Những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từn ăm 1986 đến nay

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 35 - 46)

6. Kết cấu luận văn

1.1.3. Những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từn ăm 1986 đến nay

Như một quy luật tất yếu, trước những thay đổi của lịch sử dân tộc thì văn học cũng thay đổi chủ đề và nội dung phản ánh. Sự thay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến những cách tân về mặt nghệ thuật. Tiểu thuyết không nằm ngoài quy luật trên. Bước vào thời kì đổi mới, sống trong không khí dân chủ và “cởi trói”, tiểu thuyết Việt Nam đã đứng trước nhu cầu “đổi mới tư duy”. Các nhà văn ý thức sâu sắc hơn về tư cách của người nghệ sĩ, cố gắng vượt lên trên những quy định, những khuôn khổ truyền thống đã trở thành lối mòn trong ngòi bút lâu nay. Nhiều nhà tiểu thuyết có ý thức cách tân trong cái nhìn và lối viết, có những tác phẩm thành công hoặc đang trên đường tìm tòi, thể nghiệm để làm mới và tạo sức hấp dẫn hơn trong tiểu thuyết. Đây là một nổ lực đáng ghi nhận của các nhà văn viết tiểu thuyết đương đại.

Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay chính là xu hướng dồn nén dung lượng tiểu thuyết. Tiểu thuyết ngắn đang ngày càng chiếm ưu thế và áp đảo loại tiểu thuyết trường thiên hàng nghìn trang. Điều này có nguồn gốc từ nền kinh tế thị trường. Trong cuộc sống hiện đại, con người trở nên hối hả và sống theo kiểu chạy đua với thời gian. Những cuốn tiểu thuyết nhiều tập, dài hàng nghìn trang trở nên “sa sỉ” trong quỹ thời gian hạn hẹp của con người hiện đại. Thêm vào đó trong nền kinh tế ngày nay có khái niệm “phát triển kinh tế theo chiều sâu” – nghĩa là chú ý đến năng suất và hiệu quả sản xuất. Trong cuộc sống ngày nay, con người

phấn đấu cho cuộc sống của mình ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng. Chính vì vậy tiểu thuyết ngắn là thể loại đáp ứng được nhu cầu của con người thời đại.

Trên văn đàn Việt Nam, có rất nhiều nhà văn rất ưa thích lối viết tiểu thuyết ngắn như Nguyễn Khải, Tạ Duy Anh, Trần Chiến, Võ Thị Xuân Hà, Hồ Anh Thái, … . Tạ Duy Anh là nhà văn rất tâm đắc với thể loại tiểu thuyết ngắn. Nhà văn cho rằng tiểu thuyết hôm nay có xu hướng ngắn, thu hẹp về bề ngang, sâu theo chiều dọc, sự đối thoại được đa thanh hoá, nhiều vỉa ý nghĩa, bi kịch thời đại được dồn nén trong một cuộc đời bình thường, không áp đặt chân lý là điều dễ thấy. Tiểu thuyết có dung lượng ngắn chú ý đến việc tạo ra một thế giới theo cách của nó hơn là mô tả nó như là nó vốn có. Con người có thể chiêm ngưỡng mình từ nhiều chiều hơn là “chỉ thấy cái bóng của mình đổ dài xuống lịch sử”.

Một lý do khác làm cho dung lượng tiểu thuyết Việt Nam trở nên dồn nén, co lại bởi vì áp lực văn hoá – nghe nhìn buộc các nhà văn phải tính toán và lựa chọn lối viết cho phù hợp với sản phẩm của mình. Điều này có nghĩa là nhà văn phải tính đến nhu cầu của “người mua” như nhà văn Nguyễn Huy thiệp từng nói rằng trong thời đại văn minh, kinh tế thị trường phát triển, sách cũng là một thứ hàng hoá tiêu dùng. Người xuất bản và phát hành sách cần phải tính đến “sự tiện lợi, dễ chịu và chất lượng” của người tiêu dùng.

Xu hướng viết tiểu thuyết ngắn cũng bởi vì các nhà văn bao giờ phấn đấu để

“viết nội dung” chứ không phải “kể lại nội dung”. Tiểu thuyết Thân phận tình yêu

của Bảo Ninh, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Thoạt kì thuỷ của Nguyễn Bình Phương, Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái chính là những quyển tiểu thuyết ngắn, được sáng tác theo kiểu viết nội dung.

