Khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 46 - 57)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái

Hồ Anh Thái là nhà văn thuộc thế hệ hậu chiến. Viết văn từ năm 18 tuổi, sau năm 1975 tác giả xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng độc đáo. Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn có sức viết rất bền bỉ và miệt mài với văn chương. Các tác phẩm của nhà văn luôn đem lại cho người đọc ấn tượng về một giọng văn trẻ trung, tươi mới mang đậm phong cách của con người thời đại mới. Có nhà phê bình đã phân kỳ tất cả các sáng tác của Hồ Anh Thái ra làm ba giai đoạn: tiền Ấn Độ, Ấn Độ và hậu Ấn Độ. Giai đoạn Ấn Độ được nhà phê bình tính từ lúc Hồ Anh Thái bắt đầu viết văn cho đến cuối những năm 1980. Giai đoạn Ấn Độ là giai đoạn trung tâm của sự phân kỳ nói trên, nó được khắc dấu bởi tập truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng Kim Tước. Giai đoạn Ấn Độ để lại dấu ấn của nhà văn trong quãng thời gian sáu năm (1988 – 1994). Đây là thời kỳ nhà văn sống và làm việc trên đất nước Ấn Độ, trong suốt thời gian này anh rất say mê và học tập văn hoá Ấn Độ. Giai đoạn hậu Ấn Độ được tính từ năm 1995 cho đến nay được đánh dấu bằng các tập truyện ngắn và tiểu thuyết như Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và diễn, Mười lẻ một đêm, … .

Trên cơ sở khảo sát tiểu thuyết Hồ Anh Thái viết từ năm 1986 đến nay, căn cứ vào sự vận động của tư duy tiểu thuyết và xu hướng nghệ thuật của nhà văn, chúng tôi phân kỳ các sáng tác tiểu thuyết Hồ Anh Thái ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất được tính từ năm 1986 đến năm 2000, giai đoạn thứ hai được tính từ sau năm 2000 đến nay.

1.2.1.Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến năm 2000

Hồ Anh Thái là một người đến với văn chương từ rất sớm và khởi lên tên tuổi của mình từ sau năm 1975. Điểm qua gia tài văn học của nhà văn từ năm 1986 đến nay có thể thấy tác giả tham gia viết rất nhiều thể loại như tản văn, tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết, … nhưng truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại mà nhà văn có nhiều thành công hơn cả. Tuy nhiên để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng

người đọc và khẳng định vị trí văn chương của Hồ Anh Thái trong thời kỳ đổi mới là tiểu thuyết. Khi khảo sát thể loại tiểu thuyết chúng tôi nhận thấy rằng các tác phẩm của nhà văn có sự khác biệt rất rõ nét giữa hai khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2000 và từ sau năm 2000 đến nay. Điều này giúp chúng ta nhận ra rằng Hồ Anh Thái là một người không ngừng nổ lực, tìm tòi và sáng tạo ra cái mới, mới cả trong hiện thực phản ánh và mới cả trong nghệ thuật. Để vươn đến sự thành công này hẳn không phải là một điều giản đơn. Với sự chuyên tâm và miệt mài với văn chương, nhà văn không bao giờ bằng lòng với chính mình, liên tục đổi mới, không lặp lại người khác và không lặp lại ngay cả chính mình. Hồ Anh Thái nói về quá trình lao động trên con đường văn chương của mình như sau: “Nếu như coi đọc và nỗ lực nghiên cứu là một cách học thì tôi là người học tập không ngừng. Nhưng việc học hành sẽ chỉ mang lại một hiệu quả vừa phải nếu như không có phương pháp. Tôi cũng may mắn tiếp nhận được phương pháp tốt từ những trường đại học có uy tín. Phương pháp đúng sẽ cho người ta hiểu được quy luật cuộc sống, mở ăng ten ra trên một diện rộng và đúng hướng, sàng lọc và nhận vào đúng những gì thực sự cần thiết.” [65, tr.252].

