Thủ pháp lạ hoá

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 112 - 119)

6. Kết cấu luận văn

3.1.2. Thủ pháp lạ hoá

Cuộc sống của thời hiện đại với những phát minh của khoa học kỹ thuật giúp cho xã hội hôm nay phát triển vượt bậc. Con người có được mức sống tốt hơn nhưng cũng chính sự tự động hoá của máy móc đã làm cho con người trở nên ỷ lại hơn. Cuộc sống bận rộn khiến con người dần mất đi khả năng dành thời gian quan sát sự thay đổi của vạn vật đang diễn ra xung quanh mình. Con người nhìn mọi thứ trở nên hờ hững, cuộc sống dường như trôi qua trong vô thức của họ. Người ta thường nhìn ký hiệu của sự vật thay vì nhìn vào bản chất của sự vật.

Trong tình hình ấy lạ hoá xuất hiện như một thủ pháp nghệ thuật. Lạ hoá là khái niệm được V.Shklovski tìm ra để phân tích tác phẩm văn học và được Bertolt Brecht vận dụng vào lĩnh vực sân khấu. Lạ hoá như một phương thuốc công hiệu, các nhà văn sẽ vận dụng phép lạ hoá để tách đối tượng ra khỏi những nếp nghĩ theo một lối mòn cũ, đặt chúng bên cạnh những khái niệm khác nhau, giúp cho người đọc nhìn chúng như một sự vật hiện tượng mới bắt gặp đầu tiên trong trong đời. V.Shklovskhi trong bài tiểu luận Nghệ thuật như là thủ pháp đã nói về thủ pháp lạ hoá như sau: “Thủ pháp nghệ thuật là thủ pháp biệt hoá các sự vật và là thủ pháp

tạo ra một hình thức khó hơn, làm cho sự cảm thụ trở nên khó hơn và dài hơn, vì quá trình cảm thụ trong nghệ thuật mang mục đích tự thân và kéo dài; nghệ thuật là sự cảm nhận cách làm ra sự vật, còn cái được làm ra trong nghệ thuật thì không quan trọng” [78, tr.149]. Như vậy, theo V.Shklovski lạ hoá có chức năng chuyển cái nhìn của hình ảnh nghệ thuật sang hình ảnh văn chương.

Thủ pháp lạ hoá trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái được thể hiện trước hết ở sự liên tưởng khác biệt. Nhà văn nhìn hình ảnh vốn có trong hiện thực rồi gợi ra một sự vật, hiện tượng khác. Sự liên tưởng thường thực hiện dựa trên phép tương đồng giữa hai sự vật, sự việc nhưng sự liên tưởng của nhà văn lại dường như đi chệch khỏi lối mòn này. Sự tương đồng của các hình ảnh được sử dụng trong các tiểu thuyết có được từ sự gợi ý của nhà văn. Nghĩa là bản thân hai hình ảnh ấy rất ít có nét tương quan nào nhưng vì nhà văn nhìn hai hình ảnh ấy dưới cặp mắt của sự tương đồng và mô tả nó bằng phép ẩn dụ để tạo ra sự tương đồng giữa chúng. Sự vật, hiện tượng trở nên lạ hơn trong sự liên tưởng lý thú này. Hình ảnh một người dốc ngược đầu xuống chổng hai chân lên trong Yoga giống với cây chuối nên người Việt thay vì gọi bằng khái niệm tập Yoga thì lại nói một cách đơn giản, dễ hiểu là trồng chuối. Nhưng hình ảnh hoạ sĩ khoả thân tập Yoga trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm lại được nhà văn miêu tả “Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy trắng lôm lốp như thân chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ bông ở quãng lưng chừng trời” [69, tr.22]. Hay sự việc chính quyền phường lập kế hoạch ập vào bắt quả tang hoạ sĩ khoả thân trồng chuối trong khi cửa nhà hướng ra sân đối diện với nhà vệ sinh tập thể lúc nào cũng mở. Theo lẽ thường thì người ta sẽ nghĩ đến việc chính quyền yêu cầu gã trở về tư thế bình thường rồi mặc quần áo vào. Nhưng nhà văn lại không nói như vậy mà lại nói theo cách khác, ý nghĩa thì có phần ngược lại nhưng mà lạ. Cái lạ thể hiện qua việc diễn đạt lạ. Nhà văn chỉ dùng một câu ngắn gọn để nói về tình thế ấy nhưng sức biểu đạt lại vượt quá mười tiếng trong câu văn mà tác giả sử dụng “Không ai dám lại gần chặt cây chuối đổ” [69, tr. 23]. “Chặt cây chuối đổ” ở đây có nghĩa là yêu cầu hoạ sĩ trở về điểm xuất phát trước khi trồng chuối. Rồi cũng chính hình ảnh khoả thân