Khuynh hướng viết tiểu thuyết ngắn thực chất đã xuất hiện từ những năm 60 và được thể nghiệm bởi các tác giả với những tác phẩm như: Nguyễn Thế Phương trong Đi bước nữa, Văn Linh với Mùa hoa dẻ, Trần Dần với Người người lớp lớp,

Lê Khâm với Trước giờ nổ súng, … . Và như trên đã nói, tiểu thuyết ngắn chỉ thực sự phát triển trong thời đại ngày nay. Vấn đề cần phải đặt ra là liệu tiểu thuyết ngắn là dấu hiệu tốt hay ngược lại ?. Theo chúng tôi tiểu thuyết ngắn rất thích hợp với người đọc ngày hôm nay bởi vì bên cạnh quỹ thời gian hẹp của mỗi người thì khán giả ngày hôm nay đã trở nên mệt mỏi và chán nản với những bộ phim Trung Quốc, Hàn Quốc dài lê thê với những tình tiết lòng vòng theo những môtíp quen thuộc đến gần như là nhàm chán. Cái mà người đọc tìm đến tiểu thuyết ngắn ngày hôm nay chính là nó có khả năng bộc lộ thẳng tâm tư, ước vọng của người đọc mà không mất đi nét đẹp cũng như vẻ phong nhã của con người thời đại. Tuy nhiên chúng tôi có thể khẳng định rằng dài hay ngắn không phải là vấn đề cốt yếu của tiểu thuyết. Điều làm cho tiểu thuyết “tồn tại” hay không “tồn tại”, tiểu thuyết có thể chạm được dấu ấn gì trong lòng bạn đọc sau khi gấp sách lại chính là vấn đề hay hoặc dở của tác phẩm. Và điều này được quyết định bởi năng lực của mỗi nhà văn. Năng lực, tài năng của mỗi nhà văn một phần là do thiên phú và phải được nhà văn không ngừng bồi dưỡng, học hỏi và tôi luyện mà thành. Chính vì vậy mỗi nhà viết tiểu thuyết trước khi đặt bút viết ngoài việc phải định hướng cho mình một giải pháp xử lý dung lượng tiểu thuyết còn phải có sự chuyên tâm và trăn trở, “vật vã” với những vấn đề mình viết.

Trong cấu trúc nghệ thuật của một tác phẩm văn học, cốt truyện cũng trải qua những chặng đường khác nhau trong tiến trình vận động văn học. Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi trào lưu, khuynh hướng hoặc trong thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện trong tiểu thuyết nói riêng và thể tự sự nói chung có những biểu hiện khác nhau. Quan niệm truyền thống cho rằng cốt truyện là nội dung câu chuyện. Thực chất trong tác phẩm tự sự cốt truyện chính là sợi dây; sợi dây này sẽ xâu các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc đang diễn ra trong đó. Từ sự xâu kết này, chủ đề tư tưởng của tác phẩm đã được bộc lộ.

Ở giai đoạn văn học 1932 - 1945 tiểu thuyết có cốt truyện rõ ràng, những xung đột, diễn biến hành động xảy ra tuần tự theo thi pháp truyền thống. Tiêu biểu

cho cốt truyện kiểu này có tiểu thuyết Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng),

Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), …. Nam Cao là một trong những nhà văn đương thời xây dựng tiểu thuyết với dạng cốt truyện tâm lý. Tiểu thuyết Sống mòn

của ông đã vượt qua khuôn khổ truyền thống khi tác giả miêu tả một chuỗi tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật, không có sự kiện đặc biệt nào xảy ra trong truyện.

Giai đoạn 1945 - 1975, cốt truyện là phương tiện để nhà văn thể hiện cuộc sống và tính cách của nhân vật. Cốt truyện tiểu thuyết lúc này mang âm hưởng “anh hùng ca”, được xây dựng dựa trên hai tuyến đối lập địch - ta; tốt - xấu.

Thời kì đổi mới, văn học theo sự chi phối của quy luật cuộc sống, nghiêng về thể tài thế sự, đời tư. Cốt truyện trong tiểu thuyết hướng về những câu chuyện bình thường, nhỏ nhặt, gây cảm giác như là không có chuyện. Yếu tố thúc đẩy sự hình thành của cốt truyện là trạng thái tâm linh, những xung đột cá nhân. Sau thời kì đổi mới, tiểu thuyết đa dạng hơn trong nội dung phản ánh, tự do hơn trong hình thức diễn đạt. Bên cạnh những cốt truyện đầy kịch tính là những cốt truyện diễn tả sự xung đột trong tâm trạng con người. Tiểu thuyết có những cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc, nhưng cũng có những cuốn tiểu thuyết có cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, kết thúc mở. Có những cuốn tiểu thuyết dựa trên cốt truyện truyền thống như: Thời xa vắng (Lê Lựu), Dấn thân (Xuân Cang), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Tư thiên