Điểm qua tiểu thuyết của Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các tác phẩm này đều có nội dung xúc tích, tình tiết chồng chéo ẩn chứa những vấn đề của thời đại và những triết lý về cuộc sống. Thế nhưng với từng ấy vấn đề như vậy lại được nhà văn họ Hồ đưa ra và giải quyết chỉ trong những cuốn tiểu thuyết có dung lượng ngắn: Vẫn chưa tới mùa đông dài 302 trang (khổ 13 x 19cm), Người và xe chạy dưới ánh trăng dài 308 trang (khổ 13 x 19cm), tuyển tập hai tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra có 386 trang,

Người đàn bà trên đảo dài 195 trang và Trong sương hồng hiện ra dài 191 trang (khổ 14,5 x 20,5cm), Cõi người rung chuông tận thế dài 241trang (khổ 13 x 20,5cm) , Đức Phật, nàng Savitri và Tôi dài 431 trang (khổ 13,5 x 20,5cm), Mười lẻ một đêm dài 318 trang (khổ 13,5 x 20,5cm), SBC là săn bắt chuột dài 343 trang (khổ 13 x 2cm ). Đây cũng là một điểm nổi bật trong thi pháp tiểu thuyết của nhà văn cũng là một đặc điểm của xu hướng viết tiểu thuyết ngắn giai đoạn từ năm 1986

đến nay. Với cách dồn nén và co lại về dung lượng trong tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái thực sự hướng ngòi bút của mình vào việc viết về nội dung chứ không phải là việc kể lại nội dung. Và như vậy nhà văn đã rất có ý thức trong việc xây dựng những tác phẩm của mình cho phù hợp với văn hoá đọc của ngày hôm nay.

Đến với dòng văn học Việt Nam giai đoạn năm 1986, tên tuổi Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng. Nhà văn mang đến cho văn đàn một giọng văn trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch với cái nhìn đa diện, đa chiều về hiện thực cuộc sống. Từ năm 1986 đến năm 2000 nhà văn đã giới thiệu với bạn đọc bốn tiểu thuyết: Vẫn chưa tới mùa đông (1986), Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987), Người đàn bà trên đảo (1988), Trong sương hồng hiện ra (1990). Có thể thấy rằng giai đoạn này nhà văn viết rất khoẻ, gần như mỗi năm có một quyển tiểu thuyết ra đời, hoà mình vào dòng chảy của văn học thời kỳ này. Cả bốn cuốn tiểu thuyết đều góp phần khẳng định vị trí văn chương của Hồ Anh Thái trên văn đàn, thể hiện được bản lĩnh của nhà văn trong việc chiếm lĩnh tầng sâu hiện thực với cái nhìn đậm chất nhân ái, nhân văn.

Tiểu thuyết với những đặc trưng thẩm mỹ của mình như là một thể loại gần gũi với cuộc sống, nguyên lý vận động của tiểu thuyết gần với nguyên lý vận hành chung của cuộc sống chính vì vậy nên tiểu thuyết “Là một cái gì giàu có như bản thân cuộc sống. Trong tiểu thuyết chúng ta có thể bắt gặp mọi thứ trong cuộc đời: những vấn đề triết học, văn nghệ, chính trị, quân sự, kinh tế, đạo đức mà nhân loại hằng quan tâm, sự hình thành tính cách con người, những nét tinh tế và phức tạp của tâm hồn, tấn bi kịch của một cá nhân, bức tranh có quy mô sử thi của một xã hội rộng lớn, hình ảnh đầy màu sắc rực rỡ của thiên nhiên, đất nước, …” [18, tr.395]. Với những ưu điểm ấy cùng với không khí dân chủ của thời kỳ này, tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 mở ra con đường đổi mới triệt để và quyết liệt trên mọi phương diện như cách nhìn hiện thực và thi pháp thể loại. Hiện thực được nhà văn nhìn nhận lúc này không phải dưới tư duy sử thi theo mạch cảm hứng ngợi ca mà là một hiện thực đa chiều theo mạch cảm hứng chiêm nghiệm, suy tư của nhà

