Xây dựng nhân vật qua chi tiết gợi bản chất

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 75 - 81)

6. Kết cấu luận văn

2.1.3 Xây dựng nhân vật qua chi tiết gợi bản chất

Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng trong mình những chi tiết lớn, nhỏ. Khi miêu tả đối tượng, nhà văn sẽ chọn lọc những đường nét, màu sắc, âm thanh,… quan trọng nhất và bỏ qua những gì mà mình cho là thừa. Tất cả các yếu tố tạo cho thế giới nghệ thuật khác nhau về chất như: Màu sắc, âm thanh, đồ vật, đường nét, chất liệu, … đều có thể trở thành chi tiết trong tác phẩm văn học. Vậy chi tiết trong nghĩa rộng là “Bao gồm tất cả những chi tiết tạo nên một thế giới nghệ thuật, một chỉnh thể của tác phẩm nghệ thuật. Không bao giờ nhà văn miêu tả đầy đủ một chỉnh thể, mà chỉnh thể đó chỉ thể hiện qua một số chi tiết” [54, tr.73]. Trong nghĩa hẹp chi tiết “Chỉ là những yếu tố có tính chất tạo hình hay liệt kê. Nó bộc lộ trạng thái của khách thể (chân dung, áo quần, cây cỏ, đường nét …)” [54, tr.73]. Chi tiết nghệ thuật cấu thành nên điểm nhìn của nhà văn vào đối tượng, phản ánh được thái độ của nhà văn, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về đối tượng mà mình đã thể hiện. Cũng đồng thời thế giới các chi tiết sẽ thể hiện được khả năng bao quát và tính thẩm mỹ của nhà văn trước một hiện thực nào đó của cuộc sống.

Khi xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm của mình, Hồ Anh Thái rất chú ý đến việc lựa chọn và sử dụng các chi tiết. Chính vì vậy mà trong tiểu thuyết của nhà văn có rất nhiều chi tiết đắt giá xuất hiện. Đây cũng là điều vừa đáng mừng vừa đáng lo. Mừng vì với những chi tiết có giá trị như vậy nhà văn sẽ xây dựng được những nhân vật có chiều sâu, phản ánh được cái nhìn bao quát của tác giả trước những biểu hiện của cuộc sống. Lo vì như nhà văn Ma Văn Kháng nói:

ăn dè ! Truyện nào của Hồ Anh Thái cũng ăm ắp chi tiết, đọc vừa sướng vừa lo: phải mình khéo kiệt sức mất !” [65, tr.299]. Ý nghĩa của hình tượng nhân vật sẽ được phát hiện qua các chi tiết về ngoại hình, về hành động, ngôn ngữ, chi tiết thực và ảo, chi tiết có tính chất hài hước, gây cười … . Các chi tiết này xuất hiện trong tiểu thuyết của tác giả đều có tác dụng khêu gợi lên bản chất của vấn đề. Nhân vật Toàn trong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng luôn hướng đến sự hoàn thiện của chính mình. Cũng từ đây, để nói lên thái độ cầu toàn của con người Hồ Anh Thái đưa ra chi tiết cái mụn cơm nơi mu bàn tay của Toàn. Cái mụn cơm không làm cho anh “đau đớn, ngứa ngáy” nhưng Toàn rất bực bội với nó. Toàn đã tìm đủ mọi phương thức để xoá nó đi - từ cách vừa nhét hạt muối vào cây gạo vừa

“đọc thần chú” cho đến việc dùng que sắt nung đỏ dí vào nó hoặc dùng chỉ thắt nó lại sau đó lấy dao gọt từng mẫu da cho đến lúc bật máu. Nhưng bất chấp mọi hành động loại trừ của anh, hạt mụn cơm vẫn hiện diện trên mu bàn tay. Chi tiết rất nhỏ về cái mụn cơm này lại có một ý nghĩa khái quát rất lớn. Điều mà nhà văn muốn nói đến ở chi tiết này là trong mỗi con người đều có một điều chưa hoàn thiện. Con người cố gắng vứt bỏ nó đi để tiến tới sự hoàn mỹ nhưng rất khó bởi “nhân bất thập toàn”.