tập Yoga của hoạ sĩ tác giả lại dẫn người đọc đến việc nghi ngờ gã này là “Giáo chủ và giáo đồ là một. Một thứ tôn giáo nhất nguyên và thất truyền” [69, tr.25]. Liên quan đến “chủ nghĩa khoả thân” của hoạ sĩ tác giả lại dẫn người đọc đến với khung cảnh trên một bãi biển có đám người cả Tây lẫn ta nằm tắm khoả thân, cảnh và việc đã lạ nhưng sự liên tưởng của tác giả lại lạ hơn “Bãi biển đời người thịt da trắng lôm lốp. Bánh chay bột lọc có cục đường đen làm nhân” [69, tr.21]. Phép ẩn dụ được thực hiện qua sự liên tưởng của tác giả rất cao tay, nó không chỉ minh chứng cho việc tác giả là người tách ra khỏi môi trường làm việc nghiêm túc của mình (quan chức ngoại giao) để hoà nhập, xông xáo vào cuộc sống ồn ào, phồn tạp vốn có của xã hội mà còn mở rộng trường nhìn của người đọc, giúp cho người đọc một góc nhìn mới với một cái cười bật ra như một phản xạ không kìm chế được. Cô gái hướng dẫn viên du lịch trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôi trong khi kể chuyện cho “Tôi” nghe không ngừng lục tay vào các bao tải. Tác giả đã liên tưởng hình ảnh này với hình ảnh của đầu DVD “Savitri là một cái đĩa CD. Anh có thể nghe được âm thanh trong cái CD mà không cần máy đọc CD hay không ?” [66, tr.430]. Cái lạ trong trường liên tưởng của tiểu thuyết Hồ Anh Thái thể hiện ở chỗ sự vật hiện ra trước mắt nhà văn, nhà văn nhìn thấy nó nhưng không mô tả như nó vốn có mà nhìn nó dưới một lốt vỏ khác, cái nhìn của Hồ Anh Thái đối với các sự vật ấy đi chệch quỹ đạo với tầm nhìn của mọi người. Vì vậy sự vật, sự việc hiện lên trong văn chương của nhà văn họ Hồ rất lạ. Cái lạ đó không chứa đựng sự vô lý, vì nếu người đọc dịch chuyển vị trí của mình, nhìn sự vật dưới góc nhìn của nhà văn thì lúc ấy sẽ có được những cái hữu lý trong trường liên tưởng của tác giả.

Mười lẻ một đêm thực hiện giấc mơ lạ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái bởi trước hết nó có cấu trúc bề mặt được tác giả dàn dựng như một thông tin của báo chí với một tình huống được tác giả đặt ra. Tình huống này trả lời các câu hỏi đúng theo yêu cầu của một cái tin trên báo: Ai ? Việc gì ? Ở đâu ? Thế nào ? Tại sao?, … . Tình huống mở đầu với một không gian hẹp: đôi tình nhân bị nhốt trên tầng sáu trong khu chung cư suốt “tám ngày bảy đêm”. Nhưng từ cái khung không gian và thời gian hẹp này một thời gian, không gian đa chiều kích đã được mở ra. Độ dài

thời gian ở đây nói theo Alain Robbe – Grillet thì “Không thể nào là một sự tóm tắt một sự cô đọng của độ dài thời gian dài hơn và “thực” hơn, đó có thể là thời gian của câu chuyện, của cốt truyện được kể” [53, tr.70]. Rất nhiều câu chuyện “đời cười” được đưa vào, có cả cổ tích hiện đại, truyện cười dân gian, những mẫu truyện cười hiện đại, thông tin báo chí,... Rồi truyện đang diễn ra theo giọng kể giễu nhại, trào tếu đột nhiên chùng hẳn xuống trở nên trữ tình, mang hơi hướng của một truyện cổ tích (chuyện kể về phút hấp hối của thằng bé người cá). Những câu chuyện kể trong Mười lẻ một đêm được tạo nên bởi sự phóng túng trong tưởng tượng, sự tưởng tượng này lại vượt qua những quy luật logic thông thường của đời sống. Nhưng tập hợp các truyện kể trong tiểu thuyết khi đặt vào cuộc đời thì thấy đúng là nó không phi lý bởi nó phản ánh một trần thế ngả nghiêng, với tiếng cười đắng chát và những mẫu người xu thời, xu thế của cuộc sống hiện đại. Không chỉ có cấu trúc lạ, Mười lẻ một đêm còn lạ bởi giọng điệu của người kể chuyện. Tất cả các truyện kể trong tiểu thuyết đều được kể bằng ngôi thứ ba số ít. Nhưng người kể lại không hề hiện diện bên trong những câu chuyện. Các chi tiết nối liền các chi tiết, giọng điệu phát ngôn được đan cài, bị đánh tráo vào trong giọng điệu của nhân vật đang được nói đến.

Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôi sử dụng thủ pháp lạ hoá qua kết cấu liên văn bản.Tiểu thuyết có sự đan cài của nhiều lớp diễn ngôn (có lớp diễn ngôn lịch sử, văn hoá, lớp diễn ngôn triết lí, diễn ngôn huyền thoại, diễn ngôn tôn giáo,…). Đức Phật, nàng Savitri và Tôi lạ ở tinh thần giải thiêng. Viết về lịch sử Đức Phật ở Việt Nam hiện nay có Ánh đạo vàng của Võ Đình Cường và Đường xưa mây trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thế nhưng hình ảnh Đức Phật được dựng lên như một nhân vật trong tiểu thuyết và đặc biệt là xuất hiện song song với nhân vật nàng công chúa Savitri suốt cuộc đời đắm chìm trong dục lạc, luôn tìm cách lôi kéo Đức Phật ra khỏi những giáo pháp của Ngài để cùng nàng sống trong cõi phàm tục thì đây lại là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam. Một số nhà phê bình, trong đó có tác giả Hoài Nam trong bài Đọc Đức Phật, nàng Savitri và Tôi: Phật sử và hư cấu văn chương đăng trên báo văn nghệ cho rằng tác giả đã thực hiện tinh thần giải

thiêng một cách “triệt để”. Theo Hoài Nam, nhà văn đã sử dụng các tư liệu thu thập được sau đó xử lý chúng để xây dựng hình ảnh Đức Phật như một nhân vật lịch sử, một nhà hiền triết tìm ra “con đường giải thoát”. Cũng theo tác giả Hoài Nam thì trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái thường xuyên ẩn chứa sự phản biện của tác giả về những chi tiết liên quan đến huyền thoại của Đức Phật có trong kinh điển của Phật giáo. Hình ảnh Đức Phật trong Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôiđược tác giả sử dụng thủ pháp giải thiêng nhưng chữ “giải thiêng” này không xuất phát bởi từ desecrate có nghĩa là xoá bỏ tính thiêng liêng. Nguồn gốc của chữ “giải thiêng” trong tiểu thuyết này là từ demythologize, tức là xoá bỏ màu sắc huyền thoại xung quanh nhân vật. Khi xây dựng nhân vật Đức Phật, Hồ Anh Thái không tựa hẳn lưng vào lịch sử hay tư liệu Phật giáo để viết cũng không nghiêng về huyền thoại bao quanh cuộc đời của Đức Phật cả 2500 năm nay mà hư cấu. Với quan niệm

“Tôi viết tiểu thuyết và trong tác phẩm, mọi nhân vật đều có cơ hội bình đẳng, khó mà nói là nhân vật nào không được quyền xuất hiện bên cạnh nhân vật nào” [66, tr.441]. Hồ Anh Thái dựng lên hình ảnh của Đức Phật như một người trải qua mọi gian truân khổ hạnh trên hành trình tìm chân lý, sáng lập ra tôn giáo mới. Hình ảnh Đức Phật hiện lên thật dung dị, gần gũi và bao dung. Hồ Anh Thái là nhà văn thành công trong ý tưởng xây dựng hình ảnh Đức Phật như một nhân vật tiểu thuyết, Đức Phật và giáo pháp của Ngài hiện lên qua tác phẩm trở nên dễ hiểu và có sức mạnh rất lớn đến việc hướng người đọc vào nẻo thiện. Tuy nhiên, điều chúng tôi xin bàn đến ở đây là Đức Phật, nàng Savitri và Tôi với bộ ba nhân vật chính, được thể hiện ngay trong cái tên của tác phẩm trong đó cuộc đời tám mươi năm của Đức Phật xuyên suốt cả tiểu thuyết. Điều này chứng tỏ Đức Phật giữ vị trí trung tâm trong tác phẩm. Thêm vào đó khi viết tiểu thuyết này tác giả không che giấu mong muốn

