Phương pháp học tập và rèn luyện của sinh viên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 70 - 72)

Trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nghệ thuật thì sinh viên nghệ thuật cũng phải thay đổi cách học theo hướng: học cách thức đi tới sự hiểu biết nghệ thuật, tiến tới sáng tạo nghệ thuật. Coi

trọng sự khám phá và khai phá; học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp, học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết sử dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại như vi tính, internet,… để hỗ trợ học tập.

Tuy nhiên, thực tế thực trạng học tập của sinh viên nghệ thuật tồn tại rất nhiều vấn đề về thái độ học tập, phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện nghề nghiệp…

Trong luận văn, điều tra về sự đánh giá của sinh viên về tinh thần, thái độ học tập của sinh viên trong nhà trường (câu hỏi số 6 - bảng Phụ lục), chúng tôi thu được kết quả như sau: Mức độ đánh giá rất tốt chiếm 5%, tốt 20%, trung bình là 52%, yếu kém là 23%.

Một thực tế đáng buồn không chỉ xảy ra ở sinh viên các trường nghệ thuật, là khi đã thi vào được Đại học không ít sinh viên tỏ ra tự mãn, xem đại học chỉ là nơi tụ tập, xả hơi cùng chúng bạn thay vì trân trọng sự giảng dạy của thầy cô giáo và thành quả học tập của chính mình (điều đó cũng có lý do động cơ thi vào trường là do bố, mẹ và người thân chứ không do nhu cầu, sở thích, tính cách năng lực của sinh viên đó). Chính vì vậy, thái độ học tập các sinh viên đó trên giảng đường có những biểu hiện tiêu cực: Nghỉ học không có lý do, đa phần đi học muộn, trong giờ học làm việc riêng (nói chuyên, điện thoại, làm bài tập của những môn khác…). Các sinh viên đó hoặc không biết giảng viên giao bài tập gì về nhà, hoặc biết nhưng không làm, không chịu đọc sách, tài liệu mà giảng viên đã hướng dẫn. “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, những vẫn không thể đuổi kịp khối kiến thức của cả học kỳ, kết quả là thi không được thì thi lại, thi lại không được thì học lại, nếu học lại theo những lớp khác thì không học đủ buổi. Cuối cùng khi gần tốt nghiệp, phòng đào tạo và khoa lại phải bố trí cho các em học riêng.

Thái độ học tập của một số sinh viên như vậy khiến các giảng viên mệt mỏi, mất hứng thú trong mỗi giờ lên lớp (bởi vì thay vì để hết tâm sức vào

mạch bài giảng, giảng viên phải dừng lại để ổn định trật tự, nhắc nhở sinh viên làm việc riêng…). Việc sinh viên đến lớp không làm bài tập, không đọc giáo trình trước khiến cho giảng viên luôn luôn phải nhắc đi nhắc lại cho sinh viên từng nội dung bài học cho sinh viên vì sợ họ quên.

Đối với phương pháp học đại học, sinh viên nghệ thuật còn tồn tại nhiều vấn đề. Số sinh viên tìm cho mình được phương pháp học tích cực, chủ động chiếm tỷ lệ ít ỏi, còn đa phần biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các buổi thảo luận trên lớp; chỉ thích giảng viên giảng cho nghe hơn là chủ động hỏi, và tranh luận. Do đó sinh viên học chủ yếu trong vở ghi, giáo trình, tức là học chỉ để nắm kiến thức chứ họ không phát triển được năng lực tư duy tích cực.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên các trường nghệ thuật trên địa bàn hà nội (Trang 70 - 72)