Các chi tiết xuất hiện trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái bao giờ cũng đắc dụng, mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa khái quát nhất định, không có chi tiết thừa. Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra có chi tiết chiếc tàu chìm được “đội bốc mả” của Đô tìm kiếm và trục vớt lên. Lại có cả chi tiết các cổ vật bị vùi trong đống đổ nát sau trận đánh bom của Mĩ. Các cổ vật này được ông già tóc bạc cố gắng bới tìm để đem về bảo tàng bất chấp việc có một “quả bom năm nghìn bảng” có thể phát nổ lúc nào. Cổ vật chính là hiện thân của lịch sử, con người của mọi thời có thể nhìn vào nó để có thể nghĩ về một thời đã qua. Chính vì vậy chi tiết này thể hiện thái độ trân trọng quá khứ của những con người sống ở hiện tại. Cuộc chiến mà họ tham gia không chỉ dừng lại ở việc giành lấy độc lập tự do mà còn là bảo vệ cho lịch sử. Quá khứ oai hùng và khổ nhọc của Tổ quốc sẽ được những con người hiện tại như Đô, ông già tóc bạc gìn giữ. Và cả hành trình vận động của lịch sử đất nước lại được

những người ở thời hiện đại như Tân khắc ghi qua những chứng tích của lịch sử

“Nhưng quá khứ ấy, cũng như con tàu đắm kia, không được quyền ngủ yên dưới bãi sông. Một ngày nào đó, nó sẽ được khai quật lên, được thay đổi một số bộ phận, được sửa chữa và tân trang. Rồi con tàu ấy sẽ hú còi chạy trên sông Hồng, nhắc nhở mọi người về sự hiện diện của nó trong hiện tại” [63, tr.365].

Chi tiết trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái xuất hiện không phải vì mục đích minh hoạ một cách cứng nhắc cho những quan niệm về cuộc đời và con người của nhà văn. Ngược lại, các chi tiết của nhà văn rất sống động, có đôi khi để lại cho người đọc một niềm xúc động mạnh mẽ. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế

xuất hiện các chi tiết có khả năng gợi lên bản chất của nhân vật rất cao. Nhân vật Cốc được khắc hoạ tính cách qua một cuộc đối thoại chớp nhoáng giữa hắn nói với cô người mẫu “Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp,nói năng trắng trợn thế?Vậy phải nói thế đéo nào” [65, tr.12]. Chi tiết này gợi lên bản chất côn đồ của nhân vật vốn được bọc rất kín trong lớp vỏ siêu sao người mẫu có tiếng là đẹp trai, thanh lịch. 101 chiếc quần lót trong chiếc ca táp Nhật khi thằng Phũ chết đi chính là chi tiết tác giả dùng để tô đậm bản tính ăn chơi hưởng lạc của nhân vật này. Hình ảnh “Cặp mắt Bóp chuyển sang lờ đờ khoái cảm” [65, tr.46] sau khi gã bóp cổ một con dê cho đến chết là chi tiết rất đắt giá để người đọc cảm thấy ghê sợ với khoái cảm mang đầy tính bệnh hoạn của một gã thanh niên đẹp trai xuất thân từ tầng lớp “quý tộc”. Qua đây có thể thấy được chỉ cần vài nét chấm phá, bản chất nhân vật hiện lên lồ lộ như chúng ta đang chứng kiến những con người thực ở ngoài.

Điều đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật qua chi tiết gợi bản chất của Hồ Anh Thái là các chi tiết nhà văn chọn lựa đều thành công khi khắc hoạ nhân vật đậm chất nghịch dị. Ở đối tượng này, tác giả chú ý khai thác các chi tiết tạo nên sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong của nhân vật. Quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật loại này không được tác giả khai thác. Đây là những con người không điều khiển được hành động của mình mà ngược lại phải chịu sự

quy định của hành động. Đây là “tính phi - tâm lý” trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tzvetan Todorov nói về “tính phi - tâm lí” này như sau “Nếu như lý tưởng về mặt lí thuyết của James là một truyện kể trong đó mọi sự đều phục vụ tâm lí của các nhân vật, thì cũng khó mà lờ đi sự tồn tại của cả một truyền thống văn chương trong đó hành động không có mặt để minh hoạ cho nhân vật mà trái lại, các nhân vật phải phục tùng hành động; mặt khác, trong đó, từ “nhân vật” có nghĩa là một cái gì khác hẳn với sự nhất quán về tâm lí hoặc sự miêu tả tính cách” [58, tr.41]. Có thể nói Mười lẻ một đêm, Cõi người rung chuông tận thế, SBC là săn bắt chuột