văn. Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000 thể hiện được cái nhìn hiện thực đa chiều, đó là một hiện thực không phải như bản thân nó vốn có, vốn là như vậy mà là một hiện thực ở bề sâu với tất cả những thể nghiệm và suy tư của tác giả. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái giai đoạn này bộc lộ được một nền văn hoá Việt Nam đang phải cố gắng đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt trong sự căng thẳng giữa lớp người trẻ tuổi có năng lực với sự lười biếng, tham nhũng của những quan chức thủ cựu, quan liêu. Tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng phản ánh sự xung đột trong tâm trạng của một thế hệ trẻ trải qua tuổi thơ dữ dội trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Họ lớn lên khi đất nước thống nhất, mỗi người mỗi việc và ở họ có sự phân hoá tính cách rất rõ nét. Trong tiểu thuyết này nhà văn đã báo động sự xuất hiện của những con người bị mất nhân tính với lối sống đầy thủ đoạn như nhân vật Khuynh, Diệu. Điều khác biệt khi phản ánh hiện thực giữa nhà văn Hồ Anh Thái và các nhà văn non tay khác trong giai đoạn 1986 là cái ác trong mỗi con người theo nhà văn không phải là do xã hội lúc bấy giờ tạo ra. Bằng ngòi bút của mình, nhà văn đã dẫn dắt người đọc tự ngẫm ra rằng bản chất vị kỷ, sự nhố nhăng cũng như cái ác trong mỗi con người không phải hoàn toàn do thời hậu chiến gây ra mà nó chính là bản chất, khí tạng của một loại người. Trong những năm kháng chiến, sống giữa không khí hào hùng của cách mạng, bản chất này chưa có dịp bộc lộ ra hết. Vào thời bình, với sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường bản chất này có dịp bộc lộ rõ nét.

Từ năm 1986 nhiều tiểu thuyết đã phản ánh được hiện thực muôn màu với tất cả những mặt tốt và xấu của nó. Bốn cuốn tiểu thuyết Vẫn chưa tới mùa đông, Người và xe chạy dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra đều chứa đựng nội dung hiện thực mới mẻ và mang hơi thở của thời đại. Tuy nhiên nếu chúng ta nói thời kỳ đổi mới có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến quá trình đổi mới tư duy và nghệ thuật của các nhà văn thì điều này có vẻ không đúng với nhà văn Hồ Anh Thái. Nhà văn đã nói rằng đổi mới không ảnh hưởng gì tới đường hướng văn chương của mình, tác giả chỉ viết cho mình, cho bạn bè và người đọc vô hình chứ không viết vì mục đích duy nhất là xuất bản. Từ đây chúng tôi có thể nói

rằng cái bề sâu hiện thực mà Hồ Anh Thái phản ánh không chỉ có nguồn gốc từ thực tại mà còn bắt nguồn từ mong muốn thiết tha hướng con người và cuộc đời đến những giá trị thẩm mỹ, những đạo đức truyền thống của dân tộc. Hiện thực được phản ánh trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng chính vì vậy luôn ẩn chứa những triết thuyết của thời đại. Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra có một đoạn kể về nhân vật Đô cùng đồng đội trục vớt chiếc tàu bị đánh chìm trong quá khứ nhưng cũng qua đó thể hiện mối liên hệ giữa quá khứ và tương lai, giữa con người thời chiến và con người thời bình: “Nhưng quá khứ ấy, cũng như con tàu đắm kia, không được quyền ngủ yên dưới bãi sông. Một ngày nào đó, nó sẽ được khai quật lên, được thay đổi một số bộ phận, được sửa chữa và tân trang. Rồi con tàu ấy sẽ hú còi chạy trên sông Hồng, nhắc nhở mọi người về sự hiện diện của nó trong hiện tại” [63, tr.365]. Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo bộc lộ mô hình triết học cụ thể là triết lý thiền qua hình ảnh ông chú Chỉnh của Hoà trong những lần nổi giận đều cố gắng tỉnh tâm lại bằng cách ngồi vót mãi ngọn roi cho đến khi nguôi giận. Đây là nhân vật đã có được sự bình thản vô vi, là một kiểu cân bằng mà xã hội Việt Nam luôn muốn vươn tới. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ sau năm 1986 đến năm 2000 đi sâu vào quá khứ, đưa ra những lời giải đáp cho những băn khoăn về thực tại của con người thời kỳ đổi mới và đặt ra một câu hỏi lớn là con người đã làm gì để nhận những quả chát trong cuộc sống hôm nay và con người cũng cần phải làm gì để cho cuộc sống tương lai sẽ tốt đẹp và tử tế hơn ?.

