiến thức trƣớc đây của HV đƣợc sử dụng vào trong các thiết kế các hoạt động.

Các HV đƣợc yêu cầu áp dụng kinh nghiệm hoặc kiến thức của riêng mình vào trong tình huống này. Các kinh nghiệm trƣớc đó có thể là công việc liên quan đến kiến thức từ các tài liệu trình bày trong quá trình học tập hoặc các khóa học trƣớc đó hoặc kinh nghiệm đã có của cá nhân.

Tiếp theo, HV đƣợc yêu cầu tự đánh giá về những gì mình đã học đƣợc, khuyến khích ngƣời học phải có trách nhiệm đối với việc học tập của mình. Các HV sẽ đƣợc yêu cầu để cung cấp sự biện minh cho câu trả lời của mình, và yếu tố ban đầu trở thành một phƣơng tiện học tập quan trọng. Ngƣời học cũng nên đƣợc yêu cầu để có yêu cầu cao hơn những gì mình đã học đƣợc.

Các HV đang đƣợc đặt trong các nhóm nhỏ hoặc lớn để cùng xây dựng kiến thức. Nhiều quan điểm đƣợc trình bày, bao gồm nhiều nội dung, ý tƣởng và khái niệm khác nhau. Khuyến khích thảo luận các ý tƣởng do HV nêu ra.

Ba hình thức đánh giá khác nhau có thể đƣợc thiết kế vào trong các hoạt động: Tự đánh giá (HV tự đánh giá công việc của mình), đánh giá trong nhóm (HV đƣợc đánh giá công việc của nhau) và đánh giá của hƣớng dẫn viên/GV (hƣớng dẫn viên đánh giá sản phẩm cá nhân và của nhóm). Ngƣời hƣớng dẫn viên có vai trò nhƣ là một huấn luyện viên, cố vấn, hoặc hƣớng dẫn cung cấp thông tin phản hồi cho ngƣời học.

Trong môi trƣờng E-learning, học tập tƣơng tác, nhiều quan điểm và học tập linh hoạt, là một nhóm các phƣơng pháp học tập trong cộng đồng ảo. Học tập trực tuyến tạo thuận lợi cho hình thành đối tác trao đổi những ý tƣởng, chia sẻ thông tin, giúp đỡ, thông tin liên lạc giữa các thành viên của cộng đồng học tập ảo. Vì vậy, học tập trong môi trường trực tuyến nên định hướng theo các nhiệm vụ, hướng tới việc tìm kiếm thông tin và đặt ra các câu hỏi để trả lời hoặc thảo luận, thay vì chỉ việc truyền tải, truyền thụ kiến thức đơn giản. Các nghiên cứu (Hiltz và Benbunan-Fich, 1997) đã chỉ ra tầm quan trọng của các nhiệm vụ học tập trong ngữ cảnh, theo bối cảnh tạo cơ sở cho quá trình học tập cá nhân, nghĩa là học thông qua khám phá, thông tin phản hồi, đọc hiểu kĩ và xây dựng nên kiến thức mới. Đó là những chỉ dẫn, kèm theo bối cảnh, các giai đoạn lập kế hoạch cho toàn bộ nhiệm vụ nhằm đạt

đƣợc sự tiến bộ của HV trong các hoạt động học tập và hình thành cộng đồng học tập ảo. Tham gia vào quá trình này gồm các lĩnh vực sau:

- Xác định các mục tiêu học tập;

- Tổ chức các hoạt động học tập;

- Thảo luận và trao đổi ý tƣởng, trình bày quan điểm cá nhân;

- Nghiên cứu, thăm dò/khám phá các thông tin trên các trang web;

- Xây dựng/tái tạo lại các kiến thức;

- Kiểm tra lại các kiến thức mới.

Các hoạt động học tập với chiến lƣợc, phƣơng pháp học tập hợp tác và sự hỗ trợ của các phƣơng tiện truyền thông đã đƣợc khái quát trong bảng dƣới đây.

Bảng 1.1: Chiến lược học tập, hoạt động và phương tiện truyền thông

Chiến lƣợc học tập Hoạt động Hình thức/phƣơng tiện truyền thông

Học tích cực Xác định mục tiêu học tập Trò chuyện (chat) Học tích cực Tổ chức hoạt động học tập Trò chuyện (chat) Học tập tƣơng tác Thảo luận và trao đổi các

ý tƣởng

Trò chuyện, diễn đàn (forum)

Nhiều quan điểm Trình bày quan điểm/ý tƣởng cá nhân

Diễn đàn (forum) Học tập linh hoạt Tìm kiếm và khai thác

thông tin trong web

Các liên kết web Xây dựng kiến thức Tái tạo/xây dựng lại kiến

thức

Diễn đàn (forum) Xây dựng kiến thức Nghiên cứu/ phản hồi/

đánh giá lại kiến thức mới học đƣợc

Diễn đàn (forum) Nguồn: Dias, năm 2001

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu Elearning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)