(Xuân Thiều), Người trong ống (Vi Hồng), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường),

Hành lang phía Đông (Bùi Bình Thi), Vầng lửa ngũ sắc (Ngô Văn Phú), Cỏ thiêng

(Hồng Phi), …. Ở những quyển tiểu thuyết này đều có mở đầu, diễn biến, kết thúc. Cốt truyện có những sự kiện, biến cố chi phối tính cách và hành động của nhân vật. Bên cạnh đó cũng có những cuốn tiểu thuyết dựa trên thi pháp hiện đại. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Xuân Khánh, Khôi Vũ, Bảo Ninh, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, … có sự cố gắng rất lớn trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết. Cốt truyện trong tiểu thuyết của các nhà văn này thường lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn,

khó tóm tắt, khó kể lại. Các sự kiện, sự xuất hiện của từng nhân vật được triển khai theo mạch cảm xúc, suy nghĩ. Tiểu thuyết của các nhà văn này còn là những “pha” xen kẽ nhau giữa ý thức, tiềm thức, giấc mơ, thực tại, …

Một trong những nỗ lực sáng tạo đáng ghi nhận của các nhà viết tiểu thuyết đó là sử dụng dòng thời gian như là một yếu tố của cốt truyện. Ở một số tiểu thuyết như: Chim én bay, Ăn mày dĩ vãng, Cuộc đời dài lắm, Nỗi buồn chiến tranh, Một ngày và một đời, … sử dụng rất thành công thủ pháp đồng hiện trong cấu trúc tác phẩm. Lê Văn Thảo trong tiểu thuyết Một ngày và một đời bằng cách lắp ghép những mảnh vụn của quá khứ qua lời kể của các nhân vật để tái tạo kí ức, làm sống dậy cuộc đời của một nữ chiến sĩ biệt động vô danh.Với Chim én bay, Nguyễn Trí Huân để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bằng cách xây dựng dòng thời gian luôn chuyển động, thay đổi theo hồi ức. Và theo sự biến chuyển này của thời gian, nhà văn đi sâu vào khám phá diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh có cốt truyện theo dòng tâm trạng của nhân vật, bao gồm cả ý thức lẫn vô thức, nhân vật Kiên trong tiểu thuyết luôn sáng tạo trong trạng thái vô định của ý thức.

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong thi pháp cốt truyện tiểu thuyết hiện đại đó là xu hướng lắp ghép liên văn bản. Theo Trần Đình Sử, trong kết cấu của tiểu thuyết hiện đại, văn bản trần thuật được tổ chức như một tập hợp siêu văn bản, liên văn bản, nhân vật trong các tiểu thuyết này trở thành cái bóng, cái mặt nạ. Tiểu thuyết có kết cấu liên văn bản được tạo nên từ các chuỗi sự kiện bị cắt rời, nhiều khi trùng lặp, mâu thuẫn. Người trần thuật luôn dịch chuyển điểm nhìn, trần thuật từ nhiều góc độ. Như vậy, với kiểu kết cấu liên văn bản này, tiểu thuyết được hình thành bằng cách lắp ghép các mảnh cốt truyện, các mảnh tâm trạng không theo một trình tự hay dòng thời gian nào. Từ đây, những tình huống, những biến cố, những nhân vật như không quan hệ xích lại với nhau. Cùng với sự lắp ghép này là sự dịch chuyển điểm nhìn của người trần thuật, là khả năng sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ trong những quy định vừa chặt chẽ vừa co giãn của cấu trúc thể loại.

Một số tiểu thuyết như Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, … rất thành công với kiểu kết cấu liên văn bản.

Ở mức độ đơn giản, tiểu thuyết có kết cấu liên văn bản thường sử dụng các yếu tố ngoài cốt truyện như một dụng ý nghệ thuật. Nó bao gồm tiêu đề, tiêu đề phụ, lời mở đầu, lời đề tặng, lời bạt, chú thích, thông báo, … . Đây là những cái bên lề văn bản, chúng không phải là trọng tâm của nội dung tác phẩm nhưng chúng vẫn có quan hệ mật thiết với cốt truyện, giúp lí giải, làm sáng tỏ cốt truyện, mở rộng biên độ của chuyện được kể. Đọc tiểu thuyết từ sau năm 1986 ta dễ dàng tìm thấy nhiều tác phẩm có sự tham gia của các yếu tố này. Đấy là lời đề từ hàm súc, mượn từ các siêu mẫu (Đi tìm nhân vật, Và khi tro bụi ); lời bài hát, trích đoạn thơ mang vai trò bổ nghĩa, ẩn dụ hoá (Cõi người rung chuông tận thế, Thoạt kì thuỷ ); là đơn từ, các mẫu tin ngắn gọn và cả truyện ngắn (Đàn bà xấu thì không có quà), hoặc có thể là chát, comment, blog, entry của thế giới mạng (Blogger, Nháp) … . Cũng có trường hợp, yếu tố ngoài cốt truyện này lắng dưới phần sâu văn bản. Tiểu thuyết