là ba cuốn tiểu thuyết xuất hiện một lượng lớn những nhân vật đậm chất nghịch dị. Tính nghịch dị trong sở thích của nhân vật có khi được tác giả phóng đến cực đại trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm. Khoả thân là sở thích của hoạ sĩ Chuối Hột và hoạ sĩ này thực hiện ý muốn khoả thân của mình ở bất kỳ đâu có thể . Hình ảnh ấn tượng nhất của hoạ sĩ Chuối Hột có lẽ là “Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy trắng lôm lốp như thân chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ hoa ở quãng lưng chừng trời” [37, tr.22]. Nhân vật bà mẹ trong tiểu thuyết cùng tên cũng có những sở thích quái lạ. Bà thích đàn ông và đất. Cô con gái đã rút ra được kết luận về sở thích của mẹ mình như sau: “Mẹ ngửi thấy mùi đàn ông và mùi đất đều chén được” [69, tr.67]. Để thoả mãn sở thích của mình bà đã trải qua vô vàn những cuộc phiêu lưu tình ái và năm lần đò “Năm lần lấy chồng, năm lần ly dị, mỗi lần ly dị được một cái nhà. Chồng đầu tiên được một cái nhà để xe. Chồng thứ hai được chia đôi căn phòng hai mươi sáu mét vuông. Chồng thứ ba căn hộ tập thể tầng hai. Chồng thứ tư được chín mét vuông phố cổ. Chồng thứ năm khá nhất, giáo sư viện trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao”

[69, tr.60]. Việc nâng dần mức độ đền bù sau mỗi lần ly hôn là một cách phóng đại cho cái tham và cái dâm của bà mẹ. Nhân vật này làm cho chúng tôi gợi nhớ đến nhân vật mụ Phó Đoan trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Nếu như nhân vật mụ Phó Đoan chỉ dừng lại ở cái dâm được thực hiện sau cánh cửa đóng thì nhân vật bà mẹ trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái không những tham mà cái dâm của người đàn bà này được tác giả phóng đại đến mức quá cỡ trên văn

bản. Năm lần đò và những cuộc phiêu lưu tình ái của bà đều diễn ra trước mắt đứa con gái. Câu nói lặp đi lặp lại của bà khi chuẩn bị tham gia vào thú vui với người đàn ông mới là “Về làm gì, ở lại đây ngủ cho vui”. Có thể xem đây là một câu nói cá biệt làm nên tính cách của nhân vật. Nó cũng giống câu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ Cố Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Khi nhắc đến nhân vật mang tính nghịch dị về sở thích trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm thì không thể quên được Giáo Sư Một - nhà văn hoá lớn. Ông luôn tìm khoái cảm qua việc đái vào chân tượng đài “Năm giờ ba mươi phút chiều, đái một bãi. Đấy là trên đường đi bộ đến câu lạc bộ người cao tuổi. Bảy giờ trở về, quanh qua khu tượng đái một bãi nữa” [69, tr.243]. Sở thích quái dị của nhân vật còn được tác giả khắc hoạ qua nhân vật luật sư trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột. Luật sư có một sở thích rất quái gỡ đến gần như bệnh hoạn đó là thích những đám ma. Thuở bé luật sư vẫn thường ngắt đầu búp bê, dế hoặc đầu chú chó bằng thuỷ tinh rồi “ra vườn”, “đào hố” và tổ chức đám ma giả. Sở thích này lại được tác giả tô đậm khi luật sư lớn lên

“Suốt thời thanh niên, anh đặc biệt có ấn tượng với những đám tang. Ngay cả bây giờ, nghe nói đi đám tang của ai là trong lòng bỗng rạo rực” [70, tr.239]. Bên cạnh Luật Sư, tiểu thuyết còn xuất hiện hàng loạt các nhân vật luôn tìm được sự khoái cảm cực độ khi thực hiện những sở thích quái gở của mình như bộ ba Cốc, Bóp, Phủ.

Nhân vật trong ba cuốn tiểu thuyết Mười lẻ một đêm,Cõi người rung chuông tận thế, SBC là săn bắt chuột không chỉ nghịch dị trong sở thích mà còn quái gở cả trong hành động. Ở chi tiết gợi lên tính nghịch dị trong hành động của nhân vật, chúng tôi nhận thấy tác giả chú ý khai thác ở các chi tiết có khả năng gợi lên sự đối lập giữa hình thức bên ngoài với cái bản chất bên trong. Qua phân tích chúng tôi có thể khái quát kiểu quan hệ giữa nhân vật với hành động mang tính nghịch dị của nó được Hồ Anh Thái xây dựng bằng công thức: X nó phải là – X nó thực sự là.