“Tiểu thuyết này trở thành cuốn sách của mọi nhà, của mọi thế hệ trong các gia đình. Tôi tin rằng khi nào trong đời sống tâm linh Việt còn yếu tố Phật giáo, khi ấy còn có người đọc cuốn sách này” [66, tr.440]. Đây là khát vọng chính đáng của một nhà văn khi hoài thai đứa con tinh thần của mình. Để thực hiện mong muốn này buộc tác giả phải rất công phu trong việc xây dựng nhân vật Đức Phật. Nhà văn có

sự cao tay trong tổ chức kết cấu tác phẩm. Chọn một điểm nhìn trung hoà giữa hai thái cực lịch sử và huyền thoại, Hồ Anh Thái đã gạt sương mù và ánh hào quang của huyền thoại bao quanh đời Phật hàng nghìn năm để dựng nên một Đức Phật giản dị, gần gũi với con người. Thế nhưng theo chúng tôi trong tiểu thuyết này tác giả vẫn chưa đạt đến sự thành công trong việc dựng lên hình tượng Đức Phật. Quá trình nhận ra những đau khổ mà con người phải trải qua nơi cõi phàm tục của thái tử Siddhattha diễn ra quá đơn giản. Tác giả chỉ kể ra rằng vua cha vì sợ lời tiên tri của Asita mách bảo rằng con mình sẽ trở thành người tìm ra chân lý, một bậc thầy vĩ đại mà “nhốt” thái tử vào giữa cảnh đẹp nhất của con người và vạn vật từ lúc sinh ra cho đến cả khi cưới vợ. Chàng lúc nào cũng ở trong trạng thái “Mơ mơ màng màng hâm hâm hấp hấp” [66, tr.96].Trong vài lần thoát ra khỏi khung cảnh ấy, thái tử Siddhattha vô tình nhìn thấy một người già, một người ốm, một người chết vậy là chàng nhận ra nỗi đau khổ của con người nơi trần thế.Từ đây tư tưởng thoát ly khỏi những đau khổ mà con người phải trải qua thành hình trong chàng. Điều này khiến cho người đọc cảm thấy thái tử giống như một viên pha lê mong manh, chỉ cần khẽ chạm nhẹ vào lập tức viên pha lê này sẽ có vết tỳ. Chiều sâu của những cung bậc trong quá trình thoát khỏi sự vô minh của thái tử Siddhattha được tác giả lướt quá nhanh. Hành trình đi tìm chân lý và nhận ra chân lý của thái tử cũng quá thuận lợi trong khi ta biết triết thuyết và giáo pháp do Đức Phật tạo ra rất thâm sâu, có sức lay động rất lớn đến tâm tính con người. Có thể nói mọi vật trên thế gian này đều có thể sinh ra và mất đi nhưng những triết thuyết của Phật thì lại được con người của thời đại giật mình khi hiểu ra những tầng sâu trong lời răn dạy của Ngài. (Ví dụ như con người phải sử dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến mới phát hiện ra sự tồn tại của vi trùng trong không khí.Trong khi đó cách đây 2500 năm, chỉ cần nhìn bằng mắt, Ngài lại nhận ra có sự hiện hữu của những sinh vật vô cùng bé nhỏ không thể nhận ra bằng mắt ấy tồn tại trong không khí). Hình tượng Đức Phật được tác giả khắc hoạ qua tấm lòng bao dung và rộng lượng của Ngài cũng chưa được sâu sắc. Thêm vào đó Đức Phật lúc này được tác giả xây dựng dưới góc độ một con người bình thường (Đức Phật trong tiểu thuyết không có ánh hào quang, không có phép

thuật). Trước và trong khi đạo Phật xuất hiện thì con người và đất nước Ấn Độ cổ đại vẫn chịu sự thống trị của tôn giáo Bà La Môn với sự bành trướng của kinh Dục Lạc thì sự giác ngộ và quy y của công tử Yasa (một công tử ăn chơi khét tiếng, thuộc lòng những bài học về Bandhura, Prenkha, Dadkha, Dadhyataka, Mausala), tướng cướp Anguli Mala (là một tên cướp đã giết 999 người. “Chém giết xong rồi, y còn cúi xuống chặt một ngón tay của người chết, xâu thành một cái tràng hạt đeo trên cổ. Rồi y ngửa mặt lên trời hú gọi đám kền bay tới” [66, tr.351] , nàng Usa (là một kỹ nữ lừng danh chốn ăn chơi), Yuhi (một cô gái đắm chìm trong dục lạc) diễn ra quá nhanh. Tướng cướp Anguli Mala chỉ gặp Đức Phật hai lần (một lần trong lúc Đức Phật thuyết pháp, một lần chặn đường để giết Ngài và chỉ duy có lần thứ hai được nói vài câu với Ngài). Sự quy y của nàng Usa, Yuhi càng đột ngột hơn. Tác giả không nói về những lần gặp gỡ giữa Usa, Yuhi với Phật, mãi cho đến khi gần kết thúc truyện người đọc mới biết hai nhân vật này quy y (Tác giả không hề lý giải tại sao cả hai đều quy y. Dù cả hai nàng đều quy y vào lúc tuổi đã về già nhưng

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 112 - 119)