Ngồi của Nguyễn Bình Phương ở cuối mỗi chương truyện luôn có tiếng mõ được lặp đi lặp lại tạo nên một thế giới đầy huyền bí với thời gian sự kiện bị nhạt đi, đời sống hiện tại vô định vẫn không ngừng tiếp diễn.

Tính liên văn bản trong tiểu thuyết còn thể hiện qua sự thâm nhập các thể loại khác vào trong văn bản, đây cũng là một trong những yếu tố làm co giãn cốt truyện. Tiểu thuyết có thể chứa trong chính nó: nhật ký, truyện, thơ, kí sự, thư từ, tham luận khoa học, huyền thoại, cổ tích, điển tích, … . Tiểu thuyết còn chứa trong nó một tiểu thuyết khác, đó là hình thức tiểu thuyết trong tiểu thuyết. Những hình thức liên văn bản này sẽ góp phần làm cho tiểu thuyết xuất hiện nhiều tiếng nói khác nhau, mở rộng tầm nhìn, không gian và thời gian sự kiện không còn xuất hiện theo trình tự của hiện thực mà lúc này chúng xuất hiện như những mảng cắt trong trí nhớ của con người. Hình thức tiểu thuyết dung nạp trong mình nhiều thể loại có thể tìm thấy qua nhiều tác phẩm như: Đức Phật, nàng Savitri và Tôi là dạng tiểu thuyết

có sự kết hợp giữa các huyền thoại, Thoạt kỳ thuỷ,Vân vy là dạng tiểu thuyết đan xen kịch, Cơ hội của chúa, Đi tìm nhân vật là dạng tiểu thuyết - nhật kí, tiểu thuyết - thư, Paris 11tháng 8 là dạng tiểu thuyết - phóng sự, Nỗi buồn chiến tranh, Và khi tro bụi là dạng tiểu thuyết trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết của các nhà văn Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà sử dụng khá phổ biến hình thức liên văn bản này. Đức Phật, nàng Savitri và Tôi của Hồ Anh Thái là tiểu thuyết du nhập vào trong mình các thể loại khác như: truyền thuyết, tư liệu lịch sử, kinh dục lạc, giáo pháp của Phật,…Tuy có nhiều thể loại khác du nhập vào nhưng tiểu thuyết lại có kết cấu rất chặt.

Như vậy, cốt truyện trong tiểu thuyết hiện đại không biến mất mà nó chỉ co giãn theo từng cấu trúc của mỗi tác phẩm. Tuỳ theo từng đề tài, từng dụng ý nghệ thuật mà các nhà văn có thể sáng tạo ra những cách thức thể hiện khác nhau để tác phẩm của mình đạt đến sự kết hợp nhuần nhuyễn cả nội dung và hình thức và chạm khắc được vào tâm khảm người đọc những dấu ấn không phai mờ theo thời gian.

Đổi mới về nghệ thuật trong tiểu thuyết tất yếu dẫn đến đổi mới về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thông qua nhân vật, nhà văn thể hiện sự quan tâm của mình đối với con người. Tiểu thuyết không chỉ khám phá lịch sử, phản ánh toàn bộ bức tranh của đời sống xã hội ở quá khứ, hiện tại mà còn đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của con người. Qua mỗi số phận của con người, bản chất của xã hội được bộc lộ. Chính vì vậy nghệ thuật xây dựng nhân vật sẽ là yếu tố chính chi phối toàn bộ các hình thức nghệ thuật biểu hiện khác.

Do sự chi phối của cuộc sống thời chiến, con người sống trong giai đoạn 1945-1975 là con người của cuộc sống tập thể, con người của cộng đồng. Con người trong văn học thời kì này là con người sống xả thân vì nghĩa lớn. Họ sống cho lý tưởng, sống hoà mình vào tập thể, ít có cơ hội sống với chính mình, đối diện với bản thân và bộc lộ những khát vọng cho riêng cá nhân mình. Thi pháp nhân vật giai đoạn này thường xuất hiện dưới hình thức nhà tiểu thuyết đứng thấp hơn nhân

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 35 - 46)