Nhân vật ông Vip - một chức sắc, ông mang gương mặt của một quan chức ngoại giao cao cấp nhưng những nét biểu hiện trên gương mặt của ông thì lại ngược hẳn, đó là khi ông nhắm mắt diễn thuyết, một cái nhắm mắt không tạo nên dáng vẻ quan

chức mà lại gợi lên “Diễn thuyết mà như đang làm tình. Nhưng khi gần gũi vợ thì lại như đang diễn thuyết” [69, tr.253]. Bên cạnh nhân vật này, trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái còn xuất hiện rất nhiều các nhân vật với hành động đối lập giữa cái nó phải là với cái nó thực sự là như Giáo Sư Một - một nhà văn hoá lớn là người không được mời tham luận trong hội thảo quốc tế nhưng lại đứng phát biểu làm “kéo lê cả hội thảo” ba mươi phút. Nhà văn hoá lớn còn bị tác giả lật tẩy bản chất qua chi tiết thức ăn vẫn còn vương lại trên răng nhưng vẫn vô tư giao tiếp với khách nước ngoài trong buổi chiêu đãi sau hội thảo “Ông Giáo Sư Một khuềnh khoàng bốc bải. Ăn xong răng ông giắt đầy lá hành nhánh tỏi cười nói bô bô. Người Việt ê mặt lảng đi hết để lại ông một mình đối đáp với quan khách nước ngoài” [69, tr.224] . Đi đôi với Giáo Sư Một có Giáo Sư Hai, đây là cặp bài trùng trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm với những hành động khác thường. Giáo Sư Hai vốn là một kỹ sư hoá chất sau được tổ chức chuyển sang làm cán bộ nguồn cho ngành quản lý xã hội, được thu xếp ông sang Đức bảo vệ tiến sĩ triết học dù không biết tiếng Đức. Ông viết cả ca khúc, thơ, bút ký văn học, tản văn, tạp văn … . Các sáng tác của ông được ghi âm, ghi hình mặc dầu “Ai cũng biết văn thơ thầy vừa đọc vừa bịt mũi” [69, tr.88]. Ông là chồng thứ năm của Bà Mẹ và mang trong mình một cố tật kỳ quái là thích sờ vào

“hiện vật” cùng với căn bệnh cười vô tiền khoáng hậu chỉ “tịt” khi nào bị tát cho một cái. Hình ảnh Giáo Sư Hai giúp chúng tôi liên tưởng đến một nhân vật khác cũng mang tên Giáo Sư trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột cùng tác giả. Tốt nghiệp, ông được trường giữ lại làm cán bộ đoàn trường, sau trường thiếu giảng viên, ông được gọi sang tăng cường cho tổ bộ môn. Ông làm khoa học tự nhiên nhưng “Anh lên đài lên báo phụ trách chuyên mục. Phổ biến nuôi trồng thuỷ sản. Hộp thư bạn nghe đài, giải đáp những thắc mắc văn sử địa, thậm chí gỡ rối tơ lòng theo kiểu chị Thanh Tâm. Agony Aunt. Giải đáp từ hồ sơ xin việc đến cách chữa trị hôi nách” [70, tr.295]. Ông giống Giáo Sư Hai ở chỗ “thích sờ vào hiện vật” Ông hoạt động tích cực trong tất cả các lĩnh vực vì “Nhờ hoạt ngôn ma lanh một chút. Nhờ hay lui tới nhà các cốp các víp, bạn của ông bố vợ” [70, tr.295]. Hai ông giáo sư ở trên vẫn hoạt động tốt trong lĩnh vực trái chuyên ngành của mình nhờ “Có

thêm cái lanh ma cái xảo của cá tính.Có thêm kiến thức tham khảo khoa học xã hội Đông Âu đến những năm 1980” [69, tr.192]. Như vậy, xét ở một mức độ nhất định thì giữa giáo sư hai trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm và Giáo Sư trong tiểu thuyết

SBC là săn bắt chuột vẫn có nhiều điểm tương đồng với nhau. Đến đây chúng tôi nhận thấy nỗi lo của nhà văn Ma Văn Kháng về việc sử dụng chi tiết quá nhiều trong cùng một tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là có căn cứ. Có lẽ vì không “dè sẻn”

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)