Yếu tố dẫn đến sự thành công trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái phải kể đến quan niệm nghệ thuật về con người rất mới trong các sáng tác của nhà văn. Quan niệm về nghệ thuật con người đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống thi pháp văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Nhà văn không thể không miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng. Như vậy quan niệm nghệ thuật về con người là một phương tiện thiết yếu để sáng tạo ra nhân vật và nghệ thuật. Theo cách nghiên cứu truyền thống thì thường khi nhận diện nhân vật chúng ta chỉ quan tâm đến tính cách nhân vật là xấu hay tốt rồi sau đó tìm các chi tiết để chứng minh mà không chú ý đến phương diện nhà văn sở dĩ lựa chọn chi tiết ấy là do sự chi phối

bởi quan niệm nào. Ví dụ như các nhà văn giai đoạn 1945 – 1975 thường phản ánh quần chúng cách mạng qua hình tượng con người tập thể nhưng giai đoạn từ sau 1975 đặc biệt là vào thời kỳ 1986 các nhà văn lại chú trọng miêu tả con người cá nhân với những khát vọng đời thường. Theo Trần Đình Sử thì “Quan niệm nghệ thuật gắn liền với thế giới quan, với quan điểm triết học, chính trị. Nhưng nó có sự chuyển hoá từ quan niệm chính trị, quan niệm triết học sang quan niệm nghệ thuật. Quan niệm ấy gắn liền với phương tiện nghệ thuật. Do đó hình thức nghệ thuật mang tính quan niệm” [54, tr.24].

Văn học đổi mới là dòng văn học chuyển từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết với cảm hứng tư duy sử thi sang thế sự đời tư. Các nhà văn đã rất thành công trong việc phản ánh con người với tất cả sự đa diện, đa chiều của nó. Tiểu thuyết giai đoạn này thường đi vào quan tâm đến số phận của con người cá nhân. Họ là những con người bình thường với những bi kịch do chính họ tự tạo ra hoặc do hoàn cảnh tạo ra. Có thể nói tiểu thuyết Hồ Anh Thái chứa đựng hàng loạt các bi kịch. Có bi kịch của chỉ riêng một cá nhân. Bi kịch ấy được nhà văn xây dựng dựa trên sự đối nghịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa việc mong muốn vươn lên cái cao đẹp, thanh lọc nhưng luôn bị những cám dỗ về vật chất lôi ngược trở lại. Dân trong tiểu thuyết Vẫn chưa tới mùa đông luôn ở trong sự xung đột giữa cái xấu và cái tốt, giữa việc trở thành một sinh viên, một người bạn chân chính với việc sử dụng món tiền tiết kiệm của cả nhóm để kiếm một chút lợi nhuận từ tiền lãi khi hùn vốn với Lai. Khuynh trong Người và xe chạy dưới ánh trăng luôn lâm vào tâm trạng đầy phẫn uất khi muốn thoát ra khỏi sự ràng buột của Diệu nhưng lại đêm đêm phải cùng Diệu gối đầu chung một cái gối đôi, bên trong cái gối ấy có một vật cứng như hạt ngô. Dù đã nhiều lần bí mật quay đầu gối chứa vật cứng ấy về phía Diệu nhưng Khuynh lại vẫn gặp nó khi kê đầu lên gối. Bi kịch cá nhân con người hầu hết được các nhà văn thời kỳ đổi mới phản ánh khá rõ nét. Thời xa vắng của Lê Lựu kể về những xung đột, mâu thuẫn trong nhân vật Giang Minh Sài, đó là sự xung đột về hệ tư tưởng gia trưởng, sự xung đột trong khát vọng và hạnh phúc đôi lứa. Điều khác biệt trong ngòi bút miêu tả bi kịch cá nhân của nhà văn Hồ Anh Thái với các nhà

văn khác thời kỳ này đó chính là Hồ Anh Thái đã chỉ ra rằng những bi kịch xảy ra trong mỗi cá nhân con người có nguyên nhân bắt nguồn từ chính bản thân họ, Hồ Anh Thái không bao giờ quy kết những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi ấy là do hoàn cảnh, do nền kinh tế thị trường nên mới sản sinh ra những lỗi lầm của con người. Đây cũng là một hướng nhìn tích cực, giúp cho con người có trách nhiệm hơn đối với cá nhân mình và đối với xã hội.

Tiểu thuyết Hồ Anh Thái thời kỳ đổi mới không chỉ dừng lại ở việc phản ánh

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 46